Lương tối thiểu còn quá xa mức sống tối thiểu

QUẾ CHI - HÀ ANH |

Hôm nay (11.7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp để thảo luận về mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Trước đó, vào chiều 10.7, Tổng LĐLĐVN tổ chức Tọa đàm về mức sống tối thiểu, tình hình đời sống, thu nhập của NLĐ; đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Nhiều ý kiến cho rằng, lương tối thiểu vẫn còn quá xa mức sống tối thiểu.

Lương không đủ sống gây ra rất nhiều hệ lụy

Chị Nguyễn Thị Ngọc (quê Thái Nguyên, công nhân KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội) cho biết, tổng thu nhập của chị trong 1 tháng chỉ 6 triệu đồng; cộng với thu nhập của chồng được tổng cộng 12 triệu đồng. Với mức thu nhập này, anh chị phải chi tiêu dè dặt lắm thì mới tạm ổn. “Nhưng với điều kiện là không ốm đau, tai nạn. Còn nếu không may xảy ra chuyện đó, chắc chắn sẽ không đủ mà phải vay mượn thêm tiền rồi đến khi có lương mới trả sau”- chị Ngọc chia sẻ.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - chia sẻ: Hiện có rất nhiều công nhân (CN) khi ốm đau không đủ tiền để trang trải viện phí và thuốc men, rơi vào tình trạng nợ nần. Thậm chí, họ phải bán cả phương tiện đi lại, có người bệnh nặng phải bán cả nhà. Báo chí và truyền thông hiện đưa tin rất nhiều về thực trạng “tín dụng đen” trong CNLĐ. Nhiều CN đang phải cầm cố thẻ ATM để vay tín dụng đen chi tiêu trong cuộc sống.

Theo ông Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện CN-CĐ, hiện nay, do lương thấp, nhiều CN đã bị “tha hóa”, trong đó có tình trạng nữ CN phải làm dịch vụ mang thai hộ, đẻ thuê. Ông Thọ cho biết, ông đã gặp trường hợp CN mang thai thuê, đẻ thuê để kiếm được số tiền 10.000USD. “Khi tôi hỏi chuyện, chị này hỏi ngược lại rằng, nếu không làm việc này thì phải làm gì để có được số tiền trên. Lương CN giành dụm bao nhiêu năm thì mới có được?” - ông Thọ kể lại.

Nếu NLĐ có lương không đủ sống sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sự phát triển và ổn định của đất nước. Tổng LĐLĐVN cho biết, lương không đủ sống là nguyên nhân của 80% các cuộc đình công diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Lương không đủ sống không kích thích người lao động (NLĐ) làm việc, làm việc không năng suất và ảnh hưởng tới sự phát triển của DN. Một điểm quan trọng là lương thấp sẽ không kích thích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mà vẫn bị hút vào sử dụng lao động giá rẻ. Như vậy, không tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. NLĐ lương thấp sẽ phải làm thêm giờ để kiếm sống, không có thời gian nghỉ ngơi bù đắp sức khỏe, không có thời gian học tập nâng cao trình độ,…

Cần có cơ quan xác định mức sống tối thiểu

Tại hội thảo, mức sống tối thiểu là một nội dung được nhiều đại biểu đóng góp ý kiến. Ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, để có căn cứ đề xuất mức tăng LTTV năm 2020, vấn đề quan trọng là xác định được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ quan chính thức được pháp luật quy định có thẩm quyền nghiên cứu và chính thức công bố mức sống tối thiểu của NLĐ mà nhiệm vụ này đang được giao cho bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia tính toán để tham khảo. Kết quả tính toán này cũng không dễ được các bên chấp nhận. Buổi toạ đàm này nhằm làm rõ cung cấp thông tin theo đề nghị của các cơ quan báo chí, giúp thêm cứ liệu để các thành viên của tổ chức CĐ thương lượng thảo luận tại Hội đồng tiền Quốc gia.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, mức sống tối thiểu là một mức sống đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của con người, bao gồm thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở phù hợp, các tiện ích, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại và giáo dục, quan hệ xã hội, cùng với một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai và các sự việc bất khả kháng xảy ra.

Ông Quảng cho hay, trong xác định mức sống tối thiểu, Tổng LĐLĐVN chấp nhận theo số liệu và phương pháp tính toán của Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Tuy nhiên, cần xác định lại tỷ lệ lương thực thực phẩm/phi lương thực, thực phẩm. Đối với tính chi phí lương thực thực phẩm, rổ hàng hóa Tổ kỹ thuật đưa ra là dựa trên thói quen tiêu dùng của nhóm dân cư có mức tiêu dùng thấp là nhóm 2 và 3 trong 10 nhóm dân cư (nhóm 10 có mức tiêu dùng bình quân cao nhất). Mức đề xuất tăng 5,2% của Tổ kỹ thuật đưa ra mới chỉ đáp ứng được tổng lượng calo theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng (là 2.300 calo) nhưng không đảm bảo chất lượng bữa ăn.

Bên cạnh đó, đối với cách tính chi phí phi lương thực, thực phẩm để trang trải các chi phí khác ngoài thức ăn: Tổ kỹ thuật tính tỉ lệ lương thực thực phẩm/ phi lương thực thực phẩm là 48/52, tức 48% là chi phí cho lương thực thực phẩm thì 52% là chi phí cho phi lương thực, thực phẩm. “Đất nước càng phát triển, cuộc sống con người được cải thiện thì chi tiêu cho phi lương thực thực phẩm sẽ cao hơn. Chi phí phi lương thực, thực phẩm bao gồm cả chi phí dự phòng và phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau, bệnh tật,…” - ông Quảng cho biết.

Nhiều ý kiến đồng tình, cuộc sống thay đổi, đi lên, nhu cầu sống tối thiểu cũng sẽ phải thay đổi. Quốc gia nào phát triển, nhu cầu sống tối thiểu càng cao. Ví dụ, hiện nay, xem truyền hình, dùng Internet, điện thoại động,… phải được coi là mức sống tối thiểu…

Cũng có ý kiến cho rằng, quốc tế quan niệm LTT phải là lương đủ sống, tức là tối thiểu đủ sống hay đủ sống ở mức tối thiểu. Muốn làm được như vậy, cần thay đổi phương pháp tính toán mức sống tối thiểu ở Việt Nam. Phương pháp tính của Việt Nam được áp dụng từ 10 năm trước, không còn phù hợp với nhu cầu cuộc sống và trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay. Nên nếu vẫn tiếp tục tính như vậy, sẽ không đảm bảo LTT đủ sống cho NLĐ của hôm nay.

Cuối tháng, nhiều công nhân chỉ ăn cơm chan canh suông

Theo bà Văn Thu Hà, chuyên gia đến từ tổ chức Oxfam, lương không đủ sống mang lại nhiều hệ lụy đến CNLĐ. Theo một nghiên cứu của tổ chức Oxfam, 65% CN thường xuyên làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập.

Lương không đủ sống còn ảnh hưởng đến CN ở góc độ dinh dưỡng, nhà ở và điều kiện sống,… 28% CN nói rằng, tiền lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng. Trong đó, 50% CN phải vay tiền để mua thức ăn; 6% chỉ ăn cơm chan canh suông vào cuối tháng; 96,2% lo lắng về an toàn, học hành và dinh dưỡng của con cái; 23% đang sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ; 44% đang sử dụng nước giếng và nước mưa; 9% khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến quyết định sinh con; 20% không đủ để mua đồ dùng học tập cho con cái,…TTHẢO - V.LÂM

Lương tối thiểu phải tăng 7 - 8% mới đảm bảo mức sống tối thiểu

Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương khẳng định đến năm 2020, mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Để đạt được mục tiêu này, LTTV năm 2020 phải tăng 7 - 8% thì người lao động mới đảm bảo được mức sống tối thiểu.Q.CHI - H.ANH

QUẾ CHI - HÀ ANH
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu vùng 2020: Các bên đưa ra những mức tăng khác nhau

ANH THƯ |

Kết thúc phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - đại diện người sử dụng lao động) chưa tìm ra được tiếng nói chung vì vẫn còn khoảng cách trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020

ANH THƯ |

Sáng 14.6, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) Doãn Mậu Diệp.

Tiếp tục xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020

ANH THƯ |

Năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Lương tối thiểu vùng 2020: Các bên đưa ra những mức tăng khác nhau

ANH THƯ |

Kết thúc phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - đại diện người sử dụng lao động) chưa tìm ra được tiếng nói chung vì vẫn còn khoảng cách trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020

ANH THƯ |

Sáng 14.6, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) Doãn Mậu Diệp.

Tiếp tục xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020

ANH THƯ |

Năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.