KĐT Ngoại giao đoàn: Bệnh viện Ung bướu bị phản đối, "đắp chiếu" hoang lạnh

Tuấn Anh - Phương Duy |

Sau thời gian dài vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân, Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản tại Khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không thể triển khai, nằm hoang lạnh, gây mất mỹ quan.
Dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản xây dựng từ đầu tháng 3.2017 tại lô DDMKT1, khu Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) với quy mô 100 giường nội trú và 250 giường ngoại trú chất lượng cao.
Dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản nằm tại lô DDMKT1, khu Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) với quy mô 100 giường nội trú và 250 giường ngoại trú chất lượng cao.
Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động về trách nhiệm của chủ đầu tư KĐT Ngoại giao đoàn về việc xây dựng bệnh viện trên đất quy hoạch của KĐT, ông Nguyễn Đỗ Quý - Phó Tổng Giám đốc Hancorp tuyên bố đã bàn giao đất cho thành phố nên việc xây dựng bệnh viện “không liên quan đến chủ đầu tư Hancorp”.
Tuy nằm trên đất quy hoạch của KĐT Ngoại giao đoàn nhưng ông Nguyễn Đỗ Quý - Phó Tổng Giám đốc Hancorp tuyên bố đã bàn giao đất cho thành phố và không còn liên quan gì.
Được biết, có diện tích 4.800m2, mặt sàn xây dựng 28.000m2. Ủy ban nhân dân TP Hà Nội cho phép Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản (Vija Metech JSC) khởi công xây dựng từ đầu tháng 3.2017 với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng.
Được biết, UBND TP Hà Nội đã cho phép Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản (Vija Metech JSC) khởi công xây dựng từ đầu tháng 3.2017 với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng. Bệnh viện này có diện tích 4.800m2, mặt sàn xây dựng 28.000m2.
Ngay từ những ngày đầu khởi công xây dựng, bệnh viện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân sinh sống quanh đây, nhiều cư dân KĐT Ngoại giao đoàn đã kịch liệt phản đối dự án này với lý do xây dựng trên đất quy hoạch là khu đầu mối kỹ thuật của KĐT.
Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu khởi công xây dựng, bệnh viện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân sinh sống quanh đây, nhiều cư dân KĐT Ngoại giao đoàn đã kịch liệt phản đối dự án này với lý do xây dựng trên đất vốn được quy hoạch là khu đầu mối kỹ thuật của KĐT.
Người dân KĐT Ngoại giao đoàn lo ngại việc xây dựng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khẳng định chưa từng được hỏi ý kiến đánh giá tác động môi trường khi bệnh viện này bắt đầu xây dựng. Sự phản đối lên tới đỉnh điểm vào tháng 5.2019 khi hàng trăm cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn từng tập trung phản đối việc điều chỉnh quy hoạch xây bệnh viện ung bướu tại đây.
Người dân KĐT Ngoại giao đoàn cho rằng việc thay đổi quy hoạch có sự chưa minh bạch, đồng thời lo ngại việc xây dựng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khẳng định chưa từng được hỏi ý kiến đánh giá tác động môi trường khi bệnh viện này bắt đầu xây dựng. Sự phản đối lên tới đỉnh điểm vào tháng 5.2019 khi hàng trăm cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn tập trung phản đối việc điều chỉnh quy hoạch xây bệnh viện ung bướu tại đây.
Theo ghi nhận của PV, việc xây dựng bệnh viện này đã bị “đóng băng“. Bảng tên đề thông tin công trình không còn đề rõ là “Bệnh viện ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản” như trước.
Theo ghi nhận của PV, việc xây dựng bệnh viện này đã bị “đóng băng“. Bảng tên đề thông tin công trình không còn đề rõ là “Bệnh viện ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản” như trước.
Cổng vào công trường lênh láng nước, cỏ mọc um tùm.
Cổng vào công trường lênh láng nước, cỏ mọc um tùm và cực kỳ mất mỹ quan.
Vật liệu “đắp chiếu“, không có dấu hiệu xây dựng.
Vật liệu “đắp chiếu“, không có dấu hiệu xây dựng dẫn tới gỉ sét nghiêm trọng.
Trao đổi với PV Lao Động, cư dân tại KĐT Ngoại giao đoàn cho biết, nguyên nhân bệnh viện vẫn “đắp chiếu“, không thể khởi công của công trình này là vì chủ đầu tư chưa xin được giấy phép.
Trao đổi với PV Lao Động, cư dân tại KĐT Ngoại giao đoàn cho biết, nguyên nhân bệnh viện vẫn “đắp chiếu", không thể khởi công của công trình này là vì chủ đầu tư chưa xin được giấy phép.
“Bây giờ họ phải đánh giá lại tác động môi trường vì thay đổi quy hoạch viện. Chủ đầu tư giờ lại muốn chuyển bệnh viện này thành bệnh viện đa khoa, quy mô lớn hơn, thêm tầng, thêm giường, thêm khoa, xin lại giấy phép khác. Họ sẽ phải đánh giá tác động môi trường lại, tuy nhiên bây giờ người dân không thể đồng ý“, bà T.D (một người dân sống tại KĐT Ngoại giao đoàn nói.
“Chủ đầu tư giờ lại muốn chuyển bệnh viện này thành bệnh viện đa khoa, quy mô lớn hơn, thêm tầng, thêm giường, thêm khoa, xin lại giấy phép khác. Họ sẽ phải đánh giá tác động môi trường lại, tuy nhiên bây giờ người dân không thể đồng ý“, bà T.D (một người dân sống tại KĐT Ngoại giao đoàn) nói.
Bà T.D khẳng định, “Chủ đầu tư đã sai từ đầu khi biến đất công thành đất tư, trong cái giấy phép là bệnh viện đa khoa nhưng cái lõi vẫn là trung tâm ung bướu, có cả xạ trị như cũ, sinh ra thêm một số khoa để làm vỏ bọc“.
Bà T.D khẳng định, để có thể xây dựng bệnh viện như trên, CĐT bệnh viện không lấy ý kiến đánh giá tác động môi trường đối với người dân trong KĐT Ngoại giao đoàn mà lấy ở nơi khác. "Thủ thuật" tráo cư dân này đã bị người dân Khu đô thị Ngoại Giao đoàn phát hiện và gây nên một làn sóng giận dữ, phản đối mạnh mẽ. “Chủ đầu tư đã sai từ đầu khi biến đất công thành đất tư, ngay kể cả thay đổi trong cái giấy phép là bệnh viện đa khoa nhưng cái lõi vẫn là trung tâm ung bướu, có cả xạ trị như cũ, sinh ra thêm một số khoa để làm vỏ bọc“, bà T.D nói thêm.
“Họ lại làm đánh giá tác động môi trường và chúng tôi đi họp, nhưng kiên quyết không đồng ý. Đến bây giờ vẫn chưa được đánh giá tác động môi trường nên đắp chiếu nằm đấy“, một người dân tại KĐT Ngoại Giao Đoàn nói thêm.
“Họ lại làm đánh giá tác động môi trường và chúng tôi đi họp, nhưng kiên quyết không đồng ý. Đến bây giờ vẫn chưa được đánh giá tác động môi trường nên đắp chiếu nằm đấy“, một người dân tại KĐT Ngoại giao đoàn chia sẻ.
Sau thời gian dài vấp phải sự phản ứng quyết liệt của cư dân KĐT Ngoại giao đoàn, bệnh viện này vẫn chỉ là khối bê tông hoang lạnh bên cạnh những tòa nhà hiện đại, gây mất mỹ quan cho một khu đô thị được coi là “đáng sống nhất Hà Nội“.
Sau thời gian dài vấp phải sự phản ứng quyết liệt của cư dân KĐT Ngoại giao đoàn, Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản vẫn chỉ là khối bê tông hoang lạnh bên cạnh những tòa nhà hiện đại, gây mất mỹ quan cho một khu đô thị được coi là “đáng sống nhất Hà Nội“.

Trong buổi làm việc mới nhất giữa Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội với UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND phường Xuân Tảo, TCty xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản... diễn ra hôm 16.6, cư dân KĐT Ngoại giao đoàn tiếp tục phản đối việc xây dựng bệnh viện ung bướu và đề nghị các cơ quan chức năng sử dụng lô đất này vào mục đích khác để đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, phục vụ lợi ích cộng đồng.

Tuy nhiên trái ngược với ý kiến người dân, UBND phường Xuân Tảo cho rằng "việc xây dựng bệnh viện là rất cần thiết để phục vụ cho cư dân của phường" và đề nghị nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng sang bệnh viện đa khoa...

Tuấn Anh - Phương Duy
TIN LIÊN QUAN

Thiết kế thang máy thay đổi, dân chung cư Ngoại giao đoàn sống trong lo sợ

Phan Anh |

Cư dân sống tại tòa N01 T5 thuộc khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn (thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Lạc Hồng làm chủ đầu tư đang sống trong nỗi lo sợ vì cho rằng chủ đầu tư đã tự ý thay đổi thiết kế thang máy.

Nguy cơ vỡ quy hoạch KĐT Ciputra và Ngoại giao đoàn: Hà Nội rà soát xử lý

Khương Duy |

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc; UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND quận Tây Hồ về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến nguy cơ quy hoạch tại khu đô thị Ciputra và khu Ngoại giao đoàn bị phá vỡ.

Khu đô thị Ngoại giao đoàn: Dân lại “xuống đường” phản đối chủ đầu tư

Phan Anh |

Sáng nay (12.5), hàng trăm cư dân khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn (thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã tập trung để phản đối việc điều chỉnh quy hoạch dự án, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Hancorp) thực hiện cam kết liên quan đến việc cấp sổ đỏ, triển khai các hạng mục hạ tầng xã hội...

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Thiết kế thang máy thay đổi, dân chung cư Ngoại giao đoàn sống trong lo sợ

Phan Anh |

Cư dân sống tại tòa N01 T5 thuộc khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn (thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Lạc Hồng làm chủ đầu tư đang sống trong nỗi lo sợ vì cho rằng chủ đầu tư đã tự ý thay đổi thiết kế thang máy.

Nguy cơ vỡ quy hoạch KĐT Ciputra và Ngoại giao đoàn: Hà Nội rà soát xử lý

Khương Duy |

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc; UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND quận Tây Hồ về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến nguy cơ quy hoạch tại khu đô thị Ciputra và khu Ngoại giao đoàn bị phá vỡ.

Khu đô thị Ngoại giao đoàn: Dân lại “xuống đường” phản đối chủ đầu tư

Phan Anh |

Sáng nay (12.5), hàng trăm cư dân khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn (thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã tập trung để phản đối việc điều chỉnh quy hoạch dự án, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Hancorp) thực hiện cam kết liên quan đến việc cấp sổ đỏ, triển khai các hạng mục hạ tầng xã hội...