Cậu học trò bị đuổi học năm xưa

Nguyễn Đình San |

Đứa học trò tên Tuệ. Nó đưa cho tôi xem quyển vở với đầy vẻ miễn cưỡng. Phần lớn các trò khác đều bọc vở. Nhưng nó thì không. Chẳng những thế còn để bìa bẩn với những vết mực nhem nhuốc. Đã vậy, gáy vở lại xộc xệch. Trông qua đã mất cảm tình. Nó còn nói là có làm nhưng không viết ra vở. Vậy nó làm kiểu gì? Hay có ý bướng bỉnh, muốn trêu gì mình đây?

Trông mặt mũi thằng học trò không đến nỗi nào, thậm chí còn sáng sủa, thông minh. Nhưng cái kiểu cách đó của nó thì bất cứ giáo viên nào gặp phải cũng không thể chịu nổi. Rõ ràng nó tỏ sự coi thường thầy giáo. Mà tôi vừa dạy môn toán, lại vừa chủ nhiệm, nó còn vậy. Liệu với các giáo viên khác, sẽ thế nào? Tôi nảy ý nghĩ cần phải trị nó đến nơi đến chốn.
Tôi yêu cầu nó lên bảng giải bài tập. Không ngờ nó giải rất nhanh. Chỉ loáng vài phút đã xong một bài. Thấy nó làm chuẩn xác, xong hai bài, tôi yêu cầu dừng lại.
- Em làm đúng, sao không chép vào vở?
- Thưa thầy, đọc qua đầu bài, em đã hình dung ngay ra cách giải nên nghĩ không cần viết ra vở, vừa tốn thời gian, vừa tốn giấy.
Nó nói có lý. Nhưng cái lý cao nhất là học trò phải làm theo lời thầy thì nó đã không tuân thủ. Tôi vẫn không nguôi cảm giác bực mình mặc dù thấy nó thực sự giỏi. Đó là những buổi học đầu tiên của lớp tôi chủ nhiệm khi niên học mới bắt đầu. Quả là trong lớp không có đứa nào như nó.
Một trò giỏi như nó lẽ ra tôi phải rất quý nhưng với thằng Tuệ này thì tôi luôn khó chịu, bởi gần như buổi học nào nó cũng hỏi một điều gì đó lắm khi khiến tôi rất...bí. Nhiều lần nó còn thẳng thừng đưa ra một cách giải khác, nhanh chóng tìm ra đáp số hơn cách của tôi. Những buổi học bình thường thì không sao, nhưng nếu là buổi có các giáo viên khác dự giờ thì tôi rất không muốn điều đó diễn ra. Một lần trước hôm có buổi kiến tập mà thành phần dự là toàn bộ giáo viên trong tổ bộ môn, có cả đại biểu trên Sở về dự, tôi đã dặn đi dặn lại cả lớp là vì thời gian chỉ có 2 tiết, lại phải triển khai nhiều nội dung, để không “cháy” giáo án, tôi đề nghị các em không tự động hỏi hoặc phát biểu gì nếu tôi không hỏi. Làm vậy chủ yếu là để ngăn thằng Tuệ, chứ những đứa khác thì ít hỏi, mà có hỏi thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Vậy mà hôm sau Tuệ vẫn giơ tay muốn nói điều gì. Tôi đã cố tình phớt lờ, làm như không nhìn thấy. Nhưng nó vẫn cứ không bỏ tay xuống khiến trước mặt các đồng nghiệp, tôi không thể không cho nó nói. Nó đã hỏi một câu rất hay, nhưng thực sự khiến tôi lúng túng. Và nó xin được lên bảng trình bày rõ điều nó nói. Học sinh cả lớp thì ngây ra không hiểu. Nhưng các giáo viên và khách dự thì tỏ ra trầm trồ thán phục. Sau buổi giảng, đến lúc rút kinh nghiệm, tôi bị góp ý theo hướng chê trách nhiều. Họ đã coi Tuệ như một tài năng của trường và yêu cầu tôi phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng.
Hình như cảm nhận đuợc các thầy cô để ý đến mình, sau lần đó, Tuệ có nhiều biểu hiện coi thường tôi. Trong giờ học, nó hoặc là làm việc riêng, hoặc là nói chuyện với bạn, rất ít khi tập trung. Thấy tôi nhìn xuống, nó ngồi im, ra vẻ chăm chú, nhưng tôi biết là đang thả hồn đi nơi khác chứ không để ý nghe giảng.
- Tuệ! Em nhắc lại lời tôi vừa nói!
- Dạ, thầy vừa nói câu: “Tuệ! Em nhắc lại lời tôi vừa nói!”
Cả lớp cười rộ lên. Tôi vừa giận, vừa buồn cười.Thằng cu này quả là quá thông minh và láu cá.
Một lần, Tuệ đánh một bạn học cùng lớp khiến đứa này chảy máu mũi. Cuối buổi học, tôi bắt cả hai ở lại:
- Đầu đuôi thế nào? Sao lại đánh nhau?
- Thưa thầy. Không phải là đánh nhau mà em đánh bạn Cường chứ bạn ấy đâu có đánh lại em được cái nào.
Tôi quay sang hỏi Cường:
- Cường! Vì sao bị Tuệ đánh, em phải chịu, không đánh lại bạn ấy?
Tôi không thể ngờ trong khi Cường chưa kịp trả lời,Tuệ đã nhanh nhảu nói một câu rất hỗn hào:
- Lẽ ra thầy phải hỏi là sau khi em đã xin lỗi, bạn ấy có còn giận em nữa không.Thầy hỏi thế chẳng hoá ra muốn chúng em đánh nhau ?
Tôi tức sôi lên, bèn cho hai đứa về nhưng riêng Tuệ thì yêu cầu nói cha hoặc mẹ đến gặp tôi vào cuối buổi học chiều hôm sau. Nhưng họ không đến. Sau đó, tôi hỏi thì nó thản nhiên nói:
- Bố mẹ em rất bận và em cũng không muốn phải phiền lòng bởi những việc không đáng gì.
Nói xong, nó bỏ đi. Tôi lại điên người nên gọi giật nó lại:
- Tuệ! Em đứng lại!
- Gì nữa ạ? Em thấy không còn gì để nói với thầy nữa.
Đến phút đó thì tôi không thể kiềm chế, đã vung tay định cho nó một cái tát như trời giáng thì nó đã đỡ được và gạt cánh tay tôi rất mạnh khiến tôi ngã ngồi xuống (sau đó tôi biết nó đang theo học võ ở một câu lạc bộ). Đúng lúc đó, có một đồng nghiệp của tôi vào văn phòng đã nhìn thấy. Vừa ngượng, vừa phẫn nộ đứa học trò đến cực điểm, tôi đã nói với người giáo viên kia là bị nó đánh. Tất nhiên là nó phải cãi. Khi người đồng nghiệp nhìn thấy thì đúng cái thời khắc tôi bị lảo đảo, ngã ngồi xuống. Dễ hiểu là anh ta sẽ tin tôi chứ không tin nó. Và anh ta sẽ không thể nghĩ đúng như sự thật là tôi chủ động đánh trước mà nó chỉ đỡ.
Tôi thấy cần nhân dịp này loại bỏ thằng học sinh vừa ngang ngạnh, hỗn hào, luôn coi thường mình và đã không ít lần làm tôi bẽ mặt, “mất uy tín” trước các học sinh khác, nhất là cái lần có đồng nghiệp dự giờ. Với tội đánh thầy giáo, tôi đã đề nghị Hội đồng nhà trường thi hành kỷ luật bằng hình thức đuổi học Tuệ. Buổi đưa việc này ra xét, cũng có một vài giáo viên bộ môn cho rằng như vậy là hơi nặng, chỉ cần cảnh cáo trước toàn trường vì  nó học giỏi, còn khẳng định là ngoan. Rất may là người đồng nghiệp chứng kiến sự việc hôm ấy tỏ ra rất phản ứng, đã đứng về phía tôi. Cuối cùng,  nó bị đuổi học.
Mọi việc chìm sâu vào dĩ vãng. Tôi trở thành tổ trưởng chuyên môn rồi nhiều năm sau được đề bạt hiệu phó. Cuộc sống tưởng cứ thế diễn ra trong suôn sẻ, phẳng lặng. Vậy mà...
- Con đã quan hệ được bao lâu, ở mức nào rồi? Và quen nó trong trường hợp ra sao?
Tôi yêu cầu Hiền kể lại đầu đuôi mọi chuyện.
Nó kể rành rẽ, trung thực. Việc quen biết của nó, tôi thấy cũng bình thường như mọi cặp trai gái khác, hoàn toàn chấp nhận được. Nó thể hiện quyết tâm xây dựng tình yêu nghiêm túc để dẫn tới hôn nhân. Trong mắt nó, người con trai nó yêu thật hoàn hảo: Giỏi giang, nghiêm túc, rất có trách nhiệm với nó. Vợ tôi thì rất mừng, tuy chưa biết mặt bạn trai của con nhưng bà ấy tỏ sự ưng ý vì tin con gái. Chỉ có tôi là bị “sốc”. Vâng, tôi đã cố giữ bình tĩnh khi biết cậu trai kia chính là Tuệ-thằng học trò ngày xưa bị tôi tìm cách tống cổ khỏi trường. Giờ đây, nó đang sắp sửa bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa. Nó đang là phó chủ nhiệm một khoa của bệnh viện tỉnh. 32 tuổi, hơn con gái tôi 8 tuổi, trước đó chỉ lao vào học và công tác. Hiền cho chúng tôi biết Tuệ rất có uy tín ở cơ quan, được tất thảy bệnh nhân quý mến.
Thưa các anh chị. Tôi ở vào tình thế vô cùng khó xử. Lẽ nào đứa con rể của tôi lại là Tuệ- cậu học trò từng bị tôi trù úm? Nhưng tôi không có lý do gì để ngăn cản con gái.Tôi nên xử trí ra sao? Có nên nói riêng với vợ tôi rõ chuyện cũ để bà ấy nghĩ kế sách cùng tôi? Chắc chắn Tuệ phải biết người yêu nó là con gái ông thầy cũ vì khi tôi hỏi, Hiền nói là đã kể rõ từng thành viên trong gia đình cho nó biết. Tôi mong nhận ở các anh chị một lời mách bảo.
(Vũ Công Luận- Bắc Giang)

Nhà văn - TS Nguyễn Đình San:
Ông chớ kể gì với vợ. Tốt nhất là hãy mãi mãi quên đi chuyện cũ và chuộc lại lỗi lầm xưa bằng việc vun vén cho hạnh phúc của con gái, và quý trọng người con rể tương lai. Hãy coi như không có chuyện quá khứ. Một chàng trai như Tuệ, chắc chắn phải biết cư xử với ông sao cho tốt đẹp mọi bề. Tuệ đã biết mà vẫn tiếp tục yêu Hiền, chứng tỏ cậu ấy đặt tình yêu, hạnh phúc lên trên chuyện cũ. Chỉ có cách đó là tốt nhất. Hãy lấy ân đức để xoá đi tất cả những mặc cảm, lỗi lầm.
Nguyễn Đình San
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.