Xin việc sau tuổi 30, có khó không?

Minh Hương |

30 là độ tuổi không còn non trẻ, cũng không phải quá già để bắt đầu một công việc mới. Vậy xin việc sau tuổi 30 có khó không?

Anh Hoàng Trung Trường (32 tuổi, sống tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) - hiện là kỹ thuật viên phần mềm cho rằng, xin việc sau tuổi 30 khó hay dễ còn phụ thuộc vào ngành nghề, tiêu chí tuyển dụng của công ty.

Như lĩnh vực của anh Trường, người lao động sau tuổi 30 càng được ưu tiên tuyển vào làm. Vì họ có nhiều kinh nghiệm, không cần đào tạo, hướng dẫn từ đầu. Thậm chí, lao động có tuổi còn được thoả thuận trả lương cao hơn so với người trẻ tuổi.

 
Sau tuổi 30 khó hay dễ còn phụ thuộc vào ngành nghề, tiêu chí tuyển dụng của công ty. Ảnh minh hoạ: Anh Thư.

Từng thất nghiệp vào độ tuổi chạm ngưỡng 30, anh Trường cho hay thời điểm đó anh rơi vào khủng hoảng vì áp lực tiền bạc. Mất việc trong lúc tiền nợ mua nhà hằng tháng phải trả, con cái đi học tốn kém, anh Trường sợ rằng độ tuổi của mình sẽ mất thời gian để tìm kiếm được công việc có mức lương ổn định.

Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ online, chỉ 2-3 ngày, anh Trường đã được công ty liên hệ phỏng vấn, sau đó đi làm chính thức đến thời điểm hiện tại.

Bởi vậy, khi xuất hiện quan niệm cho rằng người 30 tuổi khó có cơ hội tuyển dụng, anh Trường liền không đồng tình.

"Dù ở độ tuổi nào, nếu có tinh thần cầu thị, kỹ năng làm việc, chuyên môn thì người lao động không lo thất nghiệp" - anh Trường cho hay.

Còn chị Hoàng Thị Luyến (33 tuổi, quê Phú Thọ) cho hay - khi đưa ra thông tin tuyển người, bao giờ nhà tuyển dụng cũng đưa ra yêu cầu về độ tuổi. Theo đó, tuỳ thuộc vào ngành nghề, chuyên môn làm việc mà độ tuổi yêu cầu cũng khác nhau.

Những ngày gần đây, chị Luyến đến điểm thông báo tuyển dụng ở gần Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) để xin làm công nhân với mức lương mong muốn 7-9 triệu đồng.

 
Nhiều công ty đưa ra thông báo tuyển dụng ở Khu công nghiệp Thăng Long những ngày gần đây đưa ra yêu cầu độ tuổi lao động từ 18-35 tuổi. Ảnh: Minh Hương.

Chị Luyến cho biết, hầu hết độ tuổi các công ty trong khu công nghiệp yêu cầu người xin việc là nam, nữ dưới 35 tuổi. Như vậy, dù ở tuổi ngoài 30, chị Luyến vẫn không khó để xin việc.

Theo chị Luyến, yếu tố khiến chị quyết định có nộp hồ sơ hay không còn phụ thuộc vào chế độ, quy định về làm thêm giờ cùng những đãi ngộ khác của công ty.

Về phía công ty, nếu nhân sự đáp ứng yêu cầu và họ thật sự cần người thì không có lý do gì lại từ chối.

Từng có thời gian làm công nhân ở Bắc Ninh, chị Luyến chia sẻ, công nhân làm việc trong nhà máy nếu ở độ tuổi 40 rất khó để xin việc.

Chị Luyến cho rằng, công nhân thường là lao động chân tay nên tuổi từ 18 - 35 sẽ không khó để tìm kiếm việc làm; còn nếu đã ở độ tuổi 40 thì tỉ lệ được nhận lại rất thấp.

Độ tuổi nào khó để đi xin việc? Bạn đọc có quan điểm về vấn đề này xin gửi về Email: toasoan@laodong.com.vn.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

27 tuổi không còn thích hợp để đi xin việc?

Phương Huyền |

Gần đây mạng xã hội xôn xao với bài báo nêu thực trạng người lao động Trung Quốc đang vật lộn để tồn tại hậu đại dịch, những ứng viên 27 tuổi cũng gặp rủi ro khi tuyển dụng, còn người trên 30 tuổi gần như hết cơ hội.

Lời khuyên dành cho những người mới đi làm

Thanh Huyền |

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cá nhân người lao động có thể phát triển khả năng của bản thân. Do đó, người mới đi làm cần nắm một số điều cơ bản để tránh rơi vào những trường hợp "vỡ mộng".

Tân cử nhân ra trường đi làm, không nên quá để ý vào tiền lương?

Thanh Huyền |

Lương, thưởng hay chế độ đãi ngộ là thứ mà mọi người lao động quan tâm. Thật khó để kiếm ra một người “đi làm vì đam mê, lương là thứ yếu”. Thế nhưng, sinh viên mới ra trường có nên quá để ý vào tiền lương?

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Bản tin công đoàn: Quy định về trợ cấp một lần với NLĐ làm ở vùng khó khăn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động ở Bình Dương khó khăn tìm việc; Thu vài chục triệu mỗi tháng từ công việc làm MC; Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động lao đao; Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?...

Đắk Nông hết cảnh khan hiếm xăng dầu

Phan Tuấn |

Hiện nay, các cây xăng tư nhân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Nông đã mở cửa trở lại. Người dân nơi đây không còn phải vất vả lặn lội hàng chục km để tìm đến cây xăng Nhà nước để đổ xăng dầu như trước đây.

Những chiếc cầu góp phần thay đổi diện mạo giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Thành Nhân |

Nhiều cây cầu trọng điểm vượt sông lớn đã, đang và sắp triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi hoàn thành sẽ giúp mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL kết nối đồng bộ, góp phần tạo động lực để vùng đất này phát triển.

Bạc Liêu: Xuất khẩu 1 tỉ USD từ tôm trong năm 2023 không xa vời

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu được xem là thủ phủ tôm của cả nước. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu đối với tôm của Bạc Liêu vẫn còn thua xa tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng. Bước vào năm 2023, tỉnh này  quyết tâm đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD từ con tôm.

27 tuổi không còn thích hợp để đi xin việc?

Phương Huyền |

Gần đây mạng xã hội xôn xao với bài báo nêu thực trạng người lao động Trung Quốc đang vật lộn để tồn tại hậu đại dịch, những ứng viên 27 tuổi cũng gặp rủi ro khi tuyển dụng, còn người trên 30 tuổi gần như hết cơ hội.

Lời khuyên dành cho những người mới đi làm

Thanh Huyền |

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cá nhân người lao động có thể phát triển khả năng của bản thân. Do đó, người mới đi làm cần nắm một số điều cơ bản để tránh rơi vào những trường hợp "vỡ mộng".

Tân cử nhân ra trường đi làm, không nên quá để ý vào tiền lương?

Thanh Huyền |

Lương, thưởng hay chế độ đãi ngộ là thứ mà mọi người lao động quan tâm. Thật khó để kiếm ra một người “đi làm vì đam mê, lương là thứ yếu”. Thế nhưng, sinh viên mới ra trường có nên quá để ý vào tiền lương?