Bắt tay gỡ vướng chính sách để đạt 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Quyết sách đã có nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu đó không phải đơn giản, bởi những vướng mắc “đồng lần” về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai.

Giảm thủ tục phiền hà

Mới đây, tại “Hội nghị thúc đẩy phát triển NƠXH cho công nhân, người thu nhập thấp”, với yêu cầu khẩn trương xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, một lần nữa cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy hệ thống an sinh xã hội toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau trong vấn đề nhà ở.

Công bằng mà nói, thời gian qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương, doanh nghiệp (DN) đã hoàn thành hàng trăm dự án NƠXH, nhà ở công nhân (7,8 triệu mét vuông), giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn.

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, bởi những vướng mắc từ cơ chế, chính sách, trong đó có cả các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án NƠXH, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, sát thực tế, không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư…

Cùng đó, vẫn còn không ít DN sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình.

Có thể nói một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thủ tục còn nhiều nhiêu khê, bấp cập, đặc biệt thủ tục đầu tư dự án NƠXH của DN tư nhân lại rất rắc rối, nhiêu khê hơn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Đơn cử như chủ đầu tư dự án NƠXH “được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không dám phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của dự án NƠXH do lo ngại tăng dân số cục bộ, không phù hợp với quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

Ngoài ra, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) - tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ cả phương thức hoán đổi quỹ đất 20% bằng quỹ đất hoặc quỹ nhà ở xã hội khác có giá trị tương đương là không phù hợp với quy định tại Điều 16 và Điều 26 Luật Nhà ở.

Vị này đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phân biệt quy mô diện tích được lựa chọn, hoặc xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20% trong dự án; hoặc được hoán đổi quỹ đất 20% NƠXH của dự án nhà ở thương mại bằng quỹ đất ở hoặc quỹ nhà ở tại vị trí khác theo nguyên tắc đảm bảo giá trị tương đương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NƠXH đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nhìn nhận khách quan, thẳng thắn để tập trung khắc phục sớm nhất có thể.

Cụ thể, cơ chế, chính sách phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện kịp thời, như về đối tượng tham gia, thụ hưởng; trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, quản lý mua - bán.

Khai thông cho 1 triệu căn NƠXH

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, tính đến nay trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,79 triệu mét vuông. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,718 triệu mét vuông.

Thời gian gần đây, nhiều “ông lớn” bất động sản đã quan tâm đến NƠXH, điển hình như Tập đoàn Vingroup mong muốn ngày càng có nhiều những căn nhà đẹp, có những tiện ích cơ bản cho người thu nhập thấp.

Tập đoàn phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn NƠXH. Hay như Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group - đề xuất mở rộng đối tượng mua NƠXH, trong đó cho phép tổ chức (có thể là DN được mua NƠXH để cho công nhân, người lao động thu nhập thấp thuê mua, thuê ở lâu dài.

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, để đạt được kỳ vọng 1 triệu căn hộ NƠXH trong thời gian tới cần có các cơ chế, giải pháp cụ thể.

Theo ông Điệp phải rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các DN, nhất là các DN lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng dự án.

Ngoài ra, ông Điệp cho rằng, nên có chủ trương khuyến khích các DN, khu công nghiệp xây các căn hộ cho công nhân của mình thuê giá rẻ là thiết thực nhất. Công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất phần nhiều là người tứ xứ muốn có chỗ ở ổn định để làm việc chứ không có mục đích mua nhà… và không có nhiều tiền để mua nhà.

Chính vì vậy, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương và các thành phần kinh tế thì việc “bắt tay” vào gỡ vướng về chính sách là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu cần phải làm ngay, để mục tiêu cao cả về 1 triệu căn hộ NƠXH trong 8 năm tới của Chính phủ cán đích thành công.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai đặt mục tiêu đến 2025 xây 10.000 căn nhà ở xã hội là khả thi

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ xây dựng 10.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là hoàn toàn khả thi...

Trông chờ các dự án nhà ở xã hội giá rẻ cho công nhân

HẠNH HƯƠNG |

Trung bình mỗi tháng, gia đình công nhân phải chi trả số tiền thuê trọ, điện, nước... khoảng 1,5 - 1,7 triệu đồng. Ngoài khoản chi phí này, họ phải lo toan nhiều loại tiền sinh hoạt khác. Đó cũng chính là lý do khiến họ mong muốn được mua nhà ở xã hội với mức giá khoảng 600.000 - 800.000 triệu đồng/căn để sớm “an cư lạc nghiệp”. 

Qua cơn sốt, giá đất nền neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Các cơn sốt đất ở Bình Dương đã hạ nhiệt, tuy nhiên lúc này giá đất nền đã neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm. Người lao động đỏ mắt tìm nhà ở, doanh nghiệp muốn tìm mua cho người lao động cũng không có nguồn hàng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đồng Nai đặt mục tiêu đến 2025 xây 10.000 căn nhà ở xã hội là khả thi

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ xây dựng 10.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là hoàn toàn khả thi...

Trông chờ các dự án nhà ở xã hội giá rẻ cho công nhân

HẠNH HƯƠNG |

Trung bình mỗi tháng, gia đình công nhân phải chi trả số tiền thuê trọ, điện, nước... khoảng 1,5 - 1,7 triệu đồng. Ngoài khoản chi phí này, họ phải lo toan nhiều loại tiền sinh hoạt khác. Đó cũng chính là lý do khiến họ mong muốn được mua nhà ở xã hội với mức giá khoảng 600.000 - 800.000 triệu đồng/căn để sớm “an cư lạc nghiệp”. 

Qua cơn sốt, giá đất nền neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Các cơn sốt đất ở Bình Dương đã hạ nhiệt, tuy nhiên lúc này giá đất nền đã neo ở mức cao, nhà ở xã hội thì khan hiếm. Người lao động đỏ mắt tìm nhà ở, doanh nghiệp muốn tìm mua cho người lao động cũng không có nguồn hàng.