Làm dự án bất động sản vướng từ quy định đầu tiên liên quan đến đất ở

Bảo Chương |

TPHCM - Ách tắc do vướng quy định phải có 100% đất ở mới được chấp thuận đầu tư dự án đã khiến rất nhiều doanh nghiệp không thể hoàn thành thủ tục xin chấp thuận đầu tư dự án bất động sản.

Qua trao đổi với một số doanh nghiệp bất động sản, được biết, một nội dung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay đang có nguy cơ khiến thị trường khó càng thêm khó.

Đó là quy định tại Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định trường hợp để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Như vậy, hiện nay, chỉ có đất ở và đất phi nông nghiệp đã đóng tiền sử dụng đất hoặc đóng tiền thuê đất một lần mới được làm dự án. Đây thực sự là quy định khó.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Công ty đầu tư và xây dựng bất động sản Trường Phát - cho biết, hiện số lượng khu đất có 100% đất ở hoặc một phần đất ở chỉ chiếm phần rất nhỏ. Trong khi doanh nghiệp có thuần đất khác lại chiếm đa số hiện nay.

Do đó, quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đơn cử như trường hợp công ty ông Dũng ngày trước đã có mua đất gần 10 ha ở Nhà Bè nhằm làm dự án bất động sản. Mới đây, ông đi xin chủ trương đầu tư để thực hiện dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, nhưng bị trả hồ sơ do dự án của ông không có một chút đất ở nào. Và thế là dự án phải "trùm mền".

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM vào tháng 6.2023, riêng với các hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, hiện có 62 dự án trên địa bàn không đáp ứng điều kiện làm dự án nhà ở thương mại do dự án không có đất ở hoặc không nhận chuyển nhượng toàn bộ đất ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp "lãnh đủ" vì hàng nghìn tỉ đồng bị "chôn" trong đất, mà người dân cũng bị ảnh hưởng khi nguồn cung khan hiếm.

Theo tìm hiểu thì được biết, quy định hiện hành tại Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi 9 luật, trong đó sửa khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở năm 2014 về các loại đất được làm nhà ở thương mại thì nếu muốn làm dự án nhà ở thương mại, trong khu đất này phải có ít nhất 1m2 là đất ở, phần còn lại là các loại đất khác như là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, hay thương mại dịch vụ.

Quy định này cũng đã làm khó doanh nghiệp bởi không phải dự án nào cũng có dính một phần đất ở hoặc đất khác không phải là đất ở.

Luật sư Nguyễn Thanh Nhã, Văn phòng luật DBS cho biết, hiện nay Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định như vậy thì dự án bất động sản đã khó nay càng "tắc" nhiều hơn.

Bởi hiện nay, các dự án được phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất ở, đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp…Không chỉ vậy, còn tắc ở quy định chỉ được công nhận chủ đầu tư nếu có đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Nhưng thực tế, đa số dự án hiện tại đang được thực hiện theo hình thức doanh nghiệp nộp tiền thuê đất hằng năm.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng cho biết, đã nhiều lần kiến nghị để điều chỉnh Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành cho phép nhà đầu tư có một phần đất ở, một phần đất khác (có thể là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được thuê trả tiền một lần hoặc trả tiền hằng năm) đều được sử dụng để thực hiện dự án bất động sản nếu phù hợp các loại quy hoạch...

Đồng thời, có thể mở rộng trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (100% là đất phi nông nghiệp được thuê trả tiền một lần hoặc trả tiền hằng năm không có đất ở) cũng được thực hiện dự án nhà ở thương mại nếu phù hợp các loại quy hoạch...

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Bất động sản khó khăn, ngành xây dựng cũng khó thở

Bảo Chương |

Cùng với thị trường bất động sản đi xuống, ngành xây dựng chịu tác động trực tiếp khi đầu tư công chưa đủ hỗ trợ, lãi suất ngân hàng ở mức cao.

Thị trường bất động sản sắp thoát khỏi nguy cơ "mất phanh"

Tuyết Lan |

Nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành, hệ thống ngân hàng và nhiều phía đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản. Mặc dù thị trường chưa đủ lực để có thể phát triển nhưng phần nào đã có sự phục hồi.

Đề xuất giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản cần "đúng và trúng"

Tuyết Lan |

Thị trường bất động sản mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn thách thức về dòng tiền và các nút thắt pháp lý... Điều này đã làm suy giảm lòng tin của khách hàng, sự vận hành ổn định, bền vững của các thành phần trong thị trường bất động sản.

Trực tiếp Wuhan Three Town FC 0-0 Hà Nội FC: Chủ nhà lấn lướt

Nhóm PV |

Trực tiếp Wuhan Three Town FC với Hà Nội FC tại vòng bảng AFC Champions League 2023-2024.

4 du khách bị lũ cuốn ở Lâm Đồng đều đã tử vong

Mai Hương |

Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tìm thấy thi thể du khách bị lũ cuốn trôi còn lại, nâng lên số tử vong trong sự cố là 4 người.

Lãnh đạo UBND huyện ở Đắk Lắk sẽ công khai xin lỗi giáo viên

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Liên quan đến sự việc giáo viên tố cáo Trưởng Phòng Giáo dục mà Báo Lao Động phản ánh, lãnh đạo UBND huyện Ea H'leo khẳng định sẽ thu hồi thông báo, hủy kết quả của Hội đồng thi đua khen thưởng và có văn bản xin lỗi đến các cô giáo có liên quan.

Bi hài chuyện người dân KĐT Thanh Hà hướng dẫn nhau cách tiết kiệm nước

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Thiếu nước sạch sinh hoạt, những ngày này, cư dân khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) phải hướng dẫn nhau hay tìm đủ mọi cách để tiết kiệm nước. Những cách thức nghe qua có vẻ hài hước, nhưng đó lại là sự thật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại đây.

Mưa giảm dần tại khu vực Nam Bộ trong những ngày tới

HẠ MÂY |

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, những ngày tới khu vực TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ có mưa, lượng mưa giảm dần cho đến đầu tháng 11.

Bất động sản khó khăn, ngành xây dựng cũng khó thở

Bảo Chương |

Cùng với thị trường bất động sản đi xuống, ngành xây dựng chịu tác động trực tiếp khi đầu tư công chưa đủ hỗ trợ, lãi suất ngân hàng ở mức cao.

Thị trường bất động sản sắp thoát khỏi nguy cơ "mất phanh"

Tuyết Lan |

Nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành, hệ thống ngân hàng và nhiều phía đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản. Mặc dù thị trường chưa đủ lực để có thể phát triển nhưng phần nào đã có sự phục hồi.

Đề xuất giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản cần "đúng và trúng"

Tuyết Lan |

Thị trường bất động sản mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn thách thức về dòng tiền và các nút thắt pháp lý... Điều này đã làm suy giảm lòng tin của khách hàng, sự vận hành ổn định, bền vững của các thành phần trong thị trường bất động sản.