Nhà đầu tư ngoại đang mạnh mẽ thâu tóm “đất vàng” tại Việt Nam

T.CHÍ |

Hàng loạt dự án bất động sản (BĐS) trong nước đang đắp chiếu đã được hồi sinh với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện có hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường BĐS trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm: Nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. 

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), tại Việt Nam, thị trường M&A trong năm 2017 được dự báo sẽ tiếp tục sôi động; trong năm 2017-2018, các thương vụ M&A tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng và bất động sản.

Tương tự, Công ty nghiên cứu thị trường JLL cũng cho rằng, thị trường BĐS dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017 với hàng loạt các thương vụ mua bán và sáp nhập. Thị trường BĐS Việt Nam thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động M&A.

Có thể kể ra một vài ví dụ điển hình như một tập đoàn khác đến từ Hong Kong là Sunwah đang âm thầm triển khai dự án cao cấp mặt tiền đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) có tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Hay nhà đầu tư Nhật Bản còn mua lại 70% quyền sở hữu tòa nhà văn phòng A&B tại trung tâm TP.HCM.

Tương tự, Keppel Land (Singapore) cũng tham gia vào dự án Empire City; Kepple Land vừa nâng trần sở hữu cổ phần của mình tại dự án Sai Gon Centre nhằm từng bước thâu tóm toàn bộ dự án Saigon Centre. Đầu năm 2017, CapitaLand đã thâu tóm một khu đất rộng hơn 200ha ngay trung tâm quận 1 để chuẩn bị phát triển khu phức hợp thương mại, văn phòng cao tầng...

Theo JLL, hình thức liên doanh đang trở nên phổ biến giữa các nhà đầu tư nước ngoài - với khả năng tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm sẽ hợp tác cùng với các tập đoàn tại địa phương - những nhà đầu tư đang nắm giữ đất đai trên thị trường cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại.

Qua quan sát của JLL, hiện có hàng trăm triệu đôla đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và sự tăng trưởng của các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Phân khúc khách sạn luôn thu hút được sự quan tâm trong thời gian qua với nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào Việt Nam. JLL dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời những thị trường khác như khu công nghiệp và giáo dục cũng đang không ngừng tăng trưởng. Thị trường nhà ở bình dân được đánh giá là phân khúc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Tuy nhiên, JLL cũng cho rằng, đầu tư BĐS ở Việt Nam cũng đi kèm với những thách thức. Cụ thể, đối với các dự án nhà ở và thương mại, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất “sạch” (như: Hoàn thành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất, và kế hoạch phát triển tốt). Tuy nhiên, những dự án như trên rất hiếm, bởi lẽ thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn non trẻ.

Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, các dự án có tiềm năng phát triển tốt khá khan hiếm. Khả năng tiếp cận đến các dự án tốt tương đối hạn chế. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

T.CHÍ
TIN LIÊN QUAN

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Thấy gì từ con số hàng trăm nghìn tỉ tồn kho của bất động sản?

Gia Miêu |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy hàng tồn kho vẫn rất lớn, nguyên nhân là tiến độ các dự án chậm do vướng mắc thủ tục pháp lý, dòng vốn khó, nguồn cầu yếu.

Ở quê khó khăn, cặp vợ chồng trẻ ra Hà Nội xin làm công nhân

Bảo Hân - Minh Phương |

Mặc dù đã quay trở lại sản xuất được gần 2 tuần kể từ sau Tết Nguyên đán 2023, song không ít vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chỉ đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca từ đó thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác đang cố gắng tìm việc mới để đảm bảo cuộc sống, có tiền chăm sóc con cái ở quê.

Hà Nội thúc tiến độ xây dựng, cải tạo hàng loạt công viên lớn

PHẠM ĐÔNG |

Bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp các công viên hiện có, Hà Nội cũng triển khai xây dựng, thúc tiến độ các công viên theo quy hoạch để phục vụ nhân dân, tăng diện tích cây xanh đô thị.

Dự báo thời tiết 11.2: Cuối tuần Hà Nội mưa phùn sương mù, TPHCM nắng nóng

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 11.2, Hà Nội tiếp tục duy trì hình thái mưa nhỏ mưa phùn vào sáng sớm và đêm, ngày khô ráo gián đoạn. TPHCM thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Gỡ khó cho việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện

Thùy Linh - Hà Anh |

Thời gian qua, việc cung ứng, mua sắm một số loại thuốc, nhất là thuốc chuyên khoa, thuốc hiếm tại một số cơ sở y tế công lập gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tác khám, điều trị cho người dân.

Sách Giáo khoa Hòa Phát: Chuỗi công ty con ngập trong nợ trái phiếu

Quang Dân |

Tháng 8.2021, Hưng Vượng Developer (Công ty con của Sách Giáo khoa Hòa Phát) đã huy động thành công lô trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Song cũng trong tháng 8.2021, công ty này lại cho một cá nhân vay tín chấp 310 tỉ đồng với lãi vay lên đến 20%/năm.