Phòng dịch COVID-19 ngay từ khu nhà trọ công nhân

Hà Anh - Bảo Hân |

Bắc Ninh đang là trọng điểm của đợt dịch COVID-19 với việc cách ly hoàn toàn 1 huyện (Thuận Thành); có 43 người mắc, trong đó có 2 công nhân. Toàn tỉnh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung với khoảng 500.000 công nhân lao động. Ngoài việc phòng chống dịch nghiêm ngặt tại nơi làm việc, khu nhà trọ công nhân cũng là tâm điểm để phòng dịch COVID - 19. Nhiều công nhân khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) đã thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Không tụ tập, chỉ ra khỏi khu trọ khi thật cần thiết

Nằm sát bên Công ty Samsung, nên thôn Ô Cách, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh luôn đông đúc công nhân, hoạt động buôn bán diễn ra rất sôi động. Nhưng vào trưa chủ nhật (9.5), có mặt tại nơi đây, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến khung cảnh khá im ắng, bình lặng. Nhiều quán ăn, quán nhậu tại đây đã tạm đóng cửa để phòng, chống COVID-19; có quán vẫn mở nhưng chỉ bán mang về nhà. Một số công nhân đang mua các suất cơm hộp để mang về nhà; không còn cảnh công nhân tụ tập tại quán chè, trà chanh, cà phê...

Tại một quán ăn bình dân, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Hai (25 tuổi, công nhân Công ty Samsung) mua một suất cơm 25.000 đồng, mang về phòng trọ để dùng bữa trưa. Mặc dù có bếp, nhưng do ở một mình, ngại tự nấu cơm, anh Hai thường mua suất ăn ở ngoài quán vì thấy tiện lợi hơn. Khi chưa có dịch, anh ăn ngay tại quán, còn khi dịch diễn biến phức tạp thời gian gần đây, anh mang về, ăn ở phòng trọ.

“Bình thường, đi làm về, chúng tôi hay tổ chức nhậu nhẹt để xả stress, có thể ra ngoài quán hoặc là về phòng trọ; rồi đôi khi cũng hay đi “trà chanh chém gió” với bạn bè. Nhưng bây giờ, do dịch COVID-19 phức tạp, nên chúng tôi không còn có những hoạt động tụ tập đông người như vậy. Sau khi kết thúc giờ làm ở công ty, tôi chỉ về phòng trọ, chứ không đi đâu khác, tránh đến nơi đông người, chỉ khi nào cần thiết, như mua cơm, tôi mới đi ra ngoài”- anh Hai cho biết.

Cũng giống như anh Hai, chị Nông Thị Thế (sinh năm 1993, công nhân Công ty Samsung) cũng mua suất cơm hộp (25.000 đồng/suất) mang về phòng trọ dùng cho bữa trưa chỉ có cơm, đậu phụ, vài miếng thịt và rau. “Tôi không tự nấu ăn. Thường thì tôi hay ngồi ăn ở quán, nhưng thời gian này, tôi mang cơm về phòng trọ. Dịch diễn biến phức tạp như này nên cẩn thận là trên hết, hơn nữa, các quán cơm khu này hiện không cho khách ngồi ở quán mà cho khách mang về”- chị Thế cho hay. Vừa qua, chị cũng mua thêm một hộp khẩu trang y tế để đeo mỗi khi ra ngoài.

Chị Thế đang trọ một mình, còn chồng và 2 con đang ở Bắc Giang. Trước đây, mỗi tháng chị về quê 1-2 lần để thăm chồng con, còn hiện giờ, trước diễn biến mới của dịch COVID-19, chị dự định sắp tới sẽ tạm thời không về quê nữa để đảm bảo an toàn cho mình, người thân, chờ khi nào dịch “ổn ổn” rồi mới về. “Dịch phức tạp như này thì mình hạn chế được gì thì hạn chế, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người”- chị Thế nói.

Không chỉ công nhân sống một mình, các cặp vợ chồng công nhân cũng phải thay đổi nhiều thói quen, sinh hoạt để phòng dịch. Vợ chồng anh Vũ Ngọc Tiến (Công ty Vitalink) đang thuê trọ tại thôn Ô Cách, còn cháu nhỏ gần 2 tuổi đang được gửi về quê để ông bà chăm giúp. Quê ở Bắc Giang, nên trước đây, cuối mỗi tuần anh chị đều về quê thăm con nhỏ một lần; còn 3 tuần gần đây, do dịch COVID-19, nên anh chị đành ở lại phòng trọ, chưa về thăm con được.

Ngoài lý đo để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, anh Tiến cho biết thêm: “Về quê thời điểm này thì địa phương sẽ yêu cầu khai báo và cách ly, mất nhiều thời gian. Bình thường, vợ chồng tôi chỉ được nghỉ một ngày, nếu mà phải khai báo, cách ly nữa thì sẽ không có thời gian, lại ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, chúng tôi quyết định tạm thời không về nữa, dù rất nhớ cháu. Cháu cũng thường xuyên khóc đòi mẹ mỗi khi gọi điện video nói chuyện, nhưng vì an toàn chung của mọi người nên đành phải đợi thêm thời gian nữa mới về quê với cháu”.

Khu ký túc xá: Công nhân thay đổi thói quen để phòng dịch

Gần khu trọ do nhà dân xây cho công nhân là ký túc xá công nhân của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Bắc Ninh (SEV). Cuộc sống của công nhân tại khu ký túc cũng phải thay đổi trước diễn biến mới của dịch COVID-19.

Trước cửa ký túc xá, tay ôm thùng mỳ, tay xách túi cơm hộp, anh Trần Văn T. (công nhân SEV) vội vàng chia sẻ, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên anh hạn chế ra quán ăn, nhậu…

“Lãnh đạo và công đoàn cơ sở liên tục thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên hệ thống loa, bảng thông tin, mạng xã hội nên chúng tôi biết được hiện nay tại Bắc Ninh có nhiều ca bệnh COVID-19. Đặc biệt, công đoàn cơ sở luôn khuyến cáo anh chị em nhân viên phải thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế, hạn chế ra ngoài khi không có việc cần thiết, không tập trung ở chỗ đông người nên hôm nay chúng tôi ra quán cơm bình dân mua cơm về ký túc xá ăn cho an toàn” - anh T cho biết.

Trước đây, khi đợt dịch COVID-19 chưa xuất hiện, vào những dịp cuối tuần, buổi trưa, anh T và các đồng nghiệp trong khu ký túc xá cũng thường rủ nhau ra ngoài quán liên hoan, nhưng từ khi dịch bùng phát, việc ăn, nhậu ngoài quán không còn thực hiện.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các quán ăn, nhậu tại khu vực thôn Ô Cách, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã tạm thời đóng cửa nhiều ngày nay hoặc chỉ bán đồ mang về để phòng dịch.

Ông Trương Văn Chiến - chủ nhà hàng 79 - cho biết, cửa hàng của ông chủ yếu phục vụ công nhân. “Trước đây, nhất là thứ 5, 6 hằng tuần, rất đông công nhân ra quán để nhậu, nhưng 4-5 ngày nay, từ sự vận động của chính quyền xã, tôi đã tạm thời đóng cửa. Đóng cửa thì không có thu nhập, trong khi tiền thuê nhà (10 triệu đồng/tháng) vẫn phải trả, nên tôi khá khó khăn. Tôi mong dịch sớm được kiểm soát để cuộc sống trở lại bình thường”.

“Do hạn chế ăn, nhậu ở ngoài nên chúng tôi cũng tiết kiệm được “chút” tiền. Trước đây, mỗi bữa nhậu 6 người tốn khoảng 800.000 đồng, bọn tôi “góp” mỗi người hơn 130.000 đồng, cũng khá là tốn kém; còn nếu chỉ ăn uống bình thường thì sẽ tiết kiệm được hơn. Ví dụ, trưa nay, suất cơm tôi mua có giá 25.000 đồng; bữa tối “đổi món” tôi úp bát mỳ với xúc xích, không mất nhiều tiền” - anh T cho biết.

Chị Nguyễn Thị Hoa (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cũng là công nhân đang ở Ký túc xá SEV cho biết, hằng ngày chị cùng đồng nghiệp ăn trưa tại công ty, hôm nay (chủ nhật) không đi làm nên bữa trưa chị và bạn cùng phòng ra ngoài ăn cơm bình dân.

“Khi chúng tôi đến quán cơm quen thường ăn, thì chủ quán thông báo là không bán cho người ăn tại chỗ, chỉ bán cho người mang về, giá 25.000 đồng/suất, không tính tiền hộp đựng cơm, thức ăn, nước canh… Thấy hợp lý nên chúng tôi mua về ăn ở ký túc xá, vừa đảm bảo chống dịch COVID-19, vừa mát. Ăn xong lại vào mạng wifi phát miễn phí ở ký túc xá để giải trí” - nói qua lớp khẩu trang - chị Hoa cho biết.

Theo quan sát của phóng viên, nhiều công nhân mua đồ tại quán cơm bình dân và gọi đồ ăn từ nơi khác về để mang vào ký túc xá ăn. Trước khi đem đồ ăn qua cổng ký túc xá, lực lượng bảo vệ kiểm soát, yêu cầu công nhân phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt.

Hà Anh - Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Kiểm điểm lãnh đạo sở y tế lơ là phòng COVID-19: Có thể xử lý hình sự

Nhóm Pv |

Dịch COVID-19 đang nóng lên từng ngày, với những chùm ca bệnh ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, ở một số địa phương xảy ra hiện tượng các cán bộ lơ là, thiếu chủ động hay chậm trễ trong phòng dịch COVID-19. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Phương - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khoá XIV và ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Đà Nẵng: Xử phạt 161 triệu đồng các vi phạm về phòng dịch COVID-19

Hữu Long |

Ngày 10.5, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.Đà Nẵng cho biết, tính đến nay, các địa phương ở Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch với tổng số tiền gần 161 triệu đồng.

Đà Nẵng: Cách ly hàng trăm công nhân sau khi ghi nhận 1 ca COVID-19

Hữu Long |

Một công nhân làm việc trong Khu Công nghiệp An Đồn (Đà Nẵng) mắc COVID-19 nên ngành y tế đã cách ly 271 người có tiếp xúc gần.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Kiểm điểm lãnh đạo sở y tế lơ là phòng COVID-19: Có thể xử lý hình sự

Nhóm Pv |

Dịch COVID-19 đang nóng lên từng ngày, với những chùm ca bệnh ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, ở một số địa phương xảy ra hiện tượng các cán bộ lơ là, thiếu chủ động hay chậm trễ trong phòng dịch COVID-19. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Phương - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình khoá XIV và ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Đà Nẵng: Xử phạt 161 triệu đồng các vi phạm về phòng dịch COVID-19

Hữu Long |

Ngày 10.5, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.Đà Nẵng cho biết, tính đến nay, các địa phương ở Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch với tổng số tiền gần 161 triệu đồng.

Đà Nẵng: Cách ly hàng trăm công nhân sau khi ghi nhận 1 ca COVID-19

Hữu Long |

Một công nhân làm việc trong Khu Công nghiệp An Đồn (Đà Nẵng) mắc COVID-19 nên ngành y tế đã cách ly 271 người có tiếp xúc gần.