Cần có cơ quan độc lập đánh giá, phản biện về mức sống tối thiểu

Nam Dương |

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Ủy viên Thường vụ, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam - cho rằng cần có cơ quan độc lập đánh giá, phản biện về mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng tiền lương tối thiểu.

Luật sư Hậu cho rằng trong nhiều năm qua, Hội đồng tiền lương quốc gia khi họp bàn về tăng lương tối thiểu vùng, thì một trong những yếu tố quan trọng để tính mức tăng lương là căn cứ vào đánh giá mức sống tối thiểu.

Theo dõi qua báo chí, các cuộc họp về tiền lương tối thiểu của Hội đồng tiền lương Quốc gia những năm gần đây được tranh luận khá gay gắt giữa đại diện của người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam và đại diện của giới chủ là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Điều này thể hiện tính dân chủ trong xây dựng quy định pháp luật, cụ thể là quy định về tiền lương tối thiểu.

Tuy nhiên, theo luật sư Hậu, mức sống tối thiểu chỉ là 1 trong 7 yếu tố để xây dựng mức lương tối thiểu, trong đó còn có: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; tương quan với mức lương trên thị trường; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng cần có cơ quan độc lập đánh giám phản biện về mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng quy định về tiền lương tối thiểu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng cần có cơ quan độc lập đánh giá phản biện về mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng quy định về tiền lương tối thiểu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thông thường, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ căn cứ vào kết quả của bộ phận kỹ thuật cung cấp để xem xét. Theo luật sư Hậu, để cho khách quan, tránh nhìn nhận chủ quan, thì cần có cơ quan độc lập đánh giá về mức sống tối thiểu để làm căn cứ cho Hội đồng tiền lương quốc gia xem xét, tránh tình trạng các cơ quan tham gia Hội đồng tiền lương Quốc gia lại dựa trên kết quả khảo sát của mình để làm cơ sở thương lượng, sẽ không khách quan.

Nghiên cứu, đánh giá về mức sống tối thiểu của cơ quan độc lập thực hiện, cần phải được công bố công khai để các cơ quan có chức năng tham gia giám sát, phản biện như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay Liên đoàn Luật sư Việt Nam, là những nơi có các chuyên gia có khả năng, trình độ để phân tích, đánh giá, phản biện lại trước khi cung cấp cho Hội đồng tiền lương quốc gia tham khảo, sử dụng.

“Mục tiêu của việc phản biện này là để khi xây dựng pháp luật, ở đây là quy định về mức lương tối thiểu, phải phù hợp với thực tiễn, tránh chủ quan, duy ý chí của người ban hành quy định, để pháp luật khi đi vào cuộc sống thì không thể thực hiện được hoặc thực hiện một cách gượng ép, là mầm mống cho các tranh chấp trong quan hệ lao động”, Luật sư Hậu nói.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Cách tính mức sống tối thiểu: quá lạc hậu, phi thực tế

Anh Đào |

Nghĩa, mất 600 ngàn đồng tiền thuê trọ mỗi tháng. 600 ngàn, rẻ nhất, “tối giản” nhất: Dùng nhà vệ sinh chung, đủ kê 1 chiếc giường. Trong khi đó công thức tính tiền lương tối thiểu, tiền thuê nhà được xác định chỉ 194 ngàn đồng/người/tháng.

Lương tối thiểu vùng: Cần cơ quan độc lập xác định mức sống tối thiểu

Quế Chi |

Vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia có phiên họp về lương tối thiểu vùng. Mức sống tối thiểu là yếu tố quan trọng để xác định lương tối thiểu vùng, nhưng hiện nay, chưa có cơ quan nào đảm nhận việc xác định mức sống tối thiểu.

Lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu 15%!

Anh Đào |

Năm 2019, có những nữ công nhân nghèo khó đến mức phải đi “đẻ thuê”. Từ năm đó đến nay, chi phí sinh hoạt tăng với hai con số. Trong khi lương thì chưa tăng dù chỉ 1 đồng.

Lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%

Minh Hương |

Ông Mai Đức Chính - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia (giai đoạn 2013-2018) - nhận định, lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Lương ở mức thấp, giá các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu có chiều hướng tăng khiến đồng lương của công nhân tụt xa so với chi phí sinh hoạt. Vì thế, họ luôn có nhu cầu tăng gia tăng thu nhập dù cảm thấy đuối sức.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Cách tính mức sống tối thiểu: quá lạc hậu, phi thực tế

Anh Đào |

Nghĩa, mất 600 ngàn đồng tiền thuê trọ mỗi tháng. 600 ngàn, rẻ nhất, “tối giản” nhất: Dùng nhà vệ sinh chung, đủ kê 1 chiếc giường. Trong khi đó công thức tính tiền lương tối thiểu, tiền thuê nhà được xác định chỉ 194 ngàn đồng/người/tháng.

Lương tối thiểu vùng: Cần cơ quan độc lập xác định mức sống tối thiểu

Quế Chi |

Vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia có phiên họp về lương tối thiểu vùng. Mức sống tối thiểu là yếu tố quan trọng để xác định lương tối thiểu vùng, nhưng hiện nay, chưa có cơ quan nào đảm nhận việc xác định mức sống tối thiểu.

Lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu 15%!

Anh Đào |

Năm 2019, có những nữ công nhân nghèo khó đến mức phải đi “đẻ thuê”. Từ năm đó đến nay, chi phí sinh hoạt tăng với hai con số. Trong khi lương thì chưa tăng dù chỉ 1 đồng.

Lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%

Minh Hương |

Ông Mai Đức Chính - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia (giai đoạn 2013-2018) - nhận định, lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Lương ở mức thấp, giá các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu có chiều hướng tăng khiến đồng lương của công nhân tụt xa so với chi phí sinh hoạt. Vì thế, họ luôn có nhu cầu tăng gia tăng thu nhập dù cảm thấy đuối sức.