Cần bổ sung thêm chính sách ưu đãi để khuyến khích xây nhà ở xã hội cho thuê

Bảo Chương |

TPHCM - Nhiều doanh nghiệp rất mong muốn làm dự án nhà ở xã hội, nhưng với cơ chế, cách làm hiện nay sẽ khó có thêm nhiều nhà ở xã hội.

Báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, TPHCM đưa ra chỉ tiêu xây mới 35.000 căn nhà ở xã hội (bao gồm nhà ở, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên) tương đương 2,5 triệu m2 sàn xây dựng, trong đó diện tích sàn nhà ở xã hội cho thuê phấn đấu đạt tối thiểu 500.000 m2 sàn.

Theo đó đã có 37 dự án được đưa vào kế hoạch triển khai trong giai đoạn nói trên. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chỉ có 1 dự án được hoàn, trong 36 dự án còn lại có 6 dự án đang thi công và 30 dự án hoàn tất thủ tục pháp lý, với quy mô khoảng 34.750 căn, đảm bảo các điều kiện để triển khai thi công xây dựng.

Với tình hình pháp lý và những vấn đề khác liên quan như hiện nay, từ nay đến năm 2025, Sở Xây dựng dự kiến sẽ đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 13 dự án, với quy mô khoảng 12.000 căn nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Số dự án còn lại khó có thể hoàn thiện được mà chỉ dừng lại ở bước hoàn chỉnh pháp lý.

Bên cạnh đó, hiện nay việc thu hút, triển khai các dự án nhà xã hội cũng như khai thác 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại gặp nhiều khó khăn, chậm. Tình hình bất động sản khó khăn, các doanh nghiệp tập trung triển khai nhà ở thương mại trước; không có chế tài khi chủ đầu tư chậm triển khai dự án; thủ tục còn khó khăn…

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn tại các đô thị, trước hết là tại các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ để phát triển các loại nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu của người dân tại từng địa phương, tránh tình trạng nhà ở xã hội bị “ế” như đã xảy ra tại một số địa phương.

Bởi lẽ, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát, điều tra xã hội học, kết quả cho thấy có đến khoảng 60% công nhân, lao động nhập cư chỉ có nhu cầu thuê nhà trọ với giá thuê chỉ tầm khoảng trên dưới 1,5 triệu đồng/tháng và chỉ chịu đựng nổi chi phí thuê nhà tầm khoảng 20% thu nhập hàng tháng, đồng thời chỉ muốn làm việc trong khoảng 10-15 năm rồi trở về quê, ông Lê Hoàng Châu cho biết.

Về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, Hiệp hội đề nghị các địa phương triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội theo quy định của Luật Đấu thầu 2023, để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực và khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất công (đất sạch) đã được quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai như đã xảy ra trước đây.

Khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành thì các địa phương còn có thể triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội trong trường hợp khu đất chưa giải phóng mặt bằng, xen cài đất công với đất tư theo quy định tại Điều 126 Luật Đất đai 2024, ông Lê Hoàng Châu nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay rất cần bổ sung chính sách Nhà nước hỗ trợ về nhà ở đối với các chủ nhà trọ trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà ở, trong đó đề nghị xem xét giảm bớt một chút mức thuế khoán, thuế thu nhập cá nhân đang áp dụng bằng 7%/doanh thu đối với các chủ nhà trọ hiện nay là khá cao, chưa thật hợp tình hợp lý. Cần bổ sung thêm chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho thuê.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở xã hội - vẫn còn tình trạng “trên nóng - dưới lạnh”

Nhóm phóng viên |

Bộ Xây dựng thông tin, vẫn còn một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội (NƠXH) khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay như: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng...

Nhiều địa phương chưa mặn mà với nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đôn đốc nhập cuộc

Phan Anh |

Nhiều bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ vào năm 2024 theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thể hiện quyết tâm phát triển nhà ở xã hội.

Không phải nơi xa xôi, không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh không phải những nơi xa xôi, vắng vẻ, những nơi không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội, hay nhà ở xã hội thiếu hạ tầng y tế, giáo dục, điện nước, không bảo đảm vệ sinh môi trường…

Dự án điện gió kế hoạch phát điện năm 2022, đến nay vẫn chưa đầu tư xây dựng

HƯNG THƠ |

Theo chủ trương đầu tư được phê duyệt, 2 dự án điện gió ở Quảng Trị có tổng vốn đầu tư trên 2.700 tỉ đồng đáng ra phải hoàn thành đấu nối, phát điện trong tháng 12.2022, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa triển khai việc đầu tư xây dựng.

3 phút để hệ thống rửa tự động làm sạch tàu metro Nhổn - ga Hà Nội

Tô Thế |

Rửa tàu là một trong những kịch bản cần thông qua trong quá trình vận hành thử toàn tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Hệ thống rửa tự động có thể làm sạch một đoàn tàu chỉ trong vòng 3 - 4 phút.

Tiền vệ Hoàng Đức: Bàn thua là lỗi của cả đội tuyển

Thanh Vũ |

Tiền vệ Hoàng Đức và Thái Sơn cho rằng bàn thua trước Indonesia là lỗi của cả đội tuyển Việt Nam.

Tài chính thông minh: Từ vụ việc Eximbank, những lưu ý quan trọng khi vay tiêu dùng

Nhóm PV |

Theo chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh, không nên vì sở thích nhất thời mà vay tiêu dùng bất chấp việc có trả được nợ hay không. Nếu đã phát sinh những khoản vay tín chấp, bạn nên ngay lập tức có kế hoạch dòng tiền thu chi để thanh toán nợ càng nhanh càng tốt.

Di tích căn biệt thự của em trai Ngô Đình Diệm hoang vu đến “rợn người”

NGUYỄN LUÂN – THÀNH TRUNG |

HUẾ - Ngoài là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, căn biệt thự 2 tầng của Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm) đã vắng bóng người hơn nửa thế kỷ, khiến di tích này trở nên hoang vu, lạnh lẽo đến “rợn người”.

Nhà ở xã hội - vẫn còn tình trạng “trên nóng - dưới lạnh”

Nhóm phóng viên |

Bộ Xây dựng thông tin, vẫn còn một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội (NƠXH) khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay như: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng...

Nhiều địa phương chưa mặn mà với nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đôn đốc nhập cuộc

Phan Anh |

Nhiều bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ vào năm 2024 theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thể hiện quyết tâm phát triển nhà ở xã hội.

Không phải nơi xa xôi, không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh không phải những nơi xa xôi, vắng vẻ, những nơi không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội, hay nhà ở xã hội thiếu hạ tầng y tế, giáo dục, điện nước, không bảo đảm vệ sinh môi trường…