Hiện trạng khu đất vàng 2,7 ha được quy hoạch làm bến xe ở Hà Nội

Khánh An - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau 8 năm được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư, khu đất quy hoạch xây dựng Bến xe Yên Sở vẫn để trống.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 2.1, hiện khu đất quy hoạch xây dựng Bến xe Yên Sở vẫn đang bỏ hoang, xung quanh quây tôn kín mít, bên trong cỏ cây đã mọc um tùm.

Ông Đỗ Văn Minh (56 tuổi, Yên Sở, Hoàng Mai) - người dân sống gần khu vực này - cho biết, khoảng cuối năm 2018, khu đất này được san gạt, trải thảm xi măng một phần đất bên trong. "Tuy nhiên từ đó đến nay, tôi không thấy máy móc hay công nhân làm việc tại dự án" - ông Minh nói.

Ông Minh mong muốn, nếu bến xe không được xây dựng, thành phố cần chuyển đổi công năng, mục đích của khu đất để tránh lãng phí. Bởi việc để hoang khu đất có vị trí đắc địa là rất lãng phí, trong khi quỹ đất của thành phố có hạn.

Khu đất quy hoạch xây bến xe nằm ở vị trí đắc địa. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Khu đất quy hoạch xây bến xe nằm ở vị trí đắc địa. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cùng chung thắc mắc, ông Nguyễn Hà (58 tuổi, Yên Sở, Hoàng Mai) không hiểu tại sao bến xe Yên Sở được khởi công xây dựng một thời gian rồi lại bất động nhiều năm nay.

"Khu đất bỏ hoang vừa gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị vừa gây lãng phí quỹ đất của thành phố. Trước đây, người dân đã nhiều lần kiến nghị xử lý tình trạng dự án treo, nhưng đến nay vẫn không có động tĩnh gì" - ông Hà nói.

Cỏ mọc um tùm bên trong khu đất vàng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cỏ mọc um tùm bên trong khu đất vàng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ngày 30.12.2016, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 7283/QĐ-UBND về việc chấp thuận xây dựng Bến xe khách Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Theo đó, bến xe có tổng mức đầu tư 118 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần Bến xe Thanh Trì làm chủ đầu tư.

Trong đó, vốn nhà đầu tư là 30 tỉ đồng (chiếm 25,4% tổng vốn), vốn đi vay và huy động khác là 88 tỉ đồng (chiếm tới 74,6% tổng vốn); thời gian hoạt động là 50 năm, dự kiến hoàn thành năm 2018.

Sau khi hoàn thiện, dự án sẽ có công suất 800-1.000 lượt xe/ngày, giai đoạn đầu sẽ khai thác 400 lượt xe/ngày.

Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến nay, 7 năm trôi qua nhưng dự án vẫn chỉ là bãi đất trống.

Phía trong khu đất quy hoạch xây dựng Bến xe Yên Sở. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Phía trong khu đất quy hoạch xây dựng Bến xe Yên Sở. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo tìm hiểu của Lao Động, vướng mắc tại dự án bến xe Yên Sở cũng là nội dung được doanh nghiệp phản ánh tại một cuộc làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội vào cuối tháng 12.2023.

Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, dự án bến xe Yên Sở khó khăn do chồng lấn qua nhiều thời kỳ khác nhau, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ rà soát, báo cáo trước ngày 5.1.2024.

Về phương án giải quyết, tổng diện tích dự án là 2,7 ha, chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng 1,8 ha. Đối với 0,9 ha còn lại, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ rà soát, xem liệu phần đất có thuộc đất công hay không.

Nếu thống nhất và giải quyết được diện tích 0,9 ha, sẽ giải quyết được tổng thể. Nếu còn vướng, có thể xem xét phương án tạm giao.

Hiện trạng khu đất xây dựng Bến xe Yên Sở. Video: Khánh An
Khánh An - Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh siêu dự án bỏ hoang của Công ty Sông Đà Thăng Long trên đất vàng

Vĩnh Hoàng - Cao Nguyên |

Dự án Usilk City do Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã gần như biến dự án đáng sống bậc nhất quận Hà Đông thành những tòa nhà hoang ngay giữa Hà Nội.

Khu đất vàng chuẩn bị xây công viên ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông sẽ được dựng với tổng diện tích trên 95 ha.

Nhà máy xử lý nước thải bất động hơn nửa thập kỉ trên đất vàng ở Long Biên

Vĩnh Hoàng |

Trong khi tỉ lệ nước thải ở Hà Nội được xử lý chưa đến 30% thì nhà máy xử lý nước thải của Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên lại bị bỏ hoang và gây lãng phí lớn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Huy Cường làm Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội

KHÁNH AN |

Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh bị cắt ghép, phát tán các hình ảnh nhạy cảm

Cẩm Hà |

Ông Hồ Huy - Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh bị các đối tượng sử dụng công nghệ Deepfake để cắt ghép, phát tán các hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân.

Hội An chôn lấp xác tàu đắm nghi là tàu cổ để chờ kết luận chính thức

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Cho đến nay, vẫn chưa có cơ sở khẳng định xác tàu đắm vừa được phát hiện ở bờ biển Hội An là tàu cổ. Chính quyền địa phương đã chủ động chôn lấp để bảo vệ hiện trường trước khi có kết luận chính thức.

Huyện Lạng Giang lý giải chưa thỏa đáng bất thường về xuất xứ hàng hóa trong một số gói thầu

Trần Tuấn - Văn Nguyễn |

Liên quan đến các gói thầu của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Lạng Giang (Bắc Giang), Luật Đấu thầu 2013 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ năm 2017 đều cấm nêu xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử.

Dự án 8.500 tỉ kỳ vọng giúp Ngã Tư Sở - Cầu Giấy thoát khỏi tấm áo đã chật

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chuyên gia cho rằng, việc mở rộng Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy để giảm ùn tắc là điều cấp thiết, cần sớm triển khai trong bối cảnh tuyến đường đang "mặc chiếc áo đã chật" suốt nhiều năm qua.

Cận cảnh siêu dự án bỏ hoang của Công ty Sông Đà Thăng Long trên đất vàng

Vĩnh Hoàng - Cao Nguyên |

Dự án Usilk City do Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã gần như biến dự án đáng sống bậc nhất quận Hà Đông thành những tòa nhà hoang ngay giữa Hà Nội.

Khu đất vàng chuẩn bị xây công viên ở Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông sẽ được dựng với tổng diện tích trên 95 ha.

Nhà máy xử lý nước thải bất động hơn nửa thập kỉ trên đất vàng ở Long Biên

Vĩnh Hoàng |

Trong khi tỉ lệ nước thải ở Hà Nội được xử lý chưa đến 30% thì nhà máy xử lý nước thải của Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên lại bị bỏ hoang và gây lãng phí lớn.