Nợ công: Trung ương thắt lưng buộc bụng, địa phương vung tay quá trán

LS Nguyễn Thế Truyền |

Nợ công tăng cao không chỉ do một số đơn vị quản lý vốn tổ chức đấu thầu cao hơn số vốn được cấp mà còn dosự hào phóng trong quản lý của lãnh đạo địa phương. Tại Ninh Bình, trong khi ngân sách trung ương chưa phân bổ đã tổ chức đấu thầu, tiền ít đấu thầu cao, chưa đấu thầu đã ký quyết định thanh toán khối lượng... đã thể hiện rõ sự hào phóng của địa phương này.

Nhà nghèo nhưng vẫn tiêu hoang
Trong khi trung ương hàng ngày hàng giờ nghiên cứu cắt giảm đầu tư công, lo quản lý đầu tư công thì tạiNinh Bình, các công trình đầu tư công dù không thực sự cần thiết vẫn trăm hoa đua nở. Ngày 22/7 tại trụsở Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình đã diễn ra lễ mở thầu gói thầu khảo sát thiết kế và thi công công trình thuộc dự án nâng cấp tuyến đường chính và khu du lịch Suối Kênh Gà và Động Vân Trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác trị giá lên đến 188 tỷ đồng. Tuy nhiên khi đối chiếu với bảng Phân bổ Ngân sách trung ương do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành thì năm 2016 dự án này mới chỉ nhận được vỏn vẹn 15 tỷ đồng.
Mặc dù tỉnh Ninh Bình đã có trường chuyên Lương Văn Tụy, mới được nâng cấp sửa chữa lên đến 40 tỷ đồng nhưng ngày 28/6/2016, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã diễn ra lễ mở thầu gói thầu khảo sát thiết kế và thi công xây lắp thuộc dự án xây dựng trường PTTH Ninh Bình bằng nguồn ngân sách tỉnhNinh Bình cân đối lên đến 400 tỷ đồng. Điều đáng lo ngại nhất không phải là vấn đề thừa trường chuyên, vấn đề lãng phí mà là khi đối chiếu với bảng phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành thì không hề có tên trường chuyên Ninh Bình. Trong quyết định về việc cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 cho dự án trường PTTH chuyên Ninh Bình do Phó chủ tịch Đinh Chung Phụng ký ngày 8/3/2016 có cấp cho dự án này 10 tỷ đồng trích từ nguồn ngân sách trung ương bố trí cho một số dự án của tỉnh đảm bảo nhưng không chuyển cho chủ đầu tư thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án. Như vậy không hiểu tỉnh Ninh Bình căn cứ vào đâu để tổ chức đấu thầutheo hình thức EC- theo quy trình chỉ dành cho công trình cấp bách, đã có đủ tiền?
Nhiều ý kiến cho rằng do địa phương có nhiều tài nguyên có thể khai thác nên lãnh đạo tỉnh hào phóng làchuyện đương nhiên. Tuy nhiên lại có bằng chứng ngược lại. Cầu Trường Yên tại Hoa Lư, Ninh Bình là câycầu người dân mong mỏi suốt thời gian dài để thay cho chiếc phà cũ kỹ mất an toàn tuy nhiên dù đã hoànthành nhưng tỉnh không bố trí tiền trả nợ nên doanh nghiệp đành rào lại,cấm dân đi qua, gây lãng phí nguồn lực. Tại sao tỉnh có thể hào phóng đấu thầu những gói thầu lên đến hàng trăm tỷ khi chưa có nổi 20% lại không chịu bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản? Tại sao tiền ngân sách trung ương bố trí chodự án đã hoàn thành lãnh đạo tỉnh lại mang đi đấu thầu?
Không chỉ có 2 gói thầu trên mà từ đầu năm 2016 đến nay Ninh Bình đã tổ chức đấu thầu rất nhiều gói thầu khi chưa có đủ tiền và chưa hề thông qua Tỉnh ủy hay Hội đồng nhân dân về việc quy định các công trình cấp bách để tổ chức đấu thầu EC.
Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu
Theo quy định, nợ địa phương không được quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước hàng năm và khi đã hụt thu thì phải điều chỉnh giảm chi tương ứng, nhưng thực tế rất ít địa phương điều chỉnh giảm chi được nên các khoản nợ mới tăng lên. Đó là ý kiến TS. BÙI ĐỨC THỤ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội.
Trả lời câu hỏi làm thế nào khắc phục tình trạng “đổ nợ” tại các địa phương? TS Bùi Đức Thụ cho biết: Đểchấn chỉnh tình trạng này, theo tôi, phải xem trách nhiệm của những người đứng đầu bởi Nhà nước đã phân cấp rồi, phải liệu cơm gắp mắm, nếu sai phải chịu trách nhiệm và bị xử lý. Ngoài ra phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Nếu cấp xã nợ nhiều, cấp huyện cũng phải chịu trách nhiệm, cấp huyện nợ nhiều thì cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, vấn đề cấp bách là phải tăng cường kỷ luật tài chính, siết chặt chi tiêu công, đặc biệt trong bối cảnh bội chi cao liên tục trong nhiều năm, nợ công ngất ngưởng tiến sát trần. Các biện pháp chế tài đối với những hiện tượng này đã được quy định rõ ràng, vấn đề còn lại là phải thực hiện thật nghiêm túc, nơi nào sai phải xử lý triệt để.
Chuyện một số địa phương tăng nợ đọng, đứng đầu về nợ công là hệ quả của tình trạng “vung tay quá trán”, ỷ lại ngân sách nhà nước của các địa phương bấy lâu nay. Nó cũng là hệ lụy của tư duy nhiệm kỳ hay hiện tượng “hoàng hôn” nhiệm kỳ được nhắc nhiều thời gian gần đây.
Trong khi đó, chúng ta chưa có cơ chế hồi tố, người chịu trách nhiệm thường “hạ cánh an toàn”. Sâu xa hơn, chúng ta không có cơ chế đối trọng giám sát về quyền lực ở cấp địa phương, hoặc có mà chưa phát huy tác dụng. Chúng ta vẫn buông lỏng giám sát chi tiêu ngân sách cấp cơ sở. Quản lý ngân sách nhà nước gần đây bắt đầu có kiểm soát chặt chẽ hơn nhưng ở cấp địa phương vẫn còn rất nhiều lỗ hổng, không ai giám sát.
Thật ra, tình trạng chi tiêu vượt dự toán đến mức không cân đối được ở cấp địa phương không mới.
Khi rơi vào tình thế chi vượt thu, từ trước đến nay nhiều địa phương vẫn không quá lo lắng do cơ chế ràng buộc ngân sách mềm vẫn còn giá trị. Họ sẽ được ngân sách trung ương rót bù đắp bằng cách này hay cách khác.
Đã đến lúc cần phải ràng buộc trách nhiệm sử dụng ngân sách bằng quyết tâm chính trị, bằng pháp luật hình sự chứ không thể dựa mãi quyết tâm kinh tế như hiện nay.
LS Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc công ty Luật hợp danh Thiên Thanh

 

LS Nguyễn Thế Truyền
TIN LIÊN QUAN

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Đà Nẵng đón đoàn khách tiệc cưới hơn 450 người đến từ Ấn Độ

THUỲ TRANG |

Đám cưới của cô dâu Tuisha và chú rể Gaurav diễn ra tại Đà Nẵng đúng dịp Tết Quý Mão với hơn 350 khách mời và đội ngũ 100 nhân viên sự kiện, đầu bếp từ Ấn Độ.

Xin đừng gọi “Thổ Châu” là “Thổ Chu”

Lục Tùng |

Kiên Giang - Không gọi danh xưng “Thổ Châu” là “Thổ Chu” vừa là tôn trọng lịch sử, vừa để tránh những ngộ nhận khó lường sau này.

Cận cảnh 4 cây nguyệt quế có giá lên đến 8 tỉ đồng ở An Giang

Tạ Quang |

An Giang – 4 cây nguyệt quế với chiều cao lên đến 7 m, được một nhà vườn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang định giá 2 tỉ đồng mỗi cây.