Công nhân khu công nghiệp “nghèo vật chất, đói tinh thần”

Thu Hiền |

Cuộc sống nghèo nàn, những bữa cơm đạm bạc, sự thiếu thốn về đời sống tinh thần là những điều không còn xa lạ đối với những công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp  Thăng Long, Hà Nội.

Từ Thanh Hóa lên Hà Nội làm công nhân khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), vợ chồng chị  Tô Thị Nhàn phải chấp nhận sống trong căn phòng chật chội, nóng bức, diện tích khoảng 12m2, tại tại thôn Bầu, xã Kim Chung. Căn phòng nhỏ có giá thuê 800.000 đồng/tháng chỉ đủ kê một chiếc giường, bàn bếp ga, quạt điện và chiếc máy may chị mới mang ở quê lên.

Tranh thủ ngoài giờ làm Công ty, chị Nhàn nhận sửa quần áo, may khẩu trang để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Thu Hiền
Tranh thủ ngoài giờ làm Công ty, chị Nhàn nhận sửa quần áo, may khẩu trang để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Thu Hiền

Anh chị Nhàn lấy nhau đã gần 10 năm. Con trai lớn ở quê với ông bà nội, đứa bé đang học tại một trường mầm non tư thục gần dãy trọ. Chị Nhàn chia sẻ: “Thu nhập của hai vợ chồng mỗi tháng được hơn 8 triệu, phải co kéo lắm mới đủ trang trải chi phí sinh hoạt và đóng tiền học cho con. Nhiều lúc con ốm, nhà hết tiền, anh phải chạy xe ôm để kiếm thêm”.

Vừa tranh thủ sửa chiếc quần, chị Nhàn vừa tâm sự: “Ban ngày hai vợ chồng đi làm theo ca, tối về nghỉ ngơi, chơi với con. Tháng 4 vừa rồi nghỉ dịch COVID-19, tiền lương còn không đủ ăn. Công việc bấp bênh, chị phải xin vải dư thừa của các nhà máy để may khẩu trang đem bán. Nghỉ lễ 30.4, chẳng có điều kiện cho con đi khu vui chơi, cả gia đình quanh quẩn trong phòng. Cũng mấy tháng rồi chưa mua cho con bộ quần áo mới”.

Sống một mình trong căn nhà trọ ẩm mốc, anh Phạm Văn Nam (26 tuổi, quê Yên Bái) chăm chú bên chiếc điện thoại. “Sau giờ làm tôi chỉ biết về phòng trọ chơi game. Những hôm trời nóng quá, không ngủ được, mấy anh em trong dãy rủ nhau ra đầu ngõ uống trà đá. Cố gắng chắt bóp từng đồng để có tiền gửi về cho bố mẹ chữa bệnh. Nhiều lúc lên mạng thấy bạn bè đi du lịch chỗ này chỗ kia, mình cũng thèm nhưng nào dám nghĩ đến” anh Nam gượng cười.

Mộc góc khu nhà trọ giá rẻ của công nhân tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Thu Hiền
Mộc góc khu nhà trọ giá rẻ của công nhân tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Thu Hiền

May mắn hơn nhiều công nhân khác, anh Nguyễn Tiến Thanh (quê Hà Tĩnh) được Công ty hỗ trợ chỗ ở trong khu kí túc xá. Điều kiện vật chất tuy có tốt hơn nhưng đời sống tinh thần của anh và nhiều công nhân khác trong khu vẫn chưa được cải thiện.

Anh Thanh cho biết: “Quanh khu công nghiệp cũng có nhiều dịch vụ giải trí nhưng hầu hết là các quán karaoke, quán ăn, cà phê. Đồng lương ít ỏi của công nhân không đủ để đến những nơi như thế. Trong khuôn viên kí túc không có khu vui chơi thể thao cho công nhân cũng như con em của họ. Chỉ mong công ty quan tâm hơn đến các công nhân có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa – văn nghệ để các công nhân xa nhà như chúng tôi có điều kiện thư giãn sau những giờ lao động vất vả”...

Thu Hiền
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Công ty Yesum Vina không được vào làm việc

Nam Dương |

Sáng 12.5, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Yesum Vina (100% vốn Hàn Quốc, trú đóng tại Khu chế xuất Linh Trung 2, Quận Thủ Đức, TPHCM), đến công ty làm việc nhưng không được cho vào. Theo công nhân phản ánh thì họ không biết lý do.

Công nhân thắt chặt chi tiêu chờ tìm việc làm mới

Đình Trọng |

Dịch bệnh kéo dài khiến thu nhập giảm sâu, công nhân lao động (CNLĐ) ở Bình Dương phải xoay xở nhiều cách để vượt qua giai đoạn khó khăn. Sau đợt nghỉ lễ 30.4 vừa qua, nhiều CNLĐ chuẩn bị hồ sơ để đi tìm việc làm mới.

Trải lòng của nữ công nhân khu công nghiệp gần 30 tuổi "ngại" kết hôn

Bảo Hân |

“Lương thấp, tiền thuê phòng trọ, ăn uống, tiền gửi về quê cho bố mẹ,... nên suốt 10 năm đi làm công nhân mà em có dành dụm được đồng nào đâu. Tiền làm nhà cho bố mẹ còn chưa trả hết. Cũng vì thế nên em chưa muốn kết hôn, mặc dù năm nay đã gần 30 tuổi” - chị Hiền (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) chia sẻ.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Công nhân Công ty Yesum Vina không được vào làm việc

Nam Dương |

Sáng 12.5, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Yesum Vina (100% vốn Hàn Quốc, trú đóng tại Khu chế xuất Linh Trung 2, Quận Thủ Đức, TPHCM), đến công ty làm việc nhưng không được cho vào. Theo công nhân phản ánh thì họ không biết lý do.

Công nhân thắt chặt chi tiêu chờ tìm việc làm mới

Đình Trọng |

Dịch bệnh kéo dài khiến thu nhập giảm sâu, công nhân lao động (CNLĐ) ở Bình Dương phải xoay xở nhiều cách để vượt qua giai đoạn khó khăn. Sau đợt nghỉ lễ 30.4 vừa qua, nhiều CNLĐ chuẩn bị hồ sơ để đi tìm việc làm mới.

Trải lòng của nữ công nhân khu công nghiệp gần 30 tuổi "ngại" kết hôn

Bảo Hân |

“Lương thấp, tiền thuê phòng trọ, ăn uống, tiền gửi về quê cho bố mẹ,... nên suốt 10 năm đi làm công nhân mà em có dành dụm được đồng nào đâu. Tiền làm nhà cho bố mẹ còn chưa trả hết. Cũng vì thế nên em chưa muốn kết hôn, mặc dù năm nay đã gần 30 tuổi” - chị Hiền (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) chia sẻ.