Quá trình tái cơ cấu Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam:

Công đoàn chăm lo đời sống người lao động

trần kiều |

Từ khi bước vào thực hiện tái cơ cấu, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) gặp không ít những khó khăn. Phát huy vai trò và năng lực của mình, tổ chức Công đoàn của tổng công ty đã góp phần không nhỏ vào quá trình tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đơn vị thực hiện công cuộc tái cơ cấu đúng với chỉ đạo của Chính phủ.

Nhiều khó khăn

Hoạt động sản xuất kinh doanh của SBIC bị ảnh hưởng nặng nề từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vào giữa năm 2008. Đại diện SBIC cho biết, từ chỗ có khoảng 28.000 người năm 2012 làm việc thì đến nay, DN chỉ còn hơn 9.000 người lao động (NLĐ) thuộc 8 đơn vị được giữ lại sau tái cơ cấu, nằm trên nhiều tỉnh thành cả nước với chức năng ngành nghề chính là đóng và sửa chữa tàu, các phương tiện đường thuỷ, dịch vụ cảng, thiết kế công nghiệp… Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải, trong nhiều năm qua, tổng công ty (TCTy) đang triển khai công tác tái cơ cấu doanh nghiệp (DN).

Từ năm 2014 đến nay, các DN tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tiền lương bình quân của NLĐ thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng tiền lương của LĐ cùng ngành nghề trên thị trường. Do đó, việc không thu hút, động viên được NLĐ ở lại làm nhiệm vụ tái cơ cấu, duy trì sản xuất kinh doanh nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Mặt khác, trong điều kiện khó khăn về sản xuất kinh doanh, một số DN trong TCty rơi vào tình trạng thiếu việc, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên khi chấm dứt hợp đồng lao động không chốt được sổ BHXH cho NLĐ.

Những khó khăn, vướng mắc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng cán bộ, đoàn viên và hoạt động của tổ chức Công đoàn (CĐ).

Đảm bảo chức năng quản lý, bảo vệ quyền lợi NLĐ

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức, đồng hành cùng DN tháo gỡ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu... CĐ SBIC đã tham gia ý kiến cùng với người sử dụng lao động trước khi ban hành các quy chế, quy định có liên quan đến chế độ chính sách đối với NLĐ như quy chế trả lương, thưởng; bố trí nơi làm việc, phương tiện...

Hằng năm, CĐ SBIC còn phối hợp với Tổng Giám đốc TCty xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nơi làm việc; chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở (CĐCS) tổ chức hội nghị NLĐ nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp, quyền làm chủ, tạo điều kiện để NLĐ được biết, tham gia ý kiến, giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình... Nhờ đó, nhiều NLĐ đã gắn bó, đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, thực hiện công cuộc tái cơ cấu đúng với chỉ đạo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, CĐ SBIC cũng thường xuyên hướng dẫn các CĐCS hoạt động, hỗ trợ tối đa, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà cơ sở gặp phải trong quá trình hoạt động.

Theo ông Kiều Hưng - Phó Tổng Giám đốc TCty SBIC, đơn vị hiện tiếp tục triển khai tái cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo; đồng thời, đề án tái cơ cấu SBIC cũng đang được xem xét, hoàn thiện.

“Những khó khăn của DN đã ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ. Chính vì vậy, sự đồng hành, chia sẻ và xử lý những khó khăn giữa các bên liên quan là rất cần thiết” - ông Kiều Hưng cho hay.

Trong và sau cổ phần hoá, tái cơ cấu DN, các vấn đề việc làm, chính sách đối với NLĐ cũng như vai trò của tổ chức CĐ vô cùng quan trọng. Ông Trần Bá Thành - Chủ tịch CĐ SBIC - khẳng định: “Để quá trình tái cơ cấu DN gắn với đảm bảo việc làm, đời sống NLĐ đạt hiệu quả, CĐ SBIC sẽ bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành, Tổng LĐLĐVN và nghiên cứu các hình thức, nội dung hoạt động làm sao cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra”.

trần kiều
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Các KCN Đồng Tháp: Nhiều nỗ lực chăm lo cho đoàn viên, CNLĐ

Thanh Nhàn |

Ngày 24.7, Công đoàn Các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8 (khóa II) mở rộng, sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và sơ kết phong trào thi đua giai đoạn I năm 2020. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có bà Đặng Thị Kim Đang – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp và ông Nguyễn Phước Cường – Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Đồng Tháp.

Đẩy mạnh chăm lo đời sống cho công nhân viên chức lao động

PHÚC ĐẠT |

“Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức lao động, vì lợi ích thiết thực của đoàn viên” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của LĐLĐ Thừa Thiên Huế đặt ra tại Hội nghị "Điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động giai đoạn 2016- 2020 và Biểu dương, khen thưởng phong trào thi đua Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” giai đoạn 2010- 2020” diễn ra ngày 24.7, tại 100 Phạm Văn Đồng (TP.Huế).

Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...

Di cung hoán số của “thầy” bắt ma Cao Anh chỉ là tà thuyết

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động về các hoạt động thu tiền làm lễ di cung hoán số, trục vong và bắt ma, giải âm binh diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua tại Linh Quang Điện của người đàn ông tự xưng là “thầy” Cao Anh, thầy Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM - khẳng định: Đây chỉ là tà thuyết.

Vắng người thuê, nhiều tiệm trả mặt bằng, shophouse tại khu đô thị ế ẩm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Những căn shophouse, nhà phố từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” với lợi ích kép vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng vốn được giới đầu tư rất ưa chuộng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù các hoạt động kinh doanh đã hồi phục trở lại, nhưng tại một số khu đô thị, khu dân cư tại TPHCM nhà phố thương mại vẫn rơi vào cảnh bỏ không, ế ẩm.

35 năm sự kiện Gạc Ma: Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động luôn động viên kịp thời

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng - Ông Lê Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa Đà Nẵng nói, nhiều năm nay, Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động luôn có những động viên, tri ân… kịp thời đến thân nhân gia đình những liệt sĩ Gạc Ma.

Thông điệp của ông Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier tiếp tục trộn lẫn đội hình tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam và áp dụng chung một giáo án trên cùng một sân tập.

Bộ Y tế: Khắc phục bằng được vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

Thùy Linh |

"Dù khó khăn thế nào cũng phải khắc phục bằng được, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Có thể thiếu thuốc này nhưng có thuốc khác thay thế hoặc thiếu trang thiết bị này thì có loại khác"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói. 

Công đoàn Các KCN Đồng Tháp: Nhiều nỗ lực chăm lo cho đoàn viên, CNLĐ

Thanh Nhàn |

Ngày 24.7, Công đoàn Các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8 (khóa II) mở rộng, sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và sơ kết phong trào thi đua giai đoạn I năm 2020. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có bà Đặng Thị Kim Đang – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp và ông Nguyễn Phước Cường – Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Đồng Tháp.

Đẩy mạnh chăm lo đời sống cho công nhân viên chức lao động

PHÚC ĐẠT |

“Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức lao động, vì lợi ích thiết thực của đoàn viên” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của LĐLĐ Thừa Thiên Huế đặt ra tại Hội nghị "Điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động giai đoạn 2016- 2020 và Biểu dương, khen thưởng phong trào thi đua Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” giai đoạn 2010- 2020” diễn ra ngày 24.7, tại 100 Phạm Văn Đồng (TP.Huế).

Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...