Xây dựng nhà ở xã hội tại TPHCM: Vì sao chậm trễ?

Bảo Chương |

TPHCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 1 triệu căn nhà giá rẻ nhằm góp phần an cư cho người lao động, và trước mắt từ nay cho đến năm 2025 là xây dựng được hơn 35.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tiến độ triển khai khá chậm của nhiều dự án nhà ở xã hội vẫn đang khiến cho mục tiêu nói trên khó về đích đúng hẹn.

Nhu cầu lớn nhưng nguồn cung hạn chế

TPHCM hiện có khoảng 122.111 công chức, viên chức, nhưng mới có hơn 5.000 người được hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất 4,7%/năm trong 20 năm để mua nhà; khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân lao động, phần lớn muốn thuê nhà ở xã hội, hoặc phòng trọ; hơn 285.000 công nhân tại 17 KCN, KCX nhưng chỉ có 15% được thuê chỗ ở tại các nhà lưu trú công nhân (chưa bao gồm 95.000 công nhân các cụm công nghiệp).

Nhu cầu thì rất lớn như vậy nhưng trong thời gian qua nguồn cung nhà ở xã hội quá khan hiếm. Theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 của TPHCM, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là 2,5 triệu m2 sàn, tương ứng 35.714 căn hộ. Ông Trần Hoàng Quân - Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM - cho biết, năm 2022 TP đẩy nhanh tiến độ thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội, 2 dự án nhà lưu trú công nhân, với tổng cộng 10.000 căn hộ.

Không chỉ nhà ở xã hội, phân khúc nhà ở bình dân những năm qua cũng gần như mất tích khỏi thị trường. Theo thống kê của Công ty DKRA Việt Nam, tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị mất cân đối, lệch pha về phân khúc, thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020. Đến năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 nhà ở bình dân đã hoàn toàn biến mất khỏi thị trường trong khi nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỉ lệ áp đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhà ở cao cấp chiếm 80% thị trường, tăng hơn 111% so với cùng kỳ năm ngoái. Phân khúc trung cấp chiếm gần 20% nguồn cung, giảm mạnh hơn 34% so với cùng kỳ.

Nhiều dự án nhà ở xã hội chậm trễ

Trong danh sách 10 dự án nhà ở xã hội mà Sở Xây dựng TP báo cáo thì có một điều đáng quan tâm là rất nhiều dự án trong đó được triển khai từ nhiều năm trước đây và đã bán cho khách hàng  nhưng cho tới nay vẫn chưa hoàn thiện để bàn giao, chậm tiến độ vì xây dựng trái phép hoặc chủ đầu tư khó khăn về tài chính.

Nổi tiếng nhất có thể kể đến trường hợp gần 4 năm mua nhà ở xã hội tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh của Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Nhân đến nay người dân vẫn chưa có nhà để an cư, đành mạo hiểm dọn vào ở giữa ngổn ngang của công trình. Theo các khách hàng, họ mua nhà của Công ty CP đầu tư và phát triển nhà An Nhân từ năm 2018 và đến nay đã trễ hẹn bàn giao nhà cho người dân hơn 2 năm và chủ đầu tư rất nhiều lần hứa hẹn, cam kết thời gian bàn giao tuy nhiên tất cả đều thất hứa. Gần nhất chủ đầu tư cam kết hạn chót bàn giao nhà là tháng 3.2022, sau đó tiếp tục dời lại tháng 6.2022. Đồng thời, Công ty An Nhân đề nghị khách hàng chưa đóng đủ 70% giá trị hợp đồng thì đóng thêm để đạt 70%; khách hàng đã đóng 70% đề nghị hỗ trợ đóng thêm 10 -15% giá trị hợp đồng.

Một dự án khác nằm trong danh sách chậm trễ là dự án tổ hợp nhà ở - nhà ở xã hội Tân Bình tại quận Tân Bình do Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Tân Bình làm chủ đầu tư, với quy mô 168 căn hộ. Dự án này chủ đầu tư cam kết bàn giao nhà vào tháng 3.2016, nhưng đến nay khách hàng vẫn chưa nhận được nhà. Trong khi đó dự án này vướng hàng loạt sai phạm đã bị Thanh tra Sở Xây dựng cũng như UBND TPHCM ra quyết định xử phạt.

Đang có quá nhiều rào cản khiến cho mục tiêu xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội khi thời điểm 2025 cũng không còn xa. Mới đây UBND TPHCM đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng lo lắng cho biết, thời gian thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn kéo dài, chính sách đầu tư chưa thật sự thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. UBND TPHCM lo sợ các dự án không kịp tiến độ để người dân có thể kịp vay vốn trong gói 15.000 tỉ đồng để vay mua, thuê nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân vào cuối năm 2023 khi gói này kết thúc.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

"Om hàng", bán chênh giá nhà ở xã hội: Chưa có "thuốc" điều trị dứt điểm

Nhóm PV |

Việc bán nhà ở xã hội thu thêm tiền chênh, ngoài giá đã được Nhà nước phê duyệt như tại dự án nhà ở xã hội Evergreen Bắc Giang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hệ luỵ cho người dân, chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương, nhưng chưa có "thuốc" điều trị dứt điểm.

Đắk Lắk: Công nhân mong chờ nhà ở xã hội giá rẻ

BẢO TRUNG |

Một bộ phận rất lớn công nhân lao động ở tỉnh Đắk Lắk, có cả đồng bào dân tộc thiểu số đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đang đợi chờ có nhà ở xã hội giá rẻ để mua, từng bước ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, mong ước này của họ vẫn chưa được đáp ứng, ít nhất là trong tương lai gần...

Cách nào kéo giảm giá nhà ở xã hội vừa túi tiền công nhân?

VƯƠNG TRẦN |

Thực tế cho thấy, công nhân tỉnh lẻ khó mua nhà, kể cả nhà ở xã hội, bởi lẽ tiền lương không đủ để họ đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình ở thành phố, thậm chí, dù có thâm niên làm công nhân hơn 10 năm. Vì vậy, phát triển nhà ở xã hội cần phù hợp khả năng chi trả của công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn.

Người lao động rất khó tiếp cận nhà ở xã hội

Thành Nhân |

Lượng nhà ở xã hội phát triển thực tế trên địa bàn TP.Cần Thơ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Với thu nhập của công nhân lao động như hiện nay thì khó tiếp cận mua được nhà ở xã hội.

Bắt tay gỡ vướng chính sách để đạt 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Quyết sách đã có nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu đó không phải đơn giản, bởi những vướng mắc “đồng lần” về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai.

Bình Dương: Nhu cầu mua nhà ở xã hội rất lớn, nguồn cung khan hiếm

ĐÌNH TRỌNG |

Hiện nay các cơn sốt đất đã đi qua, giá nhà đất ở Bình Dương chững lại nhưng vẫn ở mức cao khiến người lao động không thể tiếp cận. Hầu hết công nhân đều trông chờ vào chính sách nhà ở xã hội (NƠXH), tuy nhiên hiện nay nguồn cung khan hiếm.

Đợi được 56 giây đèn đỏ, nhiều người không đủ kiên nhẫn đợi nốt 4 giây cuối

Tô Thế |

Hà Nội - Thực tế tình trạng người dân vượt đèn đỏ, hay vượt qua nút giao khi đèn đỏ còn khoảng 4 - 5 giây diễn ra rất phổ biến ở Hà Nội. Ngay tại vị trí xảy ra vụ tai nạn liên hoàn vừa qua, ghi nhận của PV cho thấy rất nhiều người mặc dù có thể chờ đến 56 giây đèn đỏ, nhưng 4 giây cuối lại không đủ kiên nhẫn để chờ.

Những thủ đoạn giả danh ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bảo Bình - Dương Anh |

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp mạo danh ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Để phòng, tránh các thủ đoạn lừa đảo, chủ tài khoản cần đề cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin qua điện thoại, Email hay tin nhắn, kể cả với người xưng là nhân viên ngân hàng đến giao dịch trực tiếp.

"Om hàng", bán chênh giá nhà ở xã hội: Chưa có "thuốc" điều trị dứt điểm

Nhóm PV |

Việc bán nhà ở xã hội thu thêm tiền chênh, ngoài giá đã được Nhà nước phê duyệt như tại dự án nhà ở xã hội Evergreen Bắc Giang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hệ luỵ cho người dân, chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương, nhưng chưa có "thuốc" điều trị dứt điểm.

Đắk Lắk: Công nhân mong chờ nhà ở xã hội giá rẻ

BẢO TRUNG |

Một bộ phận rất lớn công nhân lao động ở tỉnh Đắk Lắk, có cả đồng bào dân tộc thiểu số đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đang đợi chờ có nhà ở xã hội giá rẻ để mua, từng bước ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, mong ước này của họ vẫn chưa được đáp ứng, ít nhất là trong tương lai gần...

Cách nào kéo giảm giá nhà ở xã hội vừa túi tiền công nhân?

VƯƠNG TRẦN |

Thực tế cho thấy, công nhân tỉnh lẻ khó mua nhà, kể cả nhà ở xã hội, bởi lẽ tiền lương không đủ để họ đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình ở thành phố, thậm chí, dù có thâm niên làm công nhân hơn 10 năm. Vì vậy, phát triển nhà ở xã hội cần phù hợp khả năng chi trả của công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn.

Người lao động rất khó tiếp cận nhà ở xã hội

Thành Nhân |

Lượng nhà ở xã hội phát triển thực tế trên địa bàn TP.Cần Thơ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Với thu nhập của công nhân lao động như hiện nay thì khó tiếp cận mua được nhà ở xã hội.

Bắt tay gỡ vướng chính sách để đạt 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Quyết sách đã có nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu đó không phải đơn giản, bởi những vướng mắc “đồng lần” về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai.

Bình Dương: Nhu cầu mua nhà ở xã hội rất lớn, nguồn cung khan hiếm

ĐÌNH TRỌNG |

Hiện nay các cơn sốt đất đã đi qua, giá nhà đất ở Bình Dương chững lại nhưng vẫn ở mức cao khiến người lao động không thể tiếp cận. Hầu hết công nhân đều trông chờ vào chính sách nhà ở xã hội (NƠXH), tuy nhiên hiện nay nguồn cung khan hiếm.