Hàng loạt dự án dở dang của Tổng công ty Sông Hồng

Quang Dân - Tuyết Lan |

Từng là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, nhưng hiện nay Tổng công ty Sông Hồng lao dốc về mọi mặt sau quá trình cổ phần hoá. Doanh nghiệp này đang gặp khó khăn và dở dang trong việc triển khai các dự án bất động sản hợp tác đầu tư và tự làm chủ.

Thoái vốn nhà nước thành công

Theo thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Bộ Xây dựng đấu giá thành công hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng. Có hai nhà đầu tư mua vào toàn bộ lượng cổ phiếu trên, gồm một tổ chức và một cá nhân, đều đến từ trong nước.

Được biết, toàn bộ 49,04% vốn Nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng đã có chủ mới, mang về khoảng 140 tỉ đồng, với giá chốt ở mức 10.500 đồng/cổ phiếu, tương đương giá chào bán khởi điểm.

Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này xây dựng một loạt công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)... và các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...

Cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng lên sàn UPCoM vào ngày 10.4.2015 với giá 7.000 đồng/cổ phiếu.

Bản công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại Tổng Công ty Sông Hồng cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh những năm qua tại SHG rất khó khăn khi kinh doanh thua lỗ đến âm vốn chủ, tổng nợ phải trả cao hơn nhiều lần so với tổng tài sản đang có và đối diện với nguy cơ phá sản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này đang triển khai 7 dự án, tuy nhiên, đa số các dự án này đều chậm tiến độ.

Khu tái định cư bị bỏ hoang trên đất vàng

Đơn cử, Dự án tái định cư Đền Lừ III do Tổng Công ty Sông Hồng làm chủ đầu tư trên khu đất có diện tích 1,06ha tại Khu đô thị Đền Lừ III (Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai). 3 toà chung cư của dự án này đã được hoàn thành từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn bỏ hoang.

Dự án tái định cư có vị trí đắc địa nhưng bị bỏ hoang nhiều năm.
Dự án tái định cư có vị trí đắc địa nhưng bị bỏ hoang nhiều năm.
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, nhiều hạng mục của khu chung cư đã xuống cấp hư hại, một số khu vực tràn lan rác thải.
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, nhiều hạng mục của khu chung cư đã xuống cấp hư hại, một số khu vực tràn lan rác thải.
Nhiều người dân tận dụng diện tích mặt tiền của dự án để bày bán quần áo và các mặt hàng kinh doanh.
Nhiều người dân tận dụng diện tích mặt tiền của dự án để bày bán quần áo và các mặt hàng kinh doanh.

Ông Nguyễn Trí Phú - người dân ở gần dự án cho biết, khu chung cư này đã hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn "vườn không nhà trống", trở thành điểm tập kết rác thải, phế liệu. Thời gian trước, rác thải được tập kết rất nhiều nhưng hiện tại đã được dọn bớt.

"Dự án này có vị trí đắc địa ở mặt đường Tân Mai, đối diện là hồ Đền Lừ, giao thông rất thuận tiện gần chợ và trường học nhưng lại bị bỏ hoang thì quá lãng phí. Trong khi đó, giá chung cư thương mại ở khu vực này đang không hề rẻ do có nhiều tiện ích" - ông Phú cho hay.

Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, giá chung cư tại khu vực này dao động trong khoảng 35-50 triệu đồng/m2. Đơn cử, một căn hộ 3 phòng ngủ tại phường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) gần dự án nói trên đang được rao bán với giá 4,8 tỉ đồng, tương đương gần 40 triệu đồng/m2.

Hay một căn hộ tại K35 Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) rộng 78,4m2 gồm 2 phòng ngủ được rao bán với giá 3,65 tỉ đồng, tương đương hơn 46 triệu đồng/m2.

Hàng loạt dự án dang dở, còn nằm trên giấy

Dự án tái định cư Đền Lừ III chỉ là một trong hàng loạt dự án bất động sản khác mà Tổng công ty Sông Hồng gặp khó khăn trong việc triển khai.

Cụ thể, dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trên khu đất rộng 2,06ha tại Xuân Đỉnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có tổng vốn đầu tư 1.250 tỉ đồng, do Sông Hồng hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Vimedimex triển khai. Trong đó, Tổng công ty Sông Hồng góp 10% vốn nhưng do không đủ năng lực tài chính để góp vốn đúng thời gian nên Vimedimex đã góp 100% vốn vào dự án.

Dự án Sông Hồng Tower trên lô đất 1,38ha tại Khu đô thị mới Hà Nội (phường Xuân Tảo và Cổ Nhuế 1). Tổng mức đầu tư ban đầu cho dự án là 1.192 tỉ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2010-2013. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn đang trong quá trình trình UBND TP.Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng, Dự án Sông Hồng Tower mới chỉ đang thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Ngoài ra, Tổng công ty Sông Hồng còn đang gặp khó tại hàng loạt dự án khác cũng với lý do tương tự về điều chỉnh quy hoạch, thiếu vốn, như dự án Lập quy hoạch chi tiết khu đất kinh tế địa phương tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; dự án Lập quy hoạch chi tiết 1/500 tại khu đất 70-72 An Dương; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối đường Phan Trọng Tuệ với đường Tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh (Thanh Trì, Hà Nội); dự án Khách sạn Royal Sông Hồng (TP. Lào Cai)...

Quang Dân - Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng trở thành động lực cất cánh cho vùng khác

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng cần được tính toán phù hợp để cùng với vùng Đông Nam Bộ trở thành động lực "cất cánh" cho các vùng khác với vai trò tiên phong, đi đầu.

Nút giao 3.400 tỉ đồng ở TP Thủ Đức chậm tiến độ, dân khổ sở vượt ải kẹt xe

MINH QUÂN |

TPHCM - Nút giao An Phú (TP Thủ Đức) với quy mô ba tầng, tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng được khởi công tháng 12.2022 với kỳ vọng giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông TPHCM. Nhưng sau 1 năm thi công, dự án mới đạt hơn 15% khối lượng, trong khi rào chắn công trình chiếm dụng mặt đường gây kẹt xe triền miên.

Nguyên nhân khiến đường vành đai gần 1.800 tỉ ở Hà Nội chậm tiến độ

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, vướng giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu tăng cao... là những nguyên nhân khiến đường Vành đai 3,5 làm 6 năm vẫn chưa xong.

Bi hài lộ tẩy khi “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" và các gameshow thao túng tâm lý khán giả

Bình An |

“Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” sau 9 tập đã nỗ lực phô trương cho khán giả thấy sự gắn kết, yêu thương nhau của dàn thí sinh tài năng, đa sắc. Thế nhưng, ở hậu trường lại là những cuộc khẩu chiến.

Xây cao tốc Nha Trang - Liên Khương sẽ sử dụng các giải pháp thiết kế công nghệ cao

Hữu Long |

Khánh Hòa - Doanh nghiệp đề xuất chủ trương đầu tư dự án cao tốc Nha Trang - Liên Khương với tổng số vốn hơn 27.400 tỉ đồng. Các địa phương xác định sẽ hạn chế tác động đến diện tích rừng chiếm dụng.

Người dân ở Hoà Bình chặn mỏ đá vì nổ mìn gây ô nhiễm, bụi bay trắng trời

Minh Nguyễn |

Người dân ở huyện Lương Sơn tập trung chặn lối vào mỏ đá Lộc Môn vì cho rằng, đơn vị này nổ mìn gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống. Đây là mỏ đá đã từng bị đình chỉ hoạt động vì dính hàng loạt các vi phạm.

Đường dẫn cao tốc kẹt xe kéo dài, Quốc lộ 1A chật kín phương tiện

Nguyên Chân -Huyền Trân |

TPHCM - Trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch 2024, tại 2 đường dẫn vào cao tốc Trung Lương - TPHCM và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã xảy ra tình trạng ùn ứ, kẹt xe kéo dài.

Khu di tích 225 tỉ đồng mọc đầy cỏ hoang, không người qua lại

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt được xây dựng quy mô, tuy nhiên, một thời gian dài không được chăm sóc, cỏ dại mọc đầy lối đi, một phần di tích như rừng hoang.

Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng trở thành động lực cất cánh cho vùng khác

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng cần được tính toán phù hợp để cùng với vùng Đông Nam Bộ trở thành động lực "cất cánh" cho các vùng khác với vai trò tiên phong, đi đầu.

Nút giao 3.400 tỉ đồng ở TP Thủ Đức chậm tiến độ, dân khổ sở vượt ải kẹt xe

MINH QUÂN |

TPHCM - Nút giao An Phú (TP Thủ Đức) với quy mô ba tầng, tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng được khởi công tháng 12.2022 với kỳ vọng giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông TPHCM. Nhưng sau 1 năm thi công, dự án mới đạt hơn 15% khối lượng, trong khi rào chắn công trình chiếm dụng mặt đường gây kẹt xe triền miên.

Nguyên nhân khiến đường vành đai gần 1.800 tỉ ở Hà Nội chậm tiến độ

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, vướng giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu tăng cao... là những nguyên nhân khiến đường Vành đai 3,5 làm 6 năm vẫn chưa xong.