Hãy cứu con mình trước khi ngành giáo dục chữa bệnh thành tích

Lê Thanh Phong |

Dư luận lên tiếng đã nhiều về bệnh thành tích trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả.

Chúng ta đã lên tiếng nhưng ngành giáo dục không (hoặc chưa) lắng nghe và thay đổi thì chúng ta phải tự thay đổi. Đó là cho con mình thoát ra khỏi căn bệnh thành tích, việc này có thể thực hiện được nếu có sự tự tin và quyết tâm.

Báo Lao Động ngày 17.4 đăng bài "Bắt con học tới sáng, ép phải lấy điểm 10 là bạo lực gia đình", nêu ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về tình trạng phụ huynh ép buộc con học hành, và xem đó cũng là hành vi bạo lực.

Sau đó, có nhiều ý kiến cho rằng, học sinh phải học như "hành" là do chương trình học của Bộ Giáo dục Đào tạo, là do bệnh thành tích mà ra. Nếu ngành giáo dục không bị bệnh thành tích, thì học sinh không bị áp lực học tập như vậy. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nên nhìn nhận lại hệ thống giáo dục của ông trước khi đổ lỗi cho phụ huynh.

Một bạn đọc nêu ý kiến: "Chính nội dung chương trình dạy học của Bộ buộc nhà trường phải giao rất nhiều bài tập cho các cháu. Lớp 9, lớp 10, riêng làm bài tập về nhà, trường giao đã đến quá nửa đêm, chưa nói hệ thống thi cử hiện tại và nhu cầu dạy thêm của các thầy cô giáo buộc các con phải học thêm". Bộ trưởng nói như không liên quan gì đến mình.

Hoặc: "Lẽ ra, Bộ trưởng phải xem lại chương trình học hành, thi cử làm sao mà học sinh phải học thêm, luyện thi tới mãi 3-4 giờ sáng".

Những ý kiến này rất xác đáng, ngành giáo dục cần tiếp thu để thay đổi. Nhưng trong khi chờ đợi ngành giáo dục chữa bệnh thành tích, phụ huynh hãy chủ động trong việc giáo dục con cái, không bị bệnh thành tích của ngành giáo dục chi phối.

Ngành giáo dục chạy theo thành tích, nhưng phụ huynh không chạy theo thành tích, cho con mình học vừa sức, dành thời gian để vui chơi, rèn luyện các kỹ năng sống, thì thử hỏi thầy cô làm được gì?

Phụ huynh không cần con mình vào trường chuyên lớp chọn, không cần con mình là học sinh giỏi, không ảo tưởng con mình là thần đồng, là thiên tài, thì không ai có thể bắt con mình học để lấy thành tích được.

Phụ huynh không cần con mình có nhiều bằng khen, không cần điểm cao đến độ phải học hành mụ mẫm, mà cho con mình đi chơi, cắm trại, bơi lội, nâng cao thể chất để lấy sức đi đường trường, vậy thì thầy cô nào ép con mình học được.

Phải công bằng mà nói, bệnh thành tích từ ngành giáo dục, nhưng không ít phụ huynh làm cho nó trầm trọng thêm. Thậm chí, có những phụ huynh ép con mình học còn hơn cả chương trình của nhà trường.

Hãy cứu con cái chúng ta ra khỏi căn bệnh thành tích trước khi chờ nhà trường, ngành giáo dục cứu.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bắt con học tới sáng, ép phải lấy điểm 10 là bạo lực gia đình

Lê Thanh Phong |

"Bên cạnh nuôi thì còn có dạy nhưng lại bỏ không dạy, và thứ nữa là dạy thái quá thì cần xem là bạo lực với học sinh", đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Chống bệnh thành tích trong giáo dục cần thay đổi từ truyền thông

QUANG ĐẠI |

Một nguyên nhân góp phần làm trầm trọng thêm bệnh thành tích trong giáo dục là xu hướng truyền thông thường chú trọng hơi quá các danh hiệu, giải thưởng, hoạt động bề nổi hơn là thực chất.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bắt con học tới sáng, ép phải lấy điểm 10 là bạo lực gia đình

Lê Thanh Phong |

"Bên cạnh nuôi thì còn có dạy nhưng lại bỏ không dạy, và thứ nữa là dạy thái quá thì cần xem là bạo lực với học sinh", đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Chống bệnh thành tích trong giáo dục cần thay đổi từ truyền thông

QUANG ĐẠI |

Một nguyên nhân góp phần làm trầm trọng thêm bệnh thành tích trong giáo dục là xu hướng truyền thông thường chú trọng hơi quá các danh hiệu, giải thưởng, hoạt động bề nổi hơn là thực chất.