Giải toả sức ép cho thị trường bất động sản

THU GIANG |

Trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao, thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng đã tạo nên tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư, tổ chức cá nhân. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để giải quyết tình trạng tắc nghẽn thanh khoản BĐS trầm trọng cần ưu tiên giải quyết vấn đề pháp lý và hạ nhiệt lãi suất trong thời gian tới.

Tập trung gỡ điểm nghẽn pháp lý 

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, tình trạng tắc nghẽn pháp lý diễn ra trong thời gian dài được cho là nguyên nhân khiến hàng trăm dự án xây dựng gần đây không được phê duyệt, gây khó khăn cho nguồn cung thị trường, ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của các chủ đầu tư.

PGS-TS Phạm Thế Anh - Giảng viên kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - nhấn mạnh, việc tập trung vào giải quyết vấn đề pháp lý chính là điểm mấu chốt sẽ giúp thị trường BĐS tháo gỡ khó khăn. Đây là vấn đề quan trọng nhất vì trong môi trường rủi ro như hiện nay, các hoạt động bán lẻ hay M&A bán buôn BĐS chỉ được thực hiện khi nhà đầu tư an tâm về tính pháp lý của dự án.

Cũng theo chuyên gia, những căng thẳng về tỉ giá hối đoái đã giảm mạnh, vì vậy cần tập trung cho thanh khoản và hạ lãi suất, giúp doanh nghiệp BĐS "dễ thở" hơn thời gian tới. Khi hạ lãi suất thì kênh đầu tư chứng khoán hay BĐS đương nhiên sẽ hấp dẫn và người có nhu cầu mua nhà để ở cũng sẽ dễ dàng hơn.

"Với mặt bằng lãi suất cao, doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vốn vay ngân hàng rất lớn sẽ làm đóng băng tất cả các thị trường, không chỉ thị trường BĐS mà còn làm sức khỏe của nền kinh tế sẽ yếu đi" - PGS-TS Phạm Thế Anh đề cập.

Vực dậy thị trường bất động sản

Theo số liệu của FiinGroup, có đến hơn 80% giá trị trái phiếu doanh nghiệp của ngành BĐS phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết. Đáng lưu ý, các doanh nghiệp này có sức khỏe tài chính ở mức yếu rất báo động và đặc biệt là thiếu minh bạch.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp BĐS buộc phải duy trì đủ dòng tiền cho các dự án (thường kéo dài 3 - 5 năm, tùy thuộc quy mô) do đặc thù thâm dụng vốn, nhưng dòng tiền suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

Trong vòng 2 năm tới, gánh nặng đáo hạn của ngành BĐS sẽ lên tới khoảng 230,86 nghìn tỉ đồng (chiếm 35,2% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường). Trong khi đó, phần lớn các trái phiếu trên được phát hành với thời gian đáo hạn từ 3,5 năm trở xuống cho thấy, nhu cầu vay vốn để tái cấp vốn của ngành là rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải dựa vào dòng tiền hiện có hoặc tiếp cận các nguồn vay bên ngoài rủi ro hơn. Do thiếu vốn triển khai dự án trong khi doanh số sụt giảm, doanh nghiệp BĐS đã tính đến các phương án tái cơ cấu nợ như gia hạn nợ, chuyển đổi gói vay với lãi suất mới; mua lại trái phiếu; trả nợ trái phiếu bằng BĐS; tập trung vào sản phẩm chủ lực; thu gọn bộ máy, cắt giảm nhân sự; tăng chiết khấu để kích cầu...

Theo ông Nguyễn Tùng Anh - Trưởng phòng Phân tích Tín dụng và Dịch vụ Tài chính xanh FiinRatings - khi lãi suất hạ nhiệt, kỳ vọng lợi tức cho người thuê nhà sẽ gia tăng và sẽ đến lúc một điểm trung hòa, giúp bức tranh của ngành BĐS có thể sáng sủa hơn. Cùng với đó, chắc chắn thị trường BĐS sẽ cần có sự hỗ trợ rất cấp thiết đến từ chính sách của cơ quan chức năng để từ đó có thể gỡ được những nút thắt quan trọng hiện nay.

Cụ thể ngay từ quý I/2023, một số ngân hàng đã tung ra gói tín dụng lãi suất ưu đãi, giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem đến tín hiệu tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn giá rẻ hơn để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhấn mạnh nguyên nhân BĐS khó giảm giá trong thời gian gần đây, chuyên gia chứng khoán Đào Phúc Tường phân tích, đa phần doanh nghiệp BĐS đều có nhà đầu tư ruột, 70% giá trị tài sản đảm bảo là của các doanh nghiệp BĐS, nếu bây giờ giảm giá bán sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo của các công ty ở ngân hàng.

Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu các công ty BĐS này phải bổ sung tài sản đảm bảo. Đặc biệt, những dự án có vấn đề pháp lý, có giảm giá thì công ty BĐS cũng không thể bán được.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Thị trường bất động sản cần những giải pháp toàn diện

ANH HUY |

Giai đoạn từ nửa cuối năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) liên tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ nhiều nguyên nhân.

Nghịch lý thị trường bất động sản: Thiếu nguồn cung nhưng vẫn tồn hàng

ANH HUY |

Có một thực tế gây nhiều chú ý, tình trạng nguồn cung bất động sản (BĐS) khan hiếm đã kéo dài liên tục trong 5 năm vừa qua và khả năng sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2023.

Thị trường bất động sản Miền Tây: Giảm 10-15% vẫn không bán được

Văn Sỹ |

Cần Thơ - Tình trạng sốt giá đất 1, 2 năm trở lại đây và người mua gặp nhiều khó khăn trong vay vốn đầu tư bất động sản là 2 trong nhiều nguyên nhân làm cho hoạt động mua bán nhà, đất ế ẩm trong nhiều tháng qua.

Vụ án cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Việt Dũng |

Viện KSND Tối cao vừa có thông báo về việc trả hồ sơ vụ án cây xanh liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để điều tra bổ sung.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Đang kiểm tra báo cáo của MVI Life

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng 12.4, xác nhận với PV Báo Lao Động, phía Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI (MVI Life) đã gửi báo cáo về vụ việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan.

Về đất Tổ Phú Thọ nghe làn điệu hát Xoan

Vân Hoa |

Hát Xoan ra đời trên mảnh đất trung du Phú Thọ từ thời đại Hùng Vương, đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ

Trẻ sơ sinh thở oxy do virus RSV, bệnh viện quá tải do số ca tăng nhanh

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày gần đây, số bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp RSV tăng nhanh, đáng chú ý có nhiều trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản phải thở oxy, thở máy.

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người

Thùy Linh |

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”. 

Thị trường bất động sản cần những giải pháp toàn diện

ANH HUY |

Giai đoạn từ nửa cuối năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) liên tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ nhiều nguyên nhân.

Nghịch lý thị trường bất động sản: Thiếu nguồn cung nhưng vẫn tồn hàng

ANH HUY |

Có một thực tế gây nhiều chú ý, tình trạng nguồn cung bất động sản (BĐS) khan hiếm đã kéo dài liên tục trong 5 năm vừa qua và khả năng sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2023.

Thị trường bất động sản Miền Tây: Giảm 10-15% vẫn không bán được

Văn Sỹ |

Cần Thơ - Tình trạng sốt giá đất 1, 2 năm trở lại đây và người mua gặp nhiều khó khăn trong vay vốn đầu tư bất động sản là 2 trong nhiều nguyên nhân làm cho hoạt động mua bán nhà, đất ế ẩm trong nhiều tháng qua.