Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội vẫn chưa hết khó vì cơ chế

Bảo Chương |

Trong năm 2022- 2023, TPHCM đã khởi công 8 dự án nhà ở xã hội nhưng sau đó không triển khai được vì vướng pháp lý.

Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho thấy, kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016- 2020, rất thấp, riêng TPHCM mới được 15.000 căn. Như vậy, mỗi năm TPHCM làm được 3.000 căn, trong khi nhu cầu TPHCM khoảng trên dưới 100.000 căn.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, chỉ tiêu đề ra là năm 2021- 2025 phải có hơn 450.000 căn nhà ở xã hội, tuy nhiên hiện mới chỉ được hơn 40.000 căn nên phải chạy đua. Tại TPHCM, năm 2022-2023, khởi công 8 dự án nhưng sau đó không triển khai được vì vướng pháp lý. Đây là vướng chung, bởi 70% các dự án bất động sản thương mại là vướng pháp lý, còn 100% dự án xã hội vướng pháp lý trừ trường hợp nhà nước đấu thầu chọn chủ đầu tư.

Vướng mắc nhất là ở khâu chấp thuận chủ trương đầu tư. Đa số doanh nghiệp mua đất làm nhà ở xã hội. Về cơ chế được ưu đãi tăng 50% mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất. Điều này dẫn tới tăng quy mô dân số, không phù hợp quy hoạch phân khu. Theo đó, không được cấp chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, hiện nay lại xuất hiện thêm vướng mắc trong việc xử lý chuyển tiếp nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại dành một phần quỹ đất (tỉ lệ 20%) của dự án để phát triển nhà ở xã hội. Bởi lẽ Nghị định số100/2015/NĐ-CP quy định dự án từ 10 ha trở lên thì phải xây dựng nhà ở xã hội trong dự án; dự án dưới 10 ha thì chủ đầu tư được xây nhà ở xã hội trong dự án hoặc hoán đổi quỹ nhà ở xã hội có giá trị tương đương hoặc thanh toán bằng tiền.

Vướng mắc phát sinh do Nghị định 49/2021/NĐ-CP tại khoản 4 Điều 1 lại quy định dự án từ 2 ha trở lên thì phải xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đã dẫn đến khó khăn phát sinh về việc thực hiện nghĩa vụ dành quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 2ha đến dưới 10ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha đến dưới 10ha tại các đô thị loại II và loại III về thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, các quy định trên đây của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP chưa đủ “độ rõ”, nhất là cụm từ “đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành”, nên trong quá trình thực thi pháp luật thì các địa phương đều yêu cầu quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư phải còn hiệu lực, mà các quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đều chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng và đến nay đã sau nhiều năm thì không một chủ đầu tư nào có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực, mà chủ đầu tư cũng không thể xin gia hạn quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư vì không hợp lý và cũng không phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư.

Do vậy, Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét bổ sung “quy định chuyển tiếp” trong dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển nhà ở xã hội để xử lý bất cập trên đây theo nguyên tắc được áp dụng trở về trước (hồi tố) đối với các quy định pháp luật có lợi cho các đối tượng bị tác động theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành 1.880 căn nhà ở xã hội trong năm 2024

Nguyễn Linh |

Sau khi rà soát, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã báo cáo Bộ Xây dựng số liệu tại 3 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành trong năm 2024 theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN”.

Khó khăn trong triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Hiện nay, việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại tỉnh Thanh Hóa đang gặp một số trở ngại, trong đó vấn đề bố trí quỹ đất, nguồn vốn và giải phóng mặt bằng có phần đang gặp khó.

Giá nhà ở xã hội như lên đồng, tăng cả tỉ đồng dù đã sử dụng gần chục năm

Tuyết Lan |

Nhiều dự án nhà ở xã hội ở khu vực Hà Nội tăng giá cao gấp đôi dù đã qua sử dụng được nhiều năm, thay nhiều đời chủ.

Trợ lực mới cho nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Lam Duy |

Phương án phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP), hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ hoạt động đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) có thể thúc đẩy tốc độ triển khai xây dựng NƠXH trong bối cảnh tiến độ giải ngân gói 120.000 tỉ đồng gặp nhiều khó khăn.

Ôtô nối đuôi nhau chờ đăng kiểm ở Hà Nội

Thiện Nhân |

Trong ngày cuối tuần, nhiều chủ phương tiện tranh thủ đi đăng kiểm cho xe ôtô, một số trung tâm đăng kiểm bị ùn ứ.

Nga từng bước chiếm lĩnh thị trường năng lượng quan trọng của EU

Ngọc Vân |

Nga hiện là nhà cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) lớn thứ hai cho EU sau Mỹ, từng bước chiếm lĩnh thị phần năng lượng quan trọng này.

Đồng loạt kiểm tra các tiệm vàng, nhiều mánh khóe kinh doanh sẽ bị lật tẩy

Cường Ngô |

Công tác kiểm tra chuyên đề với mặt hàng vàng tại các tiệm vàng của cơ quan quản lý thị trường đang được thúc đẩy quyết liệt. Các nhóm vấn đề kiểm tra như đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh; chấp hành quy định pháp luật về nhãn hàng hóa; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Người dân vùng cao Yên Bái chật vật với khô hạn, thiếu nước

Đinh Đại |

Dù mới bắt đầu mùa nắng nóng đầu hè nhưng hàng trăm hộ dân ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chật vật vì thiếu nước sinh hoạt.

Đà Nẵng dự kiến hoàn thành 1.880 căn nhà ở xã hội trong năm 2024

Nguyễn Linh |

Sau khi rà soát, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã báo cáo Bộ Xây dựng số liệu tại 3 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành trong năm 2024 theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN”.

Khó khăn trong triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Hiện nay, việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại tỉnh Thanh Hóa đang gặp một số trở ngại, trong đó vấn đề bố trí quỹ đất, nguồn vốn và giải phóng mặt bằng có phần đang gặp khó.

Giá nhà ở xã hội như lên đồng, tăng cả tỉ đồng dù đã sử dụng gần chục năm

Tuyết Lan |

Nhiều dự án nhà ở xã hội ở khu vực Hà Nội tăng giá cao gấp đôi dù đã qua sử dụng được nhiều năm, thay nhiều đời chủ.

Trợ lực mới cho nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Lam Duy |

Phương án phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP), hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ hoạt động đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) có thể thúc đẩy tốc độ triển khai xây dựng NƠXH trong bối cảnh tiến độ giải ngân gói 120.000 tỉ đồng gặp nhiều khó khăn.