An sinh cho lao động nhập cư

Thế Lâm |

Chuỗi cung ứng bị đứt gãy do đại dịch COVID-19 xảy ra ở nhiều ngành và lĩnh vực song một trong những đứt gãy quan trọng nhất là nguồn nhân lực, khiến cho nhiều doanh nghiệp, nhà máy thiếu lao động không thể phục hồi sản xuất 100%.

Chấp nhận phục hồi từng bước vì thiếu lao động

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) - cho biết, mức độ hồi phục sản xuất của các đơn vị thành viên tới thời điểm này đạt khoảng 60%.

Từ nay tới cuối năm khó có thể phục hồi sản xuất 100% vì thiếu lao động. Lao động gặp khó khăn trong khoảng thời gian giãn cách, đồng thời để tránh dịch nên họ đã về quê. Theo dự đoán của ông Phương, phải đến tháng 2-3.2022, tức sau Tết Âm lịch, nguồn lao động mới có thể trở lại đầy đủ giúp các doanh nghiệp trong ngành phục hồi sản xuất 100%.

Tại TPHCM hiện nay, có không ít doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất, kinh doanh 100% nhưng tỉ lệ doanh nghiệp chưa phục hồi sản xuất đầy đủ cũng còn rất lớn.

Qua thống kê, các KCX, KCN TPHCM trước đây sử dụng khoảng 300.000 - 400.000 lao động, chính là khu vực thể hiện rõ rệt nhất sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến nguồn nhân lực. Mức độ người lao động trở lại làm việc tại các doanh nghiệp dao động phổ biến trong khoảng từ 60-80%.

Theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc doanh nghiệp chuyên về thiết kế chế tạo cơ khí Nhất Tinh, nhờ vào nhiều biện pháp giữ người và cũng có lợi thế là sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, số lao động không quá đông, cho nên doanh nghiệp vẫn duy trì được 80% lao động làm việc tính tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp, những ngành thâm dụng lao động thì mức độ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực vì đại dịch nặng nề hơn rất nhiều.

An cư - an dân

Tỉ lệ lớn lao động nhập cư về quê tránh dịch, đã khiến nguồn nhân lực cung ứng cho các nhà máy, doanh nghiệp bị đứt gãy, rơi vào bất ổn.

Số liệu gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, thời gian qua đã có khoảng 1,3 triệu người rời các trung tâm công nghiệp về quê, trong đó 34% số người đang có việc làm, 38% không có việc làm… Trong số các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ có lượng lao động nhập cư rời bỏ để về quê lớn nhất là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… Số liệu được cơ quan chức năng TPHCM công bố đã có khoảng 140.000 người lao động quay trở lại thành phố, trong đó đa phần đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

Trước làn sóng trở lại này, nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề xuất các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lại nên có thông điệp rõ ràng kêu gọi người lao động trở lại, ngay trong tháng 10-11 nên có sự hỗ trợ kinh phí cho người lao động quay trở lại, hỗ trợ tiền thuê trọ, sinh hoạt để người lao động ổn định cuộc sống yên tâm làm việc.

TS Dương Phước Tân (Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM) cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với người lao động nhập cư tại TPHCM lâu nay chính là chỗ ở. TPHCM có khoảng 400.000 lao động làm việc trong các KCX, KCN nhưng chỗ ở mới giải quyết được khoảng 10%, còn lại công nhân phải tự tìm chỗ trọ “3 chung” xuống cấp không bảo đảm về nhiều yếu tố.

Theo TS Tân, cần thay đổi tư duy từ chỗ xây nhà ở xã hội giá rẻ chăm lo về sở hữu nhà cho người lao động thu nhập thấp chuyển trọng tâm sang chăm lo chỗ ở bằng những nhà trọ khang trang, sạch sẽ, như vậy sẽ giải quyết chỗ ở cho nhiều lao động hơn, giúp nhiều người được “an cư” hơn.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Lao động nhập cư là một phần không thể tách rời của TPHCM

Thế Lâm |

Lao động nhập cư đến TPHCM trong vòng xoáy của dịch bệnh COVID-19 vừa vất vả hồi hương được chưa lâu thì nay lại phải tính đường vào lại để kiếm việc làm. Về quê tránh dịch là cực chẳng đã, trong khi ở thành phố việc làm lại đang chờ họ.

Lao động nhập cư thiếu nhà ở, “khát” nhà trẻ

Hoàng Hoan |

Hải Phòng hiện có khoảng 160.000 lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế (KKT). Khoảng 30% trong số này là lao động ngoại tỉnh. Mặc dù chiếm số lượng khá lớn, nhưng đến nay, chế độ, chính sách dành cho lao động nhập cư chưa thực sự được chú ý.

Các phường ở TPHCM làm gì để lao động nhập cư "ở yên trong nhà trọ"?

Huân Cao |

Hiện nhiều người lao động nhập cư ở TPHCM đang gặp khó khăn, nhưng cũng phải chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 "ai ở đâu thì ở đó". Vậy chính quyền phường, nơi họ cư trú chăm lo lương thực, thực phẩm thế nào để họ yên tâm "ở yên trong nhà trọ" góp phần phòng chống dịch?

Lao động nhập cư tăng, Hải Phòng bàn phương án xây dựng khu trọ an toàn

Mai Dung |

Ngày 18.6, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức cuộc họp thống nhất phương án triển khai kế hoạch xây dựng “Khu nhà trọ công nhân văn minh, an toàn giai đoạn 2021-2023” trên địa bàn huyện An Dương.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Lao động nhập cư là một phần không thể tách rời của TPHCM

Thế Lâm |

Lao động nhập cư đến TPHCM trong vòng xoáy của dịch bệnh COVID-19 vừa vất vả hồi hương được chưa lâu thì nay lại phải tính đường vào lại để kiếm việc làm. Về quê tránh dịch là cực chẳng đã, trong khi ở thành phố việc làm lại đang chờ họ.

Lao động nhập cư thiếu nhà ở, “khát” nhà trẻ

Hoàng Hoan |

Hải Phòng hiện có khoảng 160.000 lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế (KKT). Khoảng 30% trong số này là lao động ngoại tỉnh. Mặc dù chiếm số lượng khá lớn, nhưng đến nay, chế độ, chính sách dành cho lao động nhập cư chưa thực sự được chú ý.

Các phường ở TPHCM làm gì để lao động nhập cư "ở yên trong nhà trọ"?

Huân Cao |

Hiện nhiều người lao động nhập cư ở TPHCM đang gặp khó khăn, nhưng cũng phải chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 "ai ở đâu thì ở đó". Vậy chính quyền phường, nơi họ cư trú chăm lo lương thực, thực phẩm thế nào để họ yên tâm "ở yên trong nhà trọ" góp phần phòng chống dịch?

Lao động nhập cư tăng, Hải Phòng bàn phương án xây dựng khu trọ an toàn

Mai Dung |

Ngày 18.6, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng tổ chức cuộc họp thống nhất phương án triển khai kế hoạch xây dựng “Khu nhà trọ công nhân văn minh, an toàn giai đoạn 2021-2023” trên địa bàn huyện An Dương.