Bất động sản khó khăn, ngành xây dựng cũng khó thở

Bảo Chương |

Cùng với thị trường bất động sản đi xuống, ngành xây dựng chịu tác động trực tiếp khi đầu tư công chưa đủ hỗ trợ, lãi suất ngân hàng ở mức cao.

Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong quý II/2023, 55 doanh nghiệp xây dựng dân dụng trên sàn chứng khoán ghi nhận doanh thu giảm gần 2% về mức 23.000 tỉ đồng, tổng lãi ròng tăng gần 4% lên hơn 1.300 tỉ đồng. Nhưng mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ 9 doanh nghiệp có lãi ròng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, còn lại đa phần thua lỗ. Bên cạnh đơn hàng hay nguồn vốn, một nỗi lo lớn khác là tình trạng nợ đọng kéo dài.

Ngay cả những ông lớn trong ngành xây dựng cũng đang đối mặt nhiều vấn đề vì bị ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của thị trường.

Đơn cử như tại Đại hội đồng cổ đông bất thường 2023 lần 2 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) mới đây, Phó Chủ tịch HĐQT HBC ông Lê Viết Hiếu cho biết, tổng khoản phải thu của HBC hiện tại là 9.192 tỉ đồng. Ông Hiếu nhận định HBC khó đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2023 do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu mảng xây dựng, trong đó có thể kể đến việc các chủ đầu tư vẫn chưa xử lý được vấn đề về pháp lý và bán hàng.

Doanh thu hợp nhất của HBC trong năm 2023 dự kiến 7.800 tỉ đồng. Lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ tiếp tục âm do không thực hiện được việc thanh lý tài sản của một số đối tác gặp khó khăn về tài chính.

Tỷ lệ nợ của HBC đang khá cao. Về tình hình tài chính, cuối năm 2022, HBC có dư nợ tại 14 ngân hàng nhưng hiện tại đã tất toán công nợ tại 7 ngân hàng và số công nợ tại 7 ngân hàng còn lại là 4,7 nghìn tỉ đồng. Ban lãnh đạo đang cố gắng đưa tỷ lệ đòn bẩy về dưới 2, rồi sau đó giảm về 1,5 bằng cách phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ. Đơn cử, đầu tháng 10.2023, HBC đã đạt được thỏa thuận với 99 nhà cung cấp về việc hoán đổi công nợ thành cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.

Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT Coteccons cũng chia sẻ với các cổ đông, 6 tháng vừa qua thị trường chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ ràng trong lĩnh vực bất động sản kể cả tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Dự kiến tới quý II/2024 có thể thấy dấu hiệu hồi phục rõ hơn.

Hiện tại, Coteccons lập kế hoạch kinh doanh khá thận trọng. 2023 là năm đầu tiên Coteccons thực hiện thay đổi năm tài chính. Theo đó, kết thúc năm tài chính 2023 (chỉ tính 6 tháng đầu năm 2023), Coteccons ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.744 tỉ đồng, thực hiện được 88% kế hoạch, trong khi lãi sau thuế đạt 52 tỉ đồng.

Lợi nhuận sụt giảm, dòng tiền kinh doanh âm, nợ vay tăng cũng là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp cùng ngành khi có đến 90% các doanh nghiệp xây dựng trong nước có vốn rất nhỏ, thường chỉ dưới 100 - 200 tỉ đồng, còn các doanh nghiệp có vốn trên 3.000 tỉ đồng rất ít.

Do đó, tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp xây dựng là nhỏ, trong khi đặc thù ngành xây dựng là làm trước rồi mới được thanh toán, và chỉ được tạm ứng ban đầu một phần từ 15 - 30%, còn lại là vay ngân hàng. Đến nay, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao (dù đã được hạ), riêng lãi suất các doanh nghiệp vay ngân hàng là từ 10 - 11%, trong khi lãi từ các dự án được xây dựng cẩn thận, nghiêm túc cũng chỉ lãi từ 4 - 5%.

Vậy nên, với mức lãi suất ngân hàng như vừa qua thì doanh nghiệp không thể gánh được. Chưa kể thủ tục thanh toán, đặc biệt là các công trình vốn ngoài ngân sách nhà nước đang hết sức khó khăn.

Đại diện của Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TPHCM (SACA) cho hay, việc nhiều dự án bất động sản bị đình trệ kéo dài do vướng mắc pháp lý khiến các doanh nghiệp xây dựng và cung ứng vật liệu xây dựng cũng “đứng hình” theo. Dù đã lường trước khó khăn, nhưng một cú sốc như vậy gây ra sự sụt giảm doanh thu quá lớn, khiến không ít doanh nghiệp đang đối mặt bài toán tồn tại hay không tồn tại.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Nhà đầu tư vẫn quay lưng, bất động sản nghỉ dưỡng chưa khởi sắc

Bảo Chương |

Bất chấp sự phục hồi của thị trường chung, khách du lịch tăng trở lại, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó khăn.

Thị trường bất động sản sắp thoát khỏi nguy cơ "mất phanh"

Tuyết Lan |

Nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành, hệ thống ngân hàng và nhiều phía đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản. Mặc dù thị trường chưa đủ lực để có thể phát triển nhưng phần nào đã có sự phục hồi.

Đề xuất giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản cần "đúng và trúng"

Tuyết Lan |

Thị trường bất động sản mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn thách thức về dòng tiền và các nút thắt pháp lý... Điều này đã làm suy giảm lòng tin của khách hàng, sự vận hành ổn định, bền vững của các thành phần trong thị trường bất động sản.

1.000 dự án bất động sản đang mắc kẹt, chưa thể triển khai

PHẠM ĐÔNG |

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 8, cả nước còn khoảng 1.000 dự án bất động sản với hơn 410.000 căn đang mắc kẹt, chưa thể triển khai vì vướng mắc pháp lý.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhà đầu tư vẫn quay lưng, bất động sản nghỉ dưỡng chưa khởi sắc

Bảo Chương |

Bất chấp sự phục hồi của thị trường chung, khách du lịch tăng trở lại, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó khăn.

Thị trường bất động sản sắp thoát khỏi nguy cơ "mất phanh"

Tuyết Lan |

Nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành, hệ thống ngân hàng và nhiều phía đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản. Mặc dù thị trường chưa đủ lực để có thể phát triển nhưng phần nào đã có sự phục hồi.

Đề xuất giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản cần "đúng và trúng"

Tuyết Lan |

Thị trường bất động sản mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn thách thức về dòng tiền và các nút thắt pháp lý... Điều này đã làm suy giảm lòng tin của khách hàng, sự vận hành ổn định, bền vững của các thành phần trong thị trường bất động sản.

1.000 dự án bất động sản đang mắc kẹt, chưa thể triển khai

PHẠM ĐÔNG |

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 8, cả nước còn khoảng 1.000 dự án bất động sản với hơn 410.000 căn đang mắc kẹt, chưa thể triển khai vì vướng mắc pháp lý.