Nguyên nhân khiến đường vành đai gần 1.800 tỉ ở Hà Nội chậm tiến độ

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, vướng giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu tăng cao... là những nguyên nhân khiến đường Vành đai 3,5 làm 6 năm vẫn chưa xong.

"Rất khó để hài lòng khi công trình cấp bách mà thời gian thi công trì trệ, kéo dài hơn 5 năm. Càng kéo dài càng đội vốn. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục, không biết bao giờ người dân mới có đường để đi lại" - chị Lê Thị Hoa (xã Vân Canh, Hoài Đức) ngán ngẩm khi nhìn cảnh ngổn ngang trên đại công trường Vành đai 3,5, chiều 17.12.

6 năm trước, khi dự án rục rịch triển khai, chị Hoa và bà con trong xã đều phấn khởi bởi có đường, việc đi lại sẽ thuận tiện hơn, đời sống người dân ở dọc tuyến cũng có sự thay đổi. Vì vậy, ai nấy đều rất mong chờ ngày tuyến đường Vành đai 3,5 hoàn thành.

Tuy nhiên, sau hơn nửa thập kỷ nhìn lại, một tuyến đường khang trang, sạch sẽ, cây xanh tỏa bóng mát, đèn điện rực sáng vào ban đêm... vẫn chỉ ở trong trí tưởng tượng của chị.

Còn thực tại mà người phụ nữ 35 tuổi phải chứng kiến mỗi ngày là một đại công trường ngổn ngang đất đá, vật liệu xây dựng - điều mà chị đã quá quen suốt 6 năm qua.

Vành đai 3,5 ngổn ngang sau 6 năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh
Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức vẫn ngổn ngang dù đã thi công được 6 năm. Ảnh: Hữu Chánh

Theo chị Hoa, việc dự án được triển khai nhiều năm trước nhưng làm mãi không xong gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân.

"Khi trời nắng bụi mù mịt, còn trời mưa thì lầy lội không khác gì đường nông thôn, người dân vô cùng khổ sở" - chị Hoa nói và cho biết, ngoài đóng kín cửa nhà bằng 2 lớp, ngày nào chị cũng phải tưới nước trên mặt đường để giảm bụi.

ưef
Đường Vành đai 3,5 đoạn gần nút giao Quốc lộ 32. Ảnh: Hữu Chánh

Dự án xây dựng đường Vành đai 3,5 (từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32) có chiều dài 5,5km, tổng mức đầu tư hơn 1.795 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức làm đại diện chủ đầu tư.

Dự án khởi công năm 2017, dự kiến hoàn thành sau một năm nhưng đến nay vẫn chưa xong. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, vướng mắc cục bộ về giải phóng mặt bằng cũng như trong công tác hoàn thiện thủ tục để bàn giao mặt bằng phục vụ công tác thi công, giá nguyên liệu vật liệu tăng cao...

Một số đoạn đã được trải thảm nhựa, người dân có thể đi lại. Ảnh: Hữu Chánh
Một số đoạn đã được trải thảm nhựa, người dân có thể đi lại. Ảnh: Hữu Chánh

Theo ghi nhận của Lao Động chiều 17.12, giai đoạn 1 dự án (từ Đại lộ Thăng Long đến cầu Hậu Ái) đã cơ bản thành hình. Mặt đường đã được thảm nhựa. Hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng đã được lắp đặt...

Giai đoạn 2 (từ cầu Hậu Ái đến nút giao Quốc lộ 32) vẫn còn nhiều hạng mục ngổn ngang. Trên công trường, một số công nhân, máy móc được huy động để thi công các hạng mục như san ủi mặt bằng, lu nền, bó vỉa...

Còn giai đoạn 3 (dài 600m) mới khởi công hồi tháng 6.2023, việc thi công đang được nhà thầu triển khai.

Từ đầu năm 2020, huyện Hoài Đức khởi công dự án hạ ngầm tuyến đường dây cao thế 220 KV phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3,5 với tổng mức đầu tư trên 366 tỉ đồng.

Hạng mục này dự kiến hoàn thành trong năm 2021, song đến nay đường điện vẫn nằm giữa tuyến khiến nhà thầu không thể thi công Vành đai 3,5 đoạn qua xã Di Trạch.

Khu Di chỉ Vườn chuối vẫn chưa thể di dời. Ảnh: Hữu Chánh
Một phần diện tích Khu Di chỉ Vườn Chuối nằm trong vùng dự án. Ảnh: Hữu Chánh

Theo lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức, đến nay, dự án đường Vành đai 3,5 đã thực hiện khối lượng công việc giai đoạn 1 đạt 90%, giai đoạn 2 đạt 75% và giai đoạn 3 đạt 30%.

Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức thông tin, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu Di chỉ Vườn Chuối (rộng khoảng 6.000m2), nên chưa thể đấu nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục của dự án.

Về việc này, lãnh đạo huyện Hoài Đức cho biết, UBND huyện đã giao Phòng Quản lý đô thị thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phương án, trình UBND huyện phê duyệt, triển khai lựa chọn nhà thầu khai quật di dời di tích, di vật ở khu vực phía Tây theo quy định, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Máy móc thi công trên công trường Vành đai 3,5, chiều 17.12. Ảnh: Hữu Chánh
Máy móc thi công trên công trường Vành đai 3,5, chiều 17.12. Ảnh: Hữu Chánh

Tuyến Vành đai 3,5 hoàn thành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần kết nối giữa phía Bắc và Nam sông Hồng, từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng khu vực.

Dự án hoàn thiện sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông, phục vụ người dân đi lại thuận tiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực phía Tây của thành phố...

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Khởi công Vành đai 3,5 đoạn qua Hoài Đức, Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Tuyến đường Vành đai 3,5 (đoạn từ Km0+00 - KM0+ 600) được thiết kế có chiều dài khoảng 0,6 km, theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80 km/h, tổng mức đầu tư 198 tỉ đồng.

Cận cảnh dự án Vành đai 3,5 ở Hà Nội sau 6 năm thi công

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Đường Vành đai 3,5 qua huyện Hoài Đức là dự án hạ tầng giao thông quan trọng của Thủ đô, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2021. Tuy nhiên, sau gần 6 năm thi công, dự án vẫn đang ngổn ngang chưa rõ hình hài.

Quy mô vành đai 3,5 đoạn cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 được đầu tư 1.495 tỉ

Nhóm PV |

Đường vành đai 3,5 đoạn cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 có chiều dài khoảng 3,5 km, tổng mức đầu tư dự kiến là 1.495 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội.

Cả trăm xe đi ngược chiều tại ngã tư Nguyễn Trãi, Hà Nội

Tô Thế |

Ghi nhận trong khoảng 1 tiếng giờ cao điểm sáng nay (19.12), phóng viên chứng kiến hàng trăm lượt phương tiện vi phạm, gây nguy hiểm cho các phương tiện đang di chuyển đúng chiều tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến.

Khởi tố vụ hài cốt người phụ nữ mất tích được tìm thấy trong bể nước ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Ngày 19.12, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hải Phòng cho biết, cơ quan công an đã khởi tố vụ án "Giết người" liên quan vụ hài cốt người phụ nữ mất tích 13 năm được tìm thấy trong bể nước nhà dân ở huyện Thuỷ Nguyên.

Năm 2023 tinh giản biên chế hơn 7.100 người, gần 98% là ở địa phương

Vương Trần |

Trong năm 2023, tổng số đối tượng tinh giản biên chế là 7.151 người, trong đó Trung ương là 146 người, địa phương là 7.005 người (chiếm gần 98%).

Cấp sổ đỏ cho dân, khi xảy ra tranh chấp, chính quyền lại lúng túng xác định vị trí

CAO NGUYÊN |

Sau một thời gian ra nước ngoài công tác, khi trở về Việt Nam, bà Đặng Thị Bích Hòa phát hiện đất của gia đình mình ngang nhiên bị lấn chiếm. Điều đáng nói, đất nhà bà Hòa được UBND huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cấp sổ đỏ nhưng khi xảy ra tranh chấp, phía chính quyền lại không xác định được vị trí cụ thể.

Đến Hà Giang ngắm sông Nho Quế mơ màng giữa miền hoa đá

Hữu Chánh |

Từ đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống, sông Nho Quế tựa dải lụa ngọc bích uốn lượn. Đi thuyền trên sông, vượt hẻm Tu Sản là trải nghiệm không thể bỏ lỡ ở Hà Giang.

Khởi công Vành đai 3,5 đoạn qua Hoài Đức, Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Tuyến đường Vành đai 3,5 (đoạn từ Km0+00 - KM0+ 600) được thiết kế có chiều dài khoảng 0,6 km, theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80 km/h, tổng mức đầu tư 198 tỉ đồng.

Cận cảnh dự án Vành đai 3,5 ở Hà Nội sau 6 năm thi công

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Đường Vành đai 3,5 qua huyện Hoài Đức là dự án hạ tầng giao thông quan trọng của Thủ đô, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2021. Tuy nhiên, sau gần 6 năm thi công, dự án vẫn đang ngổn ngang chưa rõ hình hài.

Quy mô vành đai 3,5 đoạn cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 được đầu tư 1.495 tỉ

Nhóm PV |

Đường vành đai 3,5 đoạn cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 có chiều dài khoảng 3,5 km, tổng mức đầu tư dự kiến là 1.495 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội.