Lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%

Minh Hương |

Ông Mai Đức Chính - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia (giai đoạn 2013-2018) - nhận định, lương tối thiểu còn “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Lương ở mức thấp, giá các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu có chiều hướng tăng khiến đồng lương của công nhân tụt xa so với chi phí sinh hoạt. Vì thế, họ luôn có nhu cầu tăng gia tăng thu nhập dù cảm thấy đuối sức.

Nghỉ việc vì không được tăng ca

Có thâm niên 7 năm làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chị Lê Thị Thu đã chuyển nơi làm 2 lần. Lý do chị đưa ra là “công ty cũ không được tăng ca”. Nếu chỉ làm 8 tiếng, lương cơ bản 5,3 triệu cộng các khoản phụ cấp, thu nhập của chị Thu chỉ ở mức 6 triệu đồng/tháng.

“6 triệu đồng/tháng nếu còn độc thân, tôi vẫn đủ sống nếu biết chắt bóp chi tiêu. Nhưng khi có gia đình, con cái, tôi buộc phải tìm đến công ty khác để được tăng ca” - chị Thu nói.

Theo đó, nếu làm thêm giờ, thu nhập của chị Thu tăng thêm 2-3 triệu đồng/tháng. Song nữ công nhân 32 tuổi này cho biết, tăng ca rất vất vả, công việc của chị thường xuyên phải đứng mỗi ngày hơn 10 tiếng, chân tay muốn rã rời.

Về lý do thích được tăng ca, chị Bùi Phương - công nhân Công ty TNHH Molex Việt Nam (Đông Anh) cho hay, tăng ca vừa được thêm tiền vừa được công ty cho ăn thêm một bữa. Một bữa ăn với nữ công nhân sống độc thân như chị rất quan trọng vì vừa tiết kiệm được 25.000 - 30.000 đồng mỗi bữa, vừa không phải nấu và ăn cơm một mình.

Mỗi tuần, chị Phương được tăng ca 3-4 ngày, mỗi ngày 4 tiếng. Thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Số tiền này, chị trả tiền thuê trọ 800.000 đồng, sinh hoạt cá nhân 2,5 triệu đồng. Còn lại, cô gái trẻ gửi về cho mẹ. “3 năm làm công nhân tháng nào cũng phải gửi tiền về cho mẹ, dù ít hay nhiều” - chị Phương cho hay.

Thiếu thốn đời sống tinh thần

Công nhân làm thêm giờ thường phải dậy sớm, thức khuya. Sau giờ làm, họ dường như không còn sức lực.

Chị Phương cho hay, tan ca chị chỉ kịp tắm rửa rồi đi làm. Hôm nào được nghỉ làm ca kíp, chị được thảnh thơi hơn.

“Ngày nghỉ tôi cũng chỉ ở nhà chơi game trên điện thoại, hiếm lắm mới gặp gỡ bạn bè, không thì về nhà thăm bố mẹ. Sở dĩ cuộc sống cứ ở vòng luẩn quẩn như vậy vì đi làm rất mệt, tôi không còn muốn đi đâu nữa. Nếu ra ngoài để giải trí lại tốn thêm khoản tiền đi làm tăng ca vất vả mới có được” - nữ công nhân chia sẻ.

Còn anh Đinh Văn Thiện lại không có nhiều thời gian cho con vì thường xuyên phải làm thêm giờ. Anh Thiện làm công nhân ở Khu công nghiệp hơn 10 năm, có 2 người con đang học tiểu học. Ngoài 20 tuổi, anh Thiện cho biết không cảm nhận được tuổi trẻ vì quanh năm suốt tháng chỉ đi làm công ty rồi về phòng trọ. Sau này có vợ con, cuộc sống gia đình thêm bận rộn, anh càng không có nhiều thời gian cho bản thân.

Đến bây giờ, nam công nhân vẫn không có nhiều thời gian tường tận quan sát các con. Anh Thiện thường xuyên phải làm ca đêm, ban ngày con thức anh ngủ, ban đêm con ngủ anh mới bắt đầu công việc. “Tôi thấy, các con có bố mẹ làm công nhân chịu thiệt thòi, điều kiện sinh sống thấp, bố mẹ hay tăng ca, nhiều gia đình mỗi người một nơi. Nhưng cũng bởi vì cuộc sống mưu sinh cả thôi” - anh Thiện bày tỏ.

Trao đổi về đề xuất nâng giới hạn số giờ làm thêm, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau khi nghị quyết có hiệu lực thì công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng và tổ chức đại diện cho người lao động cần phải thường xuyên hơn. Có như vậy, mới tránh tình trạng doanh nghiệp lách luật, ép người lao động làm thêm quá nhiều.

Theo ông Huân, làm thêm giờ không phải là vấn đề mới, nhưng luôn thời sự. Trong bối cảnh doanh nghiệp đang trên đà phục hồi sau dịch COVID-19, Việc điều chỉnh giờ làm thêm cũng đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, việc nới trần giờ làm thêm theo tháng cũng cần chú ý đến vấn đề sức khoẻ của người lao động. Làm thêm bao nhiêu giờ là phải do chủ sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. Bên cạnh đó, cơ quan liên quan tăng cường giám sát chặt chẽ về vấn đề này trong doanh nghiệp.Lê Hoa


Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn đàm phán tăng lương tối thiểu vùng: Mục tiêu là đảm bảo đời sống người lao động

quế chi |

Các chuyên gia cho rằng, trong cơ chế thị trường, sự căng thẳng trong đàm phán tăng lương tối thiểu giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là điều bình thường. Bởi Tổng LĐLĐVN luôn kỳ vọng tăng lương để đảm bảo đời sống của người lao động; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại quan tâm tới mức tăng sao cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả, năng lực cạnh tranh.

Đề xuất sớm điều chỉnh lương tối thiểu vùng

THƯ HÂN |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hai năm qua, lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, hiện vẫn áp dụng theo mức tiền lương tối thiểu được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, áp dụng bắt đầu từ 1.1.2020. Tổng LĐLĐVN mong muốn Hội đồng tiền lương Quốc gia sớm nhóm họp, sớm đề xuất mức lương tối thiểu vùng, đáp ứng yêu cầu của người lao động cũng như thị trường lao động.

Trông chờ lương tối thiểu vùng tăng

Minh Hương |

Hiện nay, mức tiền lương tối thiểu quy định thành 4 vùng, vùng đô thị, mức cao nhất là 4,4 triệu đồng/người/tháng, vùng 4 thấp nhất là trên 3 triệu đồng/người/tháng. Từ năm 2020 đến nay, lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, khi vật giá leo thang, mức lương của công nhân lao động càng khó đảm bảo điều kiện sống, họ phải “thắt lưng buộc bụng” mỗi ngày.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Công đoàn đàm phán tăng lương tối thiểu vùng: Mục tiêu là đảm bảo đời sống người lao động

quế chi |

Các chuyên gia cho rằng, trong cơ chế thị trường, sự căng thẳng trong đàm phán tăng lương tối thiểu giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là điều bình thường. Bởi Tổng LĐLĐVN luôn kỳ vọng tăng lương để đảm bảo đời sống của người lao động; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại quan tâm tới mức tăng sao cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả, năng lực cạnh tranh.

Đề xuất sớm điều chỉnh lương tối thiểu vùng

THƯ HÂN |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hai năm qua, lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, hiện vẫn áp dụng theo mức tiền lương tối thiểu được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, áp dụng bắt đầu từ 1.1.2020. Tổng LĐLĐVN mong muốn Hội đồng tiền lương Quốc gia sớm nhóm họp, sớm đề xuất mức lương tối thiểu vùng, đáp ứng yêu cầu của người lao động cũng như thị trường lao động.

Trông chờ lương tối thiểu vùng tăng

Minh Hương |

Hiện nay, mức tiền lương tối thiểu quy định thành 4 vùng, vùng đô thị, mức cao nhất là 4,4 triệu đồng/người/tháng, vùng 4 thấp nhất là trên 3 triệu đồng/người/tháng. Từ năm 2020 đến nay, lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, khi vật giá leo thang, mức lương của công nhân lao động càng khó đảm bảo điều kiện sống, họ phải “thắt lưng buộc bụng” mỗi ngày.