Thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái

Nguyễn Thúy |

Nếu những khó khăn hiện nay không được sớm giải quyết, giới chuyên gia cảnh báo thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đến cuối năm 2022, có gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tuyên bố phá sản, giải thể, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Từ quý IV/2022, số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới ít.

Doanh nghiệp môi giới BĐS cũng lỗ nặng. Nhiều đơn vị thiếu dòng tiền, cắt giảm nhân sự, giảm lương và đóng cửa văn phòng. Chỉ tính trong tháng 1.2023, không ít chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng. Hàng chục vạn môi giới, chiếm tới 80% lực lượng phải dừng hoạt động.

Một số văn phòng môi giới trong tình trạng đóng cửa. Ảnh Cao Nguyên.
Do thua lỗ nặng, một số văn phòng môi giới trong tình trạng đóng cửa. Ảnh: Anh Huy.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - cho biết, hiện thị trường bất động sản tắc nguồn vốn tín dụng, vốn trái phiếu và vốn huy động từ khách hàng. Số lượng dự án BĐS đang triển khai trên cả nước phải tạm dừng lên đến cả nghìn dự án, với giá trị đầu tư khoảng 800.000 tỉ đồng, trong đó có cả những dự án phát triển nhà ở xã hội.

Để giảm áp lực tài chính, nhiều doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ việc bớt và điều này giải thích vì sao trong phạm vi một phân khúc có tới 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống.

Đáng lo ngại là với những khó khăn trên đây, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - nhận định nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả bình ổn thị trường, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng, thị trường BĐS có thể trượt vào suy thoái, kéo theo khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Hơn nữa, do lĩnh vực BĐS có tác động lan tỏa tới hơn 20 ngành nghề và lĩnh vực khác nhau nên những khó khăn của thị trường này sẽ tác động tới kết quả sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp, ngành nghề trong năm 2023.

Những khó khăn hiện nay của thị trường BĐS là rất hiện hữu. Thống kê mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy, do những khó khăn về dòng tiền và giá nguyên vật liệu leo thang, số doanh nghiệp địa ốc phá sản trong năm 2022 tăng gần 40% so với năm trước.

Với các doanh nghiệp còn lại, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp BĐS lớn đang phải cắt giảm tối đa chi phí. Không ít doanh nghiệp, tập đoàn lớn phải giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại; hay thiếu dòng tiền để trả cho doanh nghiệp cung ứng và trả lương người lao động.

"Khách hàng mua BĐS khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án BĐS dẫn đến các doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư", Bộ Xây dựng nhận định.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Giải toả sức ép cho thị trường bất động sản

THU GIANG |

Trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao, thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng đã tạo nên tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư, tổ chức cá nhân. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để giải quyết tình trạng tắc nghẽn thanh khoản BĐS trầm trọng cần ưu tiên giải quyết vấn đề pháp lý và hạ nhiệt lãi suất trong thời gian tới.

Tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu thị trường bất động sản

Vương Trần |

Thủ tướng đặt vấn đề, đối với thị trường bất động sản, chúng ta phải tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu, phải chăng điểm cân bằng này thể hiện qua giá cả, cần phân tích xem liệu giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?

Đề xuất nới tiêu chí cho vay để "giải cứu" doanh nghiệp bất động sản

ANH HUY |

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) - đề xuất loạt giải pháp về pháp lý, nới tiêu chí cho vay và xử lý nợ để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp bất động sản.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Giải toả sức ép cho thị trường bất động sản

THU GIANG |

Trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao, thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng đã tạo nên tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư, tổ chức cá nhân. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để giải quyết tình trạng tắc nghẽn thanh khoản BĐS trầm trọng cần ưu tiên giải quyết vấn đề pháp lý và hạ nhiệt lãi suất trong thời gian tới.

Tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu thị trường bất động sản

Vương Trần |

Thủ tướng đặt vấn đề, đối với thị trường bất động sản, chúng ta phải tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu, phải chăng điểm cân bằng này thể hiện qua giá cả, cần phân tích xem liệu giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?

Đề xuất nới tiêu chí cho vay để "giải cứu" doanh nghiệp bất động sản

ANH HUY |

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) - đề xuất loạt giải pháp về pháp lý, nới tiêu chí cho vay và xử lý nợ để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp bất động sản.