Từ trường hợp em Phạm Song Toàn: Học sinh còn nhiều điều “khó nói” về thầy cô

QUANG ĐẠI |

Việc em Phạm Song Toàn (trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) đứng lên phản ánh việc giáo viên dạy Toán “im lặng” suốt một học kỳ đã gây chấn động ngành giáo dục, khi học sinh dũng cảm đứng lên “tố” sai phạm của thầy cô dạy mình.

Một số người bị đụng chạm lợi ích trách móc em Phạm Song Toàn, không ghi nhận mặt tích cực của vấn đề. Cả tập thể lớp mấy chục em phải chịu “bạo hành tinh thần”, kết quả học tập bị ảnh hưởng, uy tín ngành giáo dục giảm sút, giáo viên (GV) vi phạm nghiêm trọng không ai xử lý.

Điều em Phạm Song Toàn phản ánh, đối với nhiều người còn cảm thấy “sốc”, lạ, xuất phát từ quan niệm “tôn sư trọng đạo”. Thầy cô dù có nhiều hành vi không đúng, nhưng nếu học sinh phản ánh thì bị coi là thiếu tôn trọng, là “trái đạo lý”… Đây là cái “vòng kim cô” khiến nhiều học sinh, kể cả phụ huynh ngại, không phản ánh hay phản ứng về những vi phạm, sai phạm của GV, dẫn đến nhiều vi phạm kéo dài, gây hệ lụy xấu.

Trong khi nhiều nước phương Tây, mối quan hệ GV - học sinh cởi mở, “thoáng” hơn, việc học sinh phản ánh những bất cập trong công tác của GV là bình thường. Chính điều này tạo ra nguồn thông tin hai chiều liên tục, thông suốt, để hai bên hiểu nhau hơn, cùng điều chỉnh để hướng tới mục đích chung.

Thực tiễn giáo dục cho thấy, nếu không tạo ra được mối quan hệ dân chủ, cởi mở giữa GV - học sinh, sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy, hậu quả, mà trường hợp cô giáo “im lặng” trong nhiều tháng là ví dụ. Nhiều trường hợp khác, học sinh thấy cách truyền đạt, phương pháp, nội dung giáo dục của GV không hợp lý, nhưng vì ngại không dám phản ánh, nên đành cam chịu.

Hiện nay, vẫn còn nhiều GV yếu kém, ít trau dồi về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, giảng dạy kiểu “đọc-chép”, truyền thụ một chiều, gây ức chế cho học sinh, làm giảm hứng thú học tập và sau sút kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, nhiều người ứng xử thiếu chuẩn mực, vi phạm các quy định của đạo đức nhà giáo ở mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, vì chưa được “cởi trói”, còn vướng quan niệm về đạo lý truyền thống như đã phân tích ở trên, đa số học sinh cam chịu, một số có điều kiện thì xin chuyển lớp. Chỉ trong trường hợp quá mức, một số lớp mới kiến nghị thay đổi GV. Tuy nhiên, hầu như các kiến nghị này không được giải quyết, vì lãnh đạo nhà trường không biết chuyển những GV “có vấn đề” đó đi đâu.

Sự không đồng đều về chất lượng của đội ngũ GV hiện đang là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục. Tình trạng này càng kéo dài, hệ lụy càng lớn. Cần có giải pháp để thanh lọc đội ngũ, trong đó cần mở rộng dân chủ trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh phản ánh, phản hồi về hoạt động của GV.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT: Nếu được tôn vinh kịp thời, em Phạm Song Toàn không phải tức tưởi chuyển trường

Bích Hà |

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), em Phạm Song Toàn cần được tôn vinh, vì em xứng đáng nhận được điều đó thay vì phải lựa chọn cách chuyển trường.

Vụ cô giáo "quyền lực": Không thể cứ có vấn đề là chuyển trường

Nguyên Linh |

Theo quan điểm của Giáo sư Đào Trọng Thi, trong mối quan hệ giữa cô giáo và học sinh, không thể cứ có vấn đề là lại chuyển trường mà nhà trường phải đứng ra xử lí cho mối quan hệ giữa hai bên tốt lên. 

Việc chuyển trường phải căn cứ vào lợi ích của em Phạm Song Toàn

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) trước vụ việc học sinh Phạm Song Toàn (lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM) phản ánh cô giáo dạy toán lên lớp trong hơn 3 tháng liền chỉ ghi mà không giảng bài. Trước những áp lực từ nhà trường, bạn bè, phụ huynh của em đã quyết định xin chuyển trường cho con.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ GDĐT: Nếu được tôn vinh kịp thời, em Phạm Song Toàn không phải tức tưởi chuyển trường

Bích Hà |

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), em Phạm Song Toàn cần được tôn vinh, vì em xứng đáng nhận được điều đó thay vì phải lựa chọn cách chuyển trường.

Vụ cô giáo "quyền lực": Không thể cứ có vấn đề là chuyển trường

Nguyên Linh |

Theo quan điểm của Giáo sư Đào Trọng Thi, trong mối quan hệ giữa cô giáo và học sinh, không thể cứ có vấn đề là lại chuyển trường mà nhà trường phải đứng ra xử lí cho mối quan hệ giữa hai bên tốt lên. 

Việc chuyển trường phải căn cứ vào lợi ích của em Phạm Song Toàn

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) trước vụ việc học sinh Phạm Song Toàn (lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM) phản ánh cô giáo dạy toán lên lớp trong hơn 3 tháng liền chỉ ghi mà không giảng bài. Trước những áp lực từ nhà trường, bạn bè, phụ huynh của em đã quyết định xin chuyển trường cho con.