UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo xử lý loạt trụ sở công bỏ hoang, gây lãng phí

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Để sử dụng tài sản công có hiệu quả, tránh lãng phí, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan, tiến hành rà soát, đề xuất phương án xử lý đối với những trụ sở công hiện đang bỏ hoang trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, hiện nhiều trụ sở công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tọa lạc ở những vị trí đắc địa nhưng lại bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí. Thậm chí có những trụ sở vẫn còn công năng sử dụng nhưng bỏ hoang nhiều năm.

Trụ sở cũ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình bỏ hoang nhiều năm, khiến cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng. Ảnh: Diệu Anh
Trụ sở cũ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình bỏ hoang nhiều năm, khiến cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng. Ảnh: Diệu Anh

Cụ thể như: Trụ sở cũ của Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình (nằm trên đường Trương Hán Siêu, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình); trụ sở cũ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình và trụ sở của Trung tâm Da liễu tỉnh Ninh Bình (cùng nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình); trụ sở cũ của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (nằm trên đường 30 tháng 6, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình); trụ sở làm việc cũ của UBND huyện Kim Sơn; trụ sở cũ của Kho bạc Nhà nước huyện Yên Khánh...

Hầu hết các trụ sở này đều nằm ở những vị trí đắc địa. Nhiều trụ sở vẫn còn nguyên các trang thiết bị, máy móc, hệ thống điện nước... Tuy nhiên, sau khi các đơn vị này được sáp nhập hay chuyển trụ sở mới thì các trụ sở cũ của những đơn vị này rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí. Nhiều trụ sở do bỏ hoang thời gian dài nên các hạng mục nhà cửa, trang thiết bị đã xuống cấp và hư hỏng.

Tình trạng các trụ sở công cũ bỏ hoang nhiều năm, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây lãng phí cũng như bất bình trong dư luận.

Trụ sở cũ của Trung tâm Da liễu tỉnh Ninh Bình bỏ hoang nhiều năm sau khi Trung tâm này được sáp nhập về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Diệu Anh
Trụ sở cũ của Trung tâm Da liễu tỉnh Ninh Bình bỏ hoang nhiều năm sau khi Trung tâm này được sáp nhập về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Diệu Anh

Để sử dụng tài sản công có hiệu quả, tránh lãng phí, vào ngày 5.4.2023, ông Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ký văn bản số 224/UBND-VP5 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2023/QH ngày 15.11.2022 của Quốc hội.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát toàn bộ cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, để xác định chính xác và đầy đủ số cơ sở nhà, đất phải thực hiện sắp xếp, xử lý.

Việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi sáp nhập hoặc chuyển trụ sở mới được thực hiện theo quy các quy định tại Nghị định 167/NĐ-CP ngày 31.12.2017 và Nghị định 67/NĐ-CP ngày 15.7.2021 của Chính phủ quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Trao đổi với PV Lao Động, đại diện lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho biết, theo kế hoạch, việc rà soát sẽ được hoàn thành trước ngày 22.5, sau đó, Sở sẽ có báo cáo, đề xuất phương án xử lý trình UBND tỉnh Ninh Bình trước ngày 22.6.2023.

"Hiện nay, đối với một số trụ sở cũ nhưng vẫn còn công năng sử dụng như trụ sở cũ của UBND huyện Kim Sơn, chúng tôi đã trình UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định bàn giao lại cho UBND thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn) quản lý, sử dụng" - đại diện lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho hay.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Phú Thọ chỉ đạo xử lý những công sở bỏ hoang sau sáp nhập xã

Tô Công |

Trước tình trạng nhiều trụ sở xã tại tỉnh Phú Thọ đang không được sử dụng, bỏ hoang sau hơn 2 năm tỉnh này hoàn thành công tác sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã,   UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khắc phục những tồn tại nêu trên.

Một số địa phương còn ngần ngại thanh lý, đấu giá trụ sở cũ sau sắp xếp

Vương Trần |

Việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021 cũng còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc sắp xếp, xử lý trụ sở làm việc, tài sản công của cơ quan, tổ chức thực hiện sắp xếp.

Di tích lịch sử quốc gia núi Cánh Diều bị bỏ hoang giữa thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh BìnhNúi Cánh Diều (tại thành phố Ninh Bình) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962, trải qua nhiều thăng trầm, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, thời gian, nhưng không được quan tâm, đầu tư tu bổ, hiện nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Phú Thọ sau sáp nhập xã: Hàng loạt công sở bỏ hoang, nơi thiếu chỗ làm việc

ĐỨC CÔNG |

Hơn 2 năm kể từ khi tỉnh Phú Thọ hoàn thành công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay tại địa phương này đang xảy ra một nghịch lý: Nhiều trụ sở xã bỏ hoang gây lãng phí, trong khi đó có nơi lại chật chội, quá tải.

Môi giới kể nỗi oan khi cò đất tay ngang bán hàng bất chấp

Phan Anh |

Trong Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), người làm môi giới muốn hành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ và đặc biệt phải hoạt động trong một tổ chức, sàn giao dịch lĩnh vực này. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ khi thời gian qua không ít môi giới “tay ngang” gia nhập thị trường để thổi giá đất, lừa đảo khách hàng.

Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư cá nhân về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng ngày 21.4, Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Văn hóa đọc thực sự đi vào đời sống

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Văn hóa đọc là sự hợp thành của sở thích và kỹ năng đọc. Xây dựng văn hóa đọc trong kỉ nguyên số là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có hướng đi và giải pháp phù hợp, bền vững.

Thấy gì từ việc Campuchia bao trọn chi phí ăn ở cho các đoàn tại SEA Games?

Nhóm PV |

Đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 89-120 huy chương vàng tại SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 107 cùng với nhà báo Nguyễn Lưu sẽ nhận định khó khăn, thuận lợi của thể thao Việt Nam.

Phú Thọ chỉ đạo xử lý những công sở bỏ hoang sau sáp nhập xã

Tô Công |

Trước tình trạng nhiều trụ sở xã tại tỉnh Phú Thọ đang không được sử dụng, bỏ hoang sau hơn 2 năm tỉnh này hoàn thành công tác sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã,   UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khắc phục những tồn tại nêu trên.

Một số địa phương còn ngần ngại thanh lý, đấu giá trụ sở cũ sau sắp xếp

Vương Trần |

Việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021 cũng còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc sắp xếp, xử lý trụ sở làm việc, tài sản công của cơ quan, tổ chức thực hiện sắp xếp.

Di tích lịch sử quốc gia núi Cánh Diều bị bỏ hoang giữa thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh BìnhNúi Cánh Diều (tại thành phố Ninh Bình) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962, trải qua nhiều thăng trầm, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, thời gian, nhưng không được quan tâm, đầu tư tu bổ, hiện nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Phú Thọ sau sáp nhập xã: Hàng loạt công sở bỏ hoang, nơi thiếu chỗ làm việc

ĐỨC CÔNG |

Hơn 2 năm kể từ khi tỉnh Phú Thọ hoàn thành công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay tại địa phương này đang xảy ra một nghịch lý: Nhiều trụ sở xã bỏ hoang gây lãng phí, trong khi đó có nơi lại chật chội, quá tải.