Doanh nghiệp bất động sản lo cạn vốn, phá sản

Bảo Chương |

TPHCM - Thị trường bất động sản đang chứng kiến tình cảnh hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang phải đối diện nguy cơ giải thể, phá sản do tình hình hoạt động kinh doanh quá khó khăn.

Cạn dòng tiền, nợ thuế khủng

Cục Thuế TPHCM vừa công bố thông tin: Gần 200 doanh nghiệp nợ thuế, tiền phạt chậm nộp với tổng số tiền hơn 8.080 tỉ đồng.

Đáng chú ý, trong danh sách nợ thuế có hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Đây là những doanh nghiệp nợ thuế đợt 2 năm 2023.

Đứng đầu nhóm bất động sản sản nợ thuế là Công ty Cổ phần Đầu tư Golden Hill với tiền nợ hơn 1.289 tỉ đồng. Doanh nghiệp này là chủ đầu tư dự án Cao ốc phức hợp tại số 87 Cống Quỳnh (Quận 1). Dự án này được quảng bá có tên thương mại là Alpha City, từng là dự án trọng điểm của Alpha King tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi cũng nằm trong danh sách nợ thuế, như Công ty Cổ phần HT Land đang nợ thuế 548 tỉ đồng; Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà hơn 600 tỉ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn HT (222 tỉ đồng), Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Sản xuất Nhật Thành (207 tỉ đồng), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (205 tỉ đồng),...

Khó khăn còn khiến cho nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận rời cuộc chơi.

Vừa qua, Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) - có trụ sở tại phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM ra thông báo về việc sẽ tạm dừng hoạt động vì nguồn tài chính đang vô cùng khó khăn, không có nguồn thu để trả lương cho cán bộ, nhân viên.

Có thể thấy, vấn đề hiện nay là thanh khoản ảm đạm khiến tiền người mua trả trước, khoản được coi là "của để dành" của nhiều doanh nghiệp bất động sản hao hụt mạnh.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp bất động sản tại TPHCM cho hay, hơn 1 năm qua, doanh nghiệp không có nguồn thu từ các hoạt động bán hàng.

Đáng lo hơn, thời gian gần đây, doanh nghiệp liên tục nhận được đơn xin hoãn thanh toán không phạt lãi của khách hàng, thậm chí không ít khách hàng xin thanh lý hợp đồng, nhận lại tiền đóng trước đó, chấp nhận chịu phạt.

Trong khi đó, mỗi tháng trôi qua, doanh nghiệp phải gồng gánh nhiều khoản chi phí. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, câu chuyện phá sản là điều khó tránh khỏi.

Chờ gỡ vướng

Tại TPHCM, từ đầu năm, lãnh đạo thành phố đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ giải quyết được 50 dự án bất động sản bị vướng mắc pháp lý trong tổng số 148 dự án với 189 kiến nghị đang gặp vướng mắc (tức chiếm trên 33% dự án cần được gỡ vướng).

Trong báo cáo mới đây, UBND thành phố cho biết, tính đến tháng 11.2023, đã chỉ đạo các sở, ngành giải quyết 52 kiến nghị tại 44 dự án (chiếm gần 30% dự án kiến nghị gỡ vướng).

Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp cho biết, dù dự án đã có chủ trương tháo gỡ, song tiến độ gỡ vướng vẫn rất chậm.

Nhiều trường hợp doanh nghiệp chỉ chờ một thông báo có phải đóng tiền sử dụng đất bổ sung hay không để tiến hành xây dựng, vậy mà nhiều tháng vẫn chưa có hồi đáp.

Điều này dẫn tới nhiều dự án phải lùi thời gian xây dựng và bàn giao nhà cho khách hàng, từ đó để lại hệ lụy nặng nề là không giữ được cam kết với khách hàng, không thể đẩy mạnh dòng tiền phải thu rất lớn từ các sản phẩm đã bán.

Theo ông Ngô Đức Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần DRH Holdings, bản thân các nhà phát triển dự án đều lường được những khó khăn và đã chọn lựa những đường đi ít gập ghềnh nhất, song những khó khăn về chính sách như pháp lý đầu tư, pháp lý cho thị trường bất động sản là không thể lường trước được và thực sự trở thành rủi ro với tỷ trọng rất lớn trong công việc đầu tư phát triển bất động sản.

Trường hợp dự án bị đình trệ trong 5 năm do pháp lý, với chi phí bình quân 15% vốn thì mỗi năm sẽ thiệt hại 6% tổng mức đầu tư dự án và trong vòng 5 năm dự án không triển khai được, doanh nghiệp sẽ bị lỗ lũy kế đến 30% tổng mức đầu tư. Điều này đồng nghĩa, 30% vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp xem như bốc hơi trọn vẹn.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Giải bài toán tồn kho bất động sản không đơn giản

Bảo Chương |

Tình trạng lệch pha cung - cầu ngày càng cao trên thị trường bất động sản, dẫn đến việc xử lý lượng hàng tồn kho sản phẩm đã hiện hữu không hề đơn giản.

Cổ phiếu bất động sản đã qua thời khó khăn

Bảo Chương |

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang chờ các chuyển biến rõ nét từ vĩ mô để có thể định hình xu hướng tiếp theo.

Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền cọc không quá 5% giá bán

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 28.11, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 94,13%).

Doanh nghiệp bất động sản sống sót qua giai đoạn tái cấu trúc

Tuyết Lan |

Để có thể tiến tới thời kỳ tăng trưởng và phát triển bền vững, doanh nghiệp bất động sản cần sống sót qua giai đoạn tái cấu trúc bằng mọi giá.

Giải toả áp lực cho kênh trái phiếu bất động sản

Bảo Chương |

Áp lực về dòng tiền đang khiến cho nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất giá trị chậm trả trái phiếu.

Hàng ngàn mét vuông diện tích kinh doanh ở khu tái định cư Đồng Tàu bị bỏ không

Anh Vũ |

Hà Nội - Hàng loạt ki-ốt bán hàng tại tầng 1 khu chung cư tái định cư Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang bị bỏ không, gây lãng phí và xuống cấp.

Có 500 triệu gửi SCB, Agribank, hay MB hưởng lãi suất cao kì hạn 7 tháng?

Minh Huy |

Lãi suất tiết kiệm kì hạn 7 tháng dao động quanh ngưỡng 4,3% - 5,6%. Nếu có 500 triệu, bạn có thể tham khảo biểu lãi suất các ngân hàng dưới đây.

Người dân Hà Nội khốn khổ trong vòng vây lô cốt

HỮU CHÁNH |

Hàng loạt vị trí rào chắn được dựng lên trên 38 tuyến đường để phục vụ xây dựng công trình, dự án khiến giao thông thường xuyên ùn tắc, cuộc sống người dân xung quanh bị đảo lộn.

Giải bài toán tồn kho bất động sản không đơn giản

Bảo Chương |

Tình trạng lệch pha cung - cầu ngày càng cao trên thị trường bất động sản, dẫn đến việc xử lý lượng hàng tồn kho sản phẩm đã hiện hữu không hề đơn giản.

Cổ phiếu bất động sản đã qua thời khó khăn

Bảo Chương |

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang chờ các chuyển biến rõ nét từ vĩ mô để có thể định hình xu hướng tiếp theo.

Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền cọc không quá 5% giá bán

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 28.11, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 94,13%).

Doanh nghiệp bất động sản sống sót qua giai đoạn tái cấu trúc

Tuyết Lan |

Để có thể tiến tới thời kỳ tăng trưởng và phát triển bền vững, doanh nghiệp bất động sản cần sống sót qua giai đoạn tái cấu trúc bằng mọi giá.

Giải toả áp lực cho kênh trái phiếu bất động sản

Bảo Chương |

Áp lực về dòng tiền đang khiến cho nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất giá trị chậm trả trái phiếu.