Có thể nghiên cứu một sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Chiều 7.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ hai với chủ đề về quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cùng với vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng có vị trí, vai trò đặc biệt, đóng góp trên 50% GDP của cả nước, do đó quy hoạch phải phát huy, khai thác tối đa tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ phân tích, chỉ rõ thêm một số đặc điểm nổi bật của vùng cần nhấn mạnh thêm trong quy hoạch để khai thác, phát huy mạnh mẽ.

Thứ nhất, vùng có Hà Nội nghìn văn năm hiến, anh hùng, nền văn minh lúa nước.

Thứ hai, vùng có lợi thế là cửa ngõ kết nối Trung Quốc - ASEAN bằng cả đường bộ và đường biển, trong đó con đường qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) là đường kết nối ngắn nhất (khoảng 500 km) giữa Vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng kinh tế phát triển năng động nhất Trung Quốc.

So với các vùng khác trên cả nước, Đồng bằng sông Hồng cũng gần khu vực Đông Bắc Á nhất. Do đó, phải xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh về phát triển kinh tế.

Thứ ba, truyền thống văn hóa, lịch sử, tâm linh với các di sản rất phong phú. Thủ tướng Chính phủ lấy ví dụ, toàn bộ các di tích lịch sử - văn hóa gắn với nhà Trần đều ở nơi đây.

Thứ tư, vùng có các dòng sông là nguồn tài nguyên quý giá song đang bị ảnh hưởng mạnh.

Thứ năm, vùng có địa hình, phong cảnh của khu vực rất đa dạng, đầy đủ rừng núi sông biển… để phát triển đa dạng các lĩnh vực.

"Đi đối với tiềm năng, lợi thế, cơ hội này là những chương trình, dự án cụ thể và các cơ chế, chính sách phù hợp", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ những khó khăn, mâu thuẫn, thách thức và hướng hóa giải.

Theo đó, vùng có diện tích nhỏ nhưng dân số lớn, mật độ dân số lớn nhất cả nước, do đó phải tiến hành đô thị hóa, khai thác không gian ngầm như tàu điện ngầm…

Cùng với đó, vấn đề môi trường, các dòng sông bị ô nhiễm cần có giải pháp xử lý. Về nhân lực, vùng phải dẫn dắt, điều phối trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả nước.

Đồng thời, vùng có tiềm năng, cơ hội, khác biệt lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; ngoài Hà Nội, Hải Phòng có cơ chế đặc thù, thí điểm thì 9 tỉnh còn lại chưa có. Do đó, phải có cơ chế, chính sách phù hợp.

Về vấn đề nguồn lực, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, phải lấy nguồn lực bên trong (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử - văn hóa, với cơ chế, chính sách phù hợp) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài (FDI, vốn vay, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, tham khảo kinh nghiệm, thể chế của quốc tế) là quan trọng và đột phá.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ hơn những động lực tăng trưởng mới, như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi năng lượng mới, phát triển ngành công nghiệp tái tạo (nắng, gió, Hydrogen); phát triển hệ sinh thái để phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát huy văn minh lúa nước.

Đồng thời phát triển công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở khai thác hiệu quả quỹ đất, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có thể nghiên cứu triển khai lấn biển để tạo không gian phát triển, quỹ đất mới.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới, cùng với liên kết các vùng, liên kết với cả nước và liên kết quốc tế. Do đó, cần phát huy tinh thần chủ động, tự lực, tự cường, không địa phương nào làm thay địa phương nào, nhưng không thể không liên kết, đặc biệt là liên kết giao thông.

Riêng về hàng không, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, khu vực phía bắc đồng bằng đã có 3 sân bay (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi), có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng - đã ký Quyết định số 61/QĐ-HĐĐPĐBSH ngày 18.9.2023 về thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng).

Đề xuất xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, việc xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng có thể tạo đột phá cho tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng.

3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn, trong đó có việc phát triển kết cấu hạ tầng vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao.

Bia Saigon trao hơn 10.400 phần quà nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

Anh Tuấn |

Đây là một phần trong khuôn khổ chiến dịch “Đón Tết Rồng - Nhân Bội Lộc” do SABECO triển khai thông qua thương hiệu dẫn đầu là Bia Saigon để chào đón Xuân Giáp Thìn 2024.

Dân tố doanh nghiệp nổ mìn làm thủy điện khiến nhiều công trình bị nứt

NHÓM PV |

Điện Biên - Doanh nghiệp nổ mìn làm thủy điện, nhiều nhà dân xung quanh bị nứt, sụt lún, sự việc đã kéo dài hàng năm nhưng chưa được giải quyết.

Tin 20h: Nguyên nhân giảng viên một trường ở Quảng Nam ngừng việc tập thể

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 15.12: Giảng viên một trường Y tế tại Quảng Nam thông báo ngừng việc tập thể; Thợ make up đăng đàn tố cô dâu khôn lỏi là hành động chưa khôn khéo; Bắt băng nhóm dùng thủ đoạn phù phép xe trộm cắp thành xe xịn...

TPHCM sắp khánh thành 2 công trình có ý nghĩa lớn ở Thủ Đức

MINH QUÂN |

TPHCM – Cầu Long Đại thông xe ngày 16.12, giúp người dân TP Thủ Đức thoát cảnh đi đường vòng 10 km. Một tuần sau đó, ngày 23.12, Công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm rộng gần 20 ha sẽ khánh thành, mở ra không gian công cộng đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân.

Vỉa hè lát đá tiền tỉ ở Hà Nội đang oằn mình 'cõng' ôtô

HỮU CHÁNH |

Nhiều đoạn vỉa hè ở Hà Nội được lát đá khang trang, sạch đẹp với kinh phí nhiều tỉ đồng đang bị ôtô "hành hạ" bất kể ngày đêm.

Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng - đã ký Quyết định số 61/QĐ-HĐĐPĐBSH ngày 18.9.2023 về thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng).

Đề xuất xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, việc xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng có thể tạo đột phá cho tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng.

3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn, trong đó có việc phát triển kết cấu hạ tầng vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao.