Giới trẻ chọn nơi làm việc: Tiền lương hay môi trường quan trọng hơn?

Thanh Huyền |

Chân ướt chân ráo bước từ trường học ra “trường đời”, nhiều tân cử nhân loay hoay lựa chọn công ty làm việc. Tiền lương hay môi trường phù hợp - đâu mới là thứ giới trẻ hiện nay ưu tiên nhiều hơn?

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Vũ Phương Thảo - cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức dừng nhận chu cấp từ gia đình, bước vào cuộc sống độc lập hoàn toàn.

Ra trường với vốn kinh nghiệm ít ỏi, xin việc đúng chuyên ngành là điều không dễ. Không chọn về quê, Phương Thảo quyết định ở lại Hà Nội để tìm việc.

Người trẻ đi tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh hoạ: Lương Hạnh.
Người trẻ đi tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh hoạ: Lương Hạnh

Trải qua 4 lần trượt phỏng vấn, thất nghiệp liên tục trong 3 tháng, Phương Thảo được nhận làm thực tập sinh marketing tại một công ty ở quận Đống Đa, Hà Nội với số lương ít ỏi.

Tân cử nhân cho hay, lĩnh vực truyền thông - báo chí ở quê chưa phổ biến nên phải chọn ở lại Hà Nội để kiếm thêm cơ hội. Lương thực tập sinh của Phương Thảo hiện tại chỉ khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/tháng.

"Mới ra trường, khó khăn bước đầu cũng là điều dễ hiểu" - Phương Thảo tự động viên bản thân cố gắng.

Về tiêu chí lựa chọn công ty, theo cô gái trẻ, chỉ cần một nơi có: “sếp tốt, không "drama", học hỏi được nhiều” là mình sẵn sàng làm việc.

Cuộc sống của Nguyễn Thị Loan - cử nhân Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng bớt mơ mộng ngay khi ra trường. Để được làm việc đúng chuyên ngành, chị Loan phải làm 2 công việc cùng 1 lúc.

Ban ngày, chị Loan là thực tập sinh tester (người kiểm tra chất lượng phần mềm); tối làm thu ngân tại cửa hàng cà phê.

Nguyễn Thị Loan chia sẻ: “Tôi gần như không có ngày nghỉ trong tuần, nhưng phải làm như vậy mới có thể bám trụ được ở thành phố này".

Về tiêu chí chọn nơi làm việc, chị Loan cho hay - trước mắt thì lương chưa quan trọng lắm. Tiền lương sẽ thay đổi theo thời gian, cũng như kinh nghiệm làm việc. Chị Loan mong được làm việc ở đây lâu dài để học hỏi thêm kinh nghiệm phục vụ cho sự phát triển của bản thân sau này.

Đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền và áp lực với bạn bè đồng trang lứa, không ít bạn trẻ lựa chọn về quê “nuôi cá và trồng thêm rau”, cũng không ít bạn chọn ở lại Hà Nội để có thêm kinh nghiệm và cơ hội làm việc.

Là một Gen Z, anh Nguyễn Văn Tú - sinh viên năm cuối Đại học Thủy Lợi thẳng thắn chia sẻ: “Tôi muốn làm việc ở công ty mà nơi đó ý kiến cá nhân được tôn trọng, được trải nghiệm và thách thức bản thân".

Anh Nguyễn Tú đề cao môi trường làm việc hơn là mức lương khi mới đi làm. Ảnh: NVCC
Anh Nguyễn Tú đề cao môi trường làm việc hơn là mức lương khi mới đi làm. Ảnh: NVCC.

Còn vấn đề tiền lương, anh Tú cho rằng, trước 25 tuổi thì đủ để chi trả cho cuộc sống cơ bản là được. Điều quan trọng vẫn là môi trường ở công ty có cho mình thấy được tương lai rộng mở hay không.

Còn chị Hoàng Thùy Linh - sau một năm ra trường và bước vào môi trường làm việc khắc nghiệt tại Hà Nội cho rằng, nếu chọn lương thì chị đã về quê từ lâu.

Hiện tại, lương công nhân ở quê cũng 7-9 triệu đồng/tháng trong khi không mất tiền sinh hoạt, thuê nhà.

Còn ở Hà Nội thời điểm này, một tháng cố lắm, chị Linh cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng. Nhưng quan trọng hơn, chị Linh tìm được một môi trường phù hợp, có thể khai thác được khả năng của bản thân.

"Chịu khó 1-2 năm nữa thôi, tôi tin rằng sau này sẽ tốt hơn" - chị Linh nói.

Tiêu chí làm việc của giới trẻ hiện nay thế nào? Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về Email của toà soạn: toasoan@laodong.com.vn.

Thanh Huyền
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ yêu cầu chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương

Vương Trần |

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương trong đó cần chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội.

Muôn kiểu khổ sở vì mưa, nồm ở Hà Nội

Thanh Huyền |

Trời mưa nồm, dân văn phòng ở Hà Nội mất hàng giờ đồng hồ mới đến được cơ quan vì tắc đường trong tình trạng quần áo ướt át, dính bẩn; còn sinh viên phải mặc lại quần áo đến trường…

Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động khó tìm việc đầu năm

Phương Minh |

Chọn nghỉ việc cuối năm, người lao động chấp nhận mất đi khoản thưởng Tết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Song ra đầu năm, họ lại loay hoay đi tìm việc...

Cafe chiều thứ 7: Phụ nữ độc thân tuổi 30, hạnh phúc hay áp lực?

NHÓM PV |

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 30, nhiều người thường có xu hướng e ngại hoặc lảng tránh khi được nhắc về hai chữ "độc thân". Tuy nhiên, ở một lăng kính tích cực hơn thì độc thân chính là một sự lựa chọn hoàn hảo để tuổi 30 trở nên đặc biệt và trọn vẹn hơn. Chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này sẽ là những chia sẻ của chị Đào Thùy Trang (34 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) về vấn đề thú vị này.

Loạt trường đại học hot công bố phương thức xét tuyển năm 2023

Linh Chi - Phương Anh |

Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân... đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023.

Xin xác nhận cư trú thay sổ hộ khẩu: Người dân cần gấp, kết quả trả... chậm

HỮU CHÁNH - VŨ TUẤN |

Dù đã bỏ sổ hộ khẩu nhưng trong nhiều giao dịch hành chính hiện nay lại yêu cầu "xác nhận cư trú". Để giải quyết thủ tục, người dân phải chạy qua, chạy lại giữa UBND phường và Công an phường và kết quả không phải khi nào cũng nhận được ngay, việc cần gấp nhưng kết quả xác nhận của cơ quan chức năng lại trả chậm.

Xét học bạ THPT vào đại học có đáng tin cậy?

Phùng Nhung |

Hiện nay, phương thức xét học bạ THPT được nhiều thí sinh và trường đại học ưu tiên sử dụng trong xét tuyển đại học. Nhưng khi vẫn còn ngờ vực liên quan đến vấn đề “làm đẹp" học bạ thì phương thức này có đáng tin cậy?

Doanh nghiệp góp ý giải pháp và siết cấp phép kinh doanh xăng dầu

Cường Ngô |

Theo doanh nghiệp do Nghị định 83 và Nghị định 95 quy định một số điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu có chỗ còn chưa chặt chẽ. Vì vậy, cần phải tăng thêm các điều kiện để cấp phép kinh doanh xăng dầu.

Chính phủ yêu cầu chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương

Vương Trần |

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương trong đó cần chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội.

Muôn kiểu khổ sở vì mưa, nồm ở Hà Nội

Thanh Huyền |

Trời mưa nồm, dân văn phòng ở Hà Nội mất hàng giờ đồng hồ mới đến được cơ quan vì tắc đường trong tình trạng quần áo ướt át, dính bẩn; còn sinh viên phải mặc lại quần áo đến trường…

Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động khó tìm việc đầu năm

Phương Minh |

Chọn nghỉ việc cuối năm, người lao động chấp nhận mất đi khoản thưởng Tết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Song ra đầu năm, họ lại loay hoay đi tìm việc...