Lao động nhập cư thiếu nhà ở, “khát” nhà trẻ

Hoàng Hoan |

Hải Phòng hiện có khoảng 160.000 lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế (KKT). Khoảng 30% trong số này là lao động ngoại tỉnh. Mặc dù chiếm số lượng khá lớn, nhưng đến nay, chế độ, chính sách dành cho lao động nhập cư chưa thực sự được chú ý.

Nhà ở Công nhân: Như muối bỏ biển

Tại buổi tọa đàm về một số vấn đề về công tác quản lý, có chế, chính sách đối với lực lượng lao động nhập cư làm việc tại các KCN, KKT do Ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng tổ chức sáng ngày 12.10, ông Lê Trí Vũ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng cho biết: Tổng số lao động trên địa bàn TP.Hải Phòng khoảng 500.000 người, trong đó, lực lượng LĐ nhập cư chiếm khoảng 24%. Riêng các KCN và KKT có trên 160.000 LĐ, tỉ lệ LĐ nhập cư chiếm 30% đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An,… Số LĐ này chủ yếu trẻ, 36,6% là người dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở các khu nhà trọ gần các KCN có diện tích chật hẹp, nóng, thiếu ánh sáng. Mặc dù có một số DN đã xây nhà ở cho CN, tuy nhiên, số lượng này như muối bỏ biển.

Theo ông Phạm Hồng Điệp, GĐ Cty CP Shinec (KCN Nam Cầu Kiền, Hải Phòng), DN muốn đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng còn nhiều vướng mắc, quá trình xét duyệt khó khăn. “Chỉ cần DN và cấp xã xác nhận là đủ thủ tục để xây dựng nhà cho CN, vì các quy định trách nhiệm đã được điều tiết bằng thuế” - ông Điệp nói.

Ông Park Ji Man, GĐ Phòng Quản lý Lao động, Cty LG Display (KCN Tràng Duệ, Hải Phòng) cho biết: Cty hiện có 24.000 LĐ, 79% là LĐ ngoại tỉnh. Mặc dù Cty đã xây ký túc xá cho 1.500 CN nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến nhiều CN phải thuê nhà trọ chật chội bên ngoài để ở. Ngoài việc thiếu chỗ ở, CN gặp khó khăn trong vấn đề chăm sóc con cái, con nhỏ phải nhờ ông bà chăm sóc, hoặc đưa về quê nhờ nuôi...

“Đề nghị TP.Hải Phòng quan tâm xây dựng nhà trẻ cho con em CN, hỗ trợ học phí cho con em CN nhập cư, giải quyết các thủ tục xây dựng ký túc xá, xây dựng thiết chế CĐ…” - ông Park Ji Man nói.

Ông Lương Thế Quý - PCT UBND huyện An Dương - địa phương có nhiều KCN và LĐ nhập cư - cho biết: Huyện An Dương có khoảng 30.000 LĐ ngoại tỉnh, trong đó, khoảng 20.000 LĐ thuê nhà trọ tại các xã gần các KCN. Các dự án đầu tư hầu hết đều có phần đất để xây nhà ở cho CN, nhà trẻ cho con em CN, khu vui chơi giải trí. Nhưng thực tế, không phải dự án nào cũng thực hiện phần này nghiêm túc. Do đó, cơ quan chức năng cần giám sát việc thực hiện đồng bộ tại các dự án. “Thành phố cũng cần có chính sách đầu tư cho giáo dục ở những xã có các KCN và các xã lân cận. Vì khi lượng NLĐ đổ về đông, nhu cầu gửi trẻ và chỗ học cho con em CN tăng lên, trong khi cơ sở vật chất không được đầu tư kịp thời, dẫn đến quá tải” - ông Quý nói.

Cần có chính sách cho Lao động nhập cư

Ông Bùi Ngọc Hải - Phó trưởng BLQ KKT Hải Phòng cho rằng, việc tăng số LĐ nhập cư là xu thế tất yếu của các thành phố phát triển, và các địa phương đều phải chấp nhận, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề này. Theo ông Hải, DN cũng cần xác định, NLĐ là tải sản lớn của DN. Do đó, DN có trách nhiệm chăm lo cho NLĐ chứ không đẩy hết cho cộng đồng được. Trong bối cảnh cạnh tranh LĐ, nếu không có biện pháp quan tâm, thì sẽ đứt gãy chuỗi sản xuất.

Ông Hải cũng đề nghị TP.Hải Phòng cần có đánh giá, rà soát tổng thể về thực trạng, nhu cầu LĐ nhập cư, bao nhiêu người có ý định ở lại, có muốn sinh sống ổn định lâu dài tại địa phương không, để từ đó có định hướng phù hợp trong thời gian tới. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần phải xây dựng quy chuẩn về các khu nhà trọ, giá điện giá nước; Rà soát lại hệ thống an sinh xã hội, tư vấn pháp lý, cẩm nang quyền LĐ nhập cư…

Bà Nguyễn Thị Huyền, PCT LĐLĐ TP.Hải Phòng cho biết: Với số lượng LĐ nhập cư sinh sống trong các khu nhà trọ ở Hải Phòng tăng nhanh trong những năm qua, các cấp CĐ thành phố đã tích cực tuyên truyền vận động CN về các chính sách pháp luật cũng như quyền và trách nhiệm của NLĐ, tổ chức các hoạt động thiết thực cho CN nhà trọ. LĐLĐTP cũng đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CN nhập cư, như lắp wifi miễn phí tại các khu nhà trọ, triển khai thí điểm mô hình “Khu nhà ở CN văn minh, an toàn”. Tuy nhiên, việc đề xuất lựa chọn địa điểm để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các KCN trên địa bàn đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa tìm được địa điểm để triển khai.

“LĐ nhập cư là nhóm LĐ yếu thế, trình độ không cao, do đó, việc xây dựng chính sách phải phù hợp và sát với thực tế. Trước mắt, việc nghiên cứu và ban hành quy chuẩn khu nhà trọ là cần thiết, để đảm bảo đời sống CN nhập cư”.

(Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng Lê Trí Vũ)


Hoàng Hoan
TIN LIÊN QUAN

Người mua nhà ở xã hội không mất cơ hội vay ưu đãi

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay việc vay mua nhà ở xã hội tại tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục vay bình thường.

Sản xuất 3 tại chỗ: Lại "nóng" chuyện nhà ở cho công nhân

Tạ Quang - Trần Lưu |

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các doanh nghiệp dừng hoạt động, chủ yếu do không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ”; trong đó, nhiều doanh nghiệp thiếu chỗ ở dành cho công nhân lao động. Thực trạng này một lần nữa đặt ra những yêu cầu bức thiết về nhà ở cho người lao động.

Giải quyết sớm bài toán quỹ đất mới xây được nhà ở cho công nhân

Gia Miêu |

Vấn đề nhà ở cho công nhân cần phải sớm tháo gỡ hai nút thắt lớn nhất hiện nay, đó là vốn và quỹ đất sạch.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Người mua nhà ở xã hội không mất cơ hội vay ưu đãi

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay việc vay mua nhà ở xã hội tại tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục vay bình thường.

Sản xuất 3 tại chỗ: Lại "nóng" chuyện nhà ở cho công nhân

Tạ Quang - Trần Lưu |

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các doanh nghiệp dừng hoạt động, chủ yếu do không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ”; trong đó, nhiều doanh nghiệp thiếu chỗ ở dành cho công nhân lao động. Thực trạng này một lần nữa đặt ra những yêu cầu bức thiết về nhà ở cho người lao động.

Giải quyết sớm bài toán quỹ đất mới xây được nhà ở cho công nhân

Gia Miêu |

Vấn đề nhà ở cho công nhân cần phải sớm tháo gỡ hai nút thắt lớn nhất hiện nay, đó là vốn và quỹ đất sạch.