5 điều cần biết về lập vi bằng mua bán đất để không bị lừa

Thạch Lam (T/H) |

Hiện nay, nhiều người được môi giới hướng dẫn lập vi bằng mua bán đất để thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng nhưng lại không hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn khi mua đất bằng hình thức này.

Tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Vi bằng không thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng

Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

- Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh

Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau:

- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định trên, cấm thừa phát lại lập vi bằng để: Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Những sự kiện về nhà đất được lập vi bằng

Mặc dù không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định nhưng thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau:

- Xác nhận tình trạng nhà, đất.

- Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

- Ghi nhận việc đặt cọc…

Mua bán nhà đất bằng vi bằng không được sang tên

Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Nghị định 08/2020/NĐ-CP, chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng sẽ không được sang tên vì:

- Pháp luật đất đai quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực và hồ sơ sang tên phải có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực.

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực mà chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Với những quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Văn phòng thừa phát không được lập vi bằng mua bán đất nếu không có giấy tờ theo quy định, vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực. Khi lập vi bằng, thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng.

Thạch Lam (T/H)
TIN LIÊN QUAN

"Lách luật" mua nhà ở xã hội cũ chưa đủ điều kiện thông qua lập vi bằng

Tuyết Lan |

Mua nhà ở xã hội (NOXH) khi chưa đủ điều kiện ở tối thiểu 5 năm là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, vì nhu cầu và tài chính, nhiều người vẫn cắn răng chấp nhận, "lách luật" mua NOXH cũ khi chưa đủ điều kiện thông qua hình thức lập vi bằng.

Cảnh báo việc lập vi bằng mua bán nhà ở xã hội tại Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Phước - Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã ra văn bản cảnh báo việc lập vi bằng mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh là trái pháp luật.

Nhà giấy tờ vi bằng có đăng ký thường trú được không?

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Quốc Bình hỏi: Nhà tôi ở TPHCM, giấy tờ vi bằng có đăng ký thường trú được không?

Bắt tạm giam cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam

Việt Dũng |

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty chè Việt Nam Nguyễn Thiện Toàn bị bắt tạm giam với cáo buộc liên quan đến sai phạm gây thất thoát tài sản.

Mexico kêu gọi Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Cuba, Venezuela

Linh Nhi |

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador kêu gọi Mỹ chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Cuba và Venezuela.

Giờ thứ 9: Cuộc chiến không khoan nhượng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cuộc sống dẫu không thể trọn vẹn nhưng hạnh phúc vẫn tồn tại mãi mãi. Hai vợ chồng dù đã ly hôn nhưng cuối cùng vẫn vì hạnh phúc của con nhỏ mà gạt bỏ cái tôi của mỗi người.

Về Cao Bằng thăm thủ phủ ngói âm dương Lũng Rì hàng trăm tuổi

Tân Văn |

Cao Bằng - Làng nghề làm ngói âm dương Lũng Rì đã tiếp nối tiếp qua nhiều đời, nhưng đến nay nét đẹp truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Hà Nội khởi động đoạn vành đai gần 2.600 tỉ đồng qua quận Thanh Xuân

HỮU CHÁNH |

Hà Nội sắp tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 (đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng) dài 1,6km, tổng vốn 2.570 tỉ đồng.

"Lách luật" mua nhà ở xã hội cũ chưa đủ điều kiện thông qua lập vi bằng

Tuyết Lan |

Mua nhà ở xã hội (NOXH) khi chưa đủ điều kiện ở tối thiểu 5 năm là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, vì nhu cầu và tài chính, nhiều người vẫn cắn răng chấp nhận, "lách luật" mua NOXH cũ khi chưa đủ điều kiện thông qua hình thức lập vi bằng.

Cảnh báo việc lập vi bằng mua bán nhà ở xã hội tại Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Phước - Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã ra văn bản cảnh báo việc lập vi bằng mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh là trái pháp luật.

Nhà giấy tờ vi bằng có đăng ký thường trú được không?

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Quốc Bình hỏi: Nhà tôi ở TPHCM, giấy tờ vi bằng có đăng ký thường trú được không?