Phú Thọ sau sáp nhập xã: Hàng loạt công sở bỏ hoang, nơi thiếu chỗ làm việc

ĐỨC CÔNG |

Hơn 2 năm kể từ khi tỉnh Phú Thọ hoàn thành công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay tại địa phương này đang xảy ra một nghịch lý: Nhiều trụ sở xã bỏ hoang gây lãng phí, trong khi đó có nơi lại chật chội, quá tải.

Hàng loạt trụ sở xã bỏ hoang

Ngày 2.1.2020, bộ máy công quyền của 28 đơn vị hành chính cấp xã mới tại tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập đã chính thức hoạt động. Phú Thọ giữ nguyên 13 đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã thành 28 đơn vị hành chính mới, giảm 52 đơn vị.

Hơn 2 năm trôi qua, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay một số trụ sở xã cũ đã được tận dụng để làm điểm giao dịch ngân hàng, chợ tạm, xây dựng trường học... Tuy nhiên, nhiều trụ sở vẫn trong tình trạng bỏ hoang gây lãng phí.

Trong chiến dịch này, huyện Cẩm Khê đã thực hiện sáp nhập: 3 xã Đồng Cam, Phương Xá và Phùng Xá thành xã Minh Tân; 3 xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga và thị trấn Sông Thao thành thị trấn Cẩm Khê; 3 xã Hiền Đa, Cát Trù và Tình Cương thành xã Hùng Việt.

Tại thị trấn Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê), theo ghi nhận cả 3 trụ sở xã/thị trấn cũ đều đang bỏ hoang. Trong đó, cơ sở vật chất của trụ sở xã Sai Nga (cũ) đến nay vẫn còn rất mới, với tòa nhà Ủy ban là công trình thành lập Đảng bộ huyện Cẩm Khê (tháng 7.2017), tức là chỉ hơn 2 năm sử dụng sau đó bỏ hoang đến nay vì sáp nhập xã.

Anh Phương (khu Văn Phú 4, thị trấn Cẩm Khê) chia sẻ: “Trước kia nơi đây thuộc xã Sai Nga, sau khi sáp nhập thành thị trấn Cẩm Khê, trụ sở xã cũ chỉ được sử dụng một thời gian ngắn để làm bệnh viện dã chiến phòng chống dịch COVID-19, sau đó tiếp tục bỏ hoang cho đến nay”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngô Quang Ước - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê - cho biết, vừa qua, huyện đã giao cho phòng Tài chính và các cơ quan tiến hành rà soát, thống kê tài sản công trên địa bàn bao gồm cả các trụ sở xã cũ sau sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh xin phương án sắp xếp, xử lý.

Tại huyện Tam Nông, đã có 12 xã được sáp nhập thành 4 xã mới. Hơn 2 năm trôi qua, vẫn còn 7 trụ sở xã cũ đang bỏ hoang. Ghi nhận tại các trụ sở xã Tứ Mỹ, Tam Cường, Xuân Quang... đều đang cửa đóng then cài, cỏ dại mọc um tùm.

Tại xã Văn Lương (nay là xã Vạn Xuân), trụ sở xã cũ đã bị phá bỏ, thay vào đó là một trường học đang được xây dựng. Tại xã Tam Cường (nay là xã Văn Lương) trụ sở xã cũ được tận dụng để làm chợ tạm.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông - cho hay: "Riêng với xã Văn Lương đang xây trường trên nền trụ sở xã cũ, do trường học đã hỏng hóc nhiều và không đủ diện tích, rất cấp bách mà trụ sở xã cũ cũng đã xuống cấp, nên huyện báo cáo tỉnh để chuyển sang xây trường. Các trụ sở xã cũ khác đang chờ được tỉnh quyết định về phương án xử lý".
Hàng loạt trụ sở xã ở Phú Thọ bỏ hoang sau sáp nhập. Ảnh: Đức Công
Hàng loạt trụ sở xã ở Phú Thọ bỏ hoang sau sáp nhập. Ảnh: Đức Công 

Có trụ sở xã lại chật chội, quá tải

Đầu năm 2020, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy đi vào hoạt động sau khi sáp nhập thêm 2 xã Phượng Mao và Yến Mao. Hiện nay, xã Tu Vũ mới đang hoạt động trên trụ sở của xã Yến Mao cũ, còn 2 trụ sở của xã Tu Vũ (cũ) và Phượng Mao đang bỏ hoang.

Mặc dù 2 trụ sở xã cũ đang bỏ hoang, nhưng theo ghi nhận của PV, trụ sở xã mới đang gặp tình cảnh chật chội. Tại phòng Địa chính của UBND xã Tu Vũ, có 4 cán bộ cùng làm việc trong 1 căn phòng không bàn tiếp khách.

Trong căn phòng ước tính chưa đầy 25m2, 4 cán bộ ngồi chung 1 dãy sau khi phải kê các bàn làm việc sát tường, với đủ loại máy móc, dụng cụ, giấy tờ trên bàn. Phía sau là dãy các tủ đựng đồ đạc, sạp đựng hồ sơ... tất cả cũng đều phải kê sát tường để "chừa" lối đi ở giữa.

Ông Nguyễn Văn Hiền - cán bộ Địa chính xã Tu Vũ cho biết, dù đã tính toán bày trí mọi thứ thật hợp lý để tiết kiệm không gian, nhưng do phòng làm việc quá hẹp nên chỉ có thể để đồ đạc như vậy.

"Xã Tu Vũ sau khi sáp nhập là xã rộng nhất của huyện Thanh Thủy, những lúc cao điểm người dân đến đây rất đông nhưng vì phòng hẹp nên không có chỗ để tiếp, mọi người phải đứng chờ ở cửa, hành lang" - ông Hiền chia sẻ.

Cạnh phòng Địa chính là phòng Văn hóa, gồm cán bộ Văn hóa, Thông tin và Đài truyền thanh xã. Căn phòng này mặc dù được bày trí bàn tiếp khách, nhưng khoảng không gian còn lại cũng rất chật chội vì có các bàn ghế làm việc và nhiều máy móc, thiết bị...

Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, ông Khuất Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy - cho biết, với 2 trụ sở xã Tu Vũ (cũ) và Phượng Mao bỏ hoang đang chờ huyện, tỉnh duyệt phương án xử lý, nay tạm thời để người dân tận dụng để sinh hoạt cộng đồng, chơi thể thao...

Về trụ sở xã Tu Vũ hiện nay chật chội, theo ông Dũng thực trạng này đang không chỉ diễn ra tại 2 phòng Địa Chính và Văn Hóa, mà phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội của tòa nhà Đảng ủy cũng đang gặp phải tình trạng tương tự.

"Trụ sở xã Tu Vũ trước nay là có 3 phòng đó là đang chật chội, quá tải hơn cả. Hiện tại, huyện đã đồng ý chủ trương sẽ di chuyển và xây mới trụ sở xã, mong rằng sẽ sớm được thực hiện" - ông Dũng chia sẻ.

Nghịch lý hàng loạt trụ sở xã bỏ hoang - nơi lại thiếu không gian làm việc cho thấy sự bất hợp lý trong công tác sắp xếp, xử lý tài sản công khi thực hiện công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Phú Thọ. Đây là bài học cho các địa phương cần tính toán thật kỹ lưỡng khi Phú Thọ tới đây sẽ thực hiện đợt sáp nhập tiếp theo. 

ĐỨC CÔNG
TIN LIÊN QUAN

Phú Thọ điều động, luân chuyển 6 lãnh đạo cấp sở, huyện

Tô Công |

Tỉnh ủy Phú Thọ vừa công bố các Nghị quyết, Quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm lãnh đạo của một số sở, ngành và địa phương cấp huyện.

Phú Thọ có 9 học sinh được triệu tập thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế

Tô Công |

Tỉnh Phú Thọ có 9 học sinh được Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) triệu tập tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế năm 2023.

Phú Thọ: Hàng loạt công sở bị bỏ hoang sau 2 năm sáp nhập xã

Tô Công - Minh Chuyên |

Hơn 2 năm trôi qua kể từ sau khi tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở xã vẫn đang bỏ hoang một cách lãng phí.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 ở Hà Nội

Bích Hà |

Trong hai ngày 7 và 8.4, toàn bộ học sinh lớp 12 ở Hà Nội sẽ làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bài học về tiền mặt sau vụ SVB phá sản

Quý An (theo CNBC) |

Vấn đề về tiền mặt là một trong những lý do dẫn đến sự phá sản của SVB.

Bắt giữ “trùm” ma túy có đội ngũ cảnh giới dày đặc ở Đà Nẵng

Khánh Ngọc |

Ngày 21.3, Công an quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện và bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, có đội ngũ cảnh giới dày đặc.

Dự báo diễn biến đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên trong năm 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định từ ngày mai 22.3, Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ ghi nhận sự tăng nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt, có khu vực đạt ngưỡng nắng nóng gay gắt ngay trong đợt nắng diện rộng đầu tiên của năm 2023.

Hiện trường vụ cháy ở Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đã khống chế được đám cháy tại Công ty Cổ phần One One miền Trung và đang thống kê thiệt hại, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Phú Thọ điều động, luân chuyển 6 lãnh đạo cấp sở, huyện

Tô Công |

Tỉnh ủy Phú Thọ vừa công bố các Nghị quyết, Quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm lãnh đạo của một số sở, ngành và địa phương cấp huyện.

Phú Thọ có 9 học sinh được triệu tập thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế

Tô Công |

Tỉnh Phú Thọ có 9 học sinh được Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) triệu tập tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế năm 2023.

Phú Thọ: Hàng loạt công sở bị bỏ hoang sau 2 năm sáp nhập xã

Tô Công - Minh Chuyên |

Hơn 2 năm trôi qua kể từ sau khi tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở xã vẫn đang bỏ hoang một cách lãng phí.