Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...

Cần xác định những việc cần làm ngay

Báo cáo của Chính phủ mới đây do Bộ trưởng Bộ KHĐT thừa ủy quyền ký gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đặc biệt nhấn mạnh, trong bối cảnh lúc này, an sinh xã hội là vấn đề cấp bách nhất với người dân. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm cần xác định những việc cần làm ngay để có những phản ứng chính sách kịp thời và chủ động xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây cũng là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đang thực hiện lâu nay, bổ sung các ngành nghề, chuỗi cung ứng mới để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc về dịch bệnh toàn cầu; hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp toàn cầu và khu vực trong xử lý các cú sốc kiểu COVID-19.

Đặt trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh do COVID-19 ngày càng lan rộng như hiện nay, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp cần tăng cường tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu thị trường và mở rộng thị trường quốc tế, đồng thời chú trọng thị trường nội địa, đưa hàng hóa nông sản Việt vào tiêu thụ tại các siêu thị và các chuỗi cửa hàng.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, đây là lúc các ngành hàng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa và triển khai thực chất hơn chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, cơ cấu lại thị trường, đối tác hạn chế rủi ro, giảm bớt sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài thị trường trọng điểm.

Lấy ví dụ với ngành dệt may và da giầy, sự đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu từ thị trường Trung Quốc cho thấy, nếu không cải thiện tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một nguồn cung nguyên vật liệu, các doanh nghiệp Việt sẽ khó có khả năng chống đỡ với các biến động lớn và tương tự trong tương lai. Dĩ nhiên việc đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu đối với nhiều doanh nghiệp là không  dễ dàng do chi phí có thể sẽ tăng cao, nhưng đây là thực tế mà các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng trong bối cảnh thế giới luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn như hiện nay.

Thay đổi để tăng sức chống chịu

Dữ liệu từ Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy, chỉ riêng trong quý I/2020, có tới 34.889 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, trong số này có tới 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tương đương mức tăng tới 26% so với cùng kỳ 2019.

Diễn biến doanh nghiệp rút mạnh khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa. Thực tế này đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành hiện nay cần được đẩy nhanh, đẩy mạnh hơn nhưng cũng đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp tự thân phải có biện pháp điều chỉnh uyển chuyển để thích ứng với khó khăn thực tế hiện tại cũng như tăng cường khả năng chống chịu trong tương lai.

Ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) cho biết, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, người dân có xu hướng hạn chế đến những nơi tập trung đông người, trong đó có các trung tâm thương mại và siêu thị. Việc này đã hạn chế sức mua, tuy nhiên trong cái khó ló cái khôn, Vissan tận dụng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình để tạo các kho chứa hàng hoá, áp dụng hình thức bán hàng qua điện thoại.

Theo ông Dũng, hình thức này không phải mới trên thị trường nhưng lại rất mới mẻ với chính doanh nghiệp, vừa giải quyết được bài toán người dân không đến nơi đông người, vừa thay đổi cách thức bán hàng. Đó là điểm sáng, là cơ hội mà chúng tôi tìm được trong dịch COVID-19.

“Đặc biệt, chúng tôi đã chuyển lao động phục vụ ở mảng tươi sống qua mảng chế biến. Dù số lao động này chưa thành thục nhưng đào tạo sẽ nhanh hơn so với tuyển mới bên ngoài” - ông Dũng chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng hình thức phân phối sản phẩm qua gọi điện thoại đặt hàng hoặc đặt hàng trên các nền tảng trực tuyến và việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh này đang mang lại những hiệu quả cao, rõ rệt. Dẫn ví dụ hãng bán lẻ Saigon Co.op, ông Hà Anh Tuấn - CEO Vinalink cho biết, sau khi xác định doanh số bán hàng trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh, Saigon Co.op đã ngay lập tức chuyển sang bán hàng qua kênh điện thoại và kênh trực tuyến. Theo ông Tuấn, một số doanh nghiệp khác cũng có doanh số tăng trưởng rất mạnh nhờ các nền tảng trực tuyến như sàn Tiki, Lazada… tăng 300% so với ngày thường.

Cần đánh giá đúng để hỗ trợ đúng

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, ở thời điểm hiện nay, cùng với các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng cũng đang đẩy mạnh việc cho vay mới với lãi suất ưu đãi. Tại nhiều ngân hàng giảm tới hơn 2%/năm hoặc hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay khôi phục sản xuất kinh doanh ngay trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay cũng như khi dịch qua đi.

Tính đến cuối tháng 3.2020, các ngân hàng trên cả nước bước đầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho trên 12.000 khách hàng với dư nợ 13.500 tỉ đồng. Đồng thời, thực hiện và tiếp tục xem xét miễn giảm lãi vay cho gần 36.000 khách hàng với dư nợ trên 91.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, các ngân hàng đến nay cũng cho vay mới đối với 47.000 khách hàng với doanh số cho vay đạt gần 80.000 tỉ đồng. Doanh số hỗ trợ từ phía các ngân hàng sẽ còn tăng mạnh trong các tháng tới khi các ngân hàng cam kết sẽ cho vay ưu đãi tới 285.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, dù là chương trình được triển khai trên diện rộng với số đông ngân hàng tham gia và các giải pháp được thực hiện theo hướng dẫn chung của NHNN tại Thông tư 01/2020, quyết định cơ cấu nợ và miễn giảm lãi suất cho vay cụ thể như thế nào và bao nhiêu lại tùy thuộc vào quyết định và tình hình tài chính tại mỗi ngân hàng.

Theo đánh giá của Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng, trong bối cảnh hiện nay, các chính sách hỗ trợ cần lưu ý đến một thực tế rằng nhiều doanh nghiệp đang cần được cơ cấu thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn giảm phí, lãi vay với các khoản vay hiện hữu hơn là vay mới.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho rằng, ngân hàng đánh giá trong số hơn 100 nghìn tỉ đồng dư nợ chịu tác động của dịch COVID-19 có khoảng 50 nghìn tỉ đồng cần xem xét cơ cấu lại nợ và không chuyển nhóm nợ.

“Tuy nhiên cơ chế để cơ cấu lại nợ phải xác định khả năng trả nợ đúng hạn theo thời gian cơ cấu. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ giải quyết thấu đáo nhất những khách hàng không có khả năng trả nợ do dịch COVID-19, xác định họ có thời gian trả nợ đúng hạn sau thời gian cơ cấu lại nợ” - ông Thành nhấn mạnh.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...

Đồng hành cùng doanh nghiệp, vì việc làm, đời sống của NLĐ

LINH CHU |

Từ đầu năm 2019 đến nay, các cấp Công đoàn (CĐ) TCty Hàng hải Việt Nam đã chủ động phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của NLĐ, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước… qua đó đảm bảo thu nhập cho NLĐ, góp phần vào sự ổn định và phát triển của từng doanh nghiệp và toàn TCty.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...

Đồng hành cùng doanh nghiệp, vì việc làm, đời sống của NLĐ

LINH CHU |

Từ đầu năm 2019 đến nay, các cấp Công đoàn (CĐ) TCty Hàng hải Việt Nam đã chủ động phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của NLĐ, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước… qua đó đảm bảo thu nhập cho NLĐ, góp phần vào sự ổn định và phát triển của từng doanh nghiệp và toàn TCty.