Nhà máy nước sạch sửa đường ống, dân nhận nước bẩn đục ngầu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên tiến hành sửa chữa đường ống đã dẫn đến sự cố nước bẩn xâm nhập vào khiến người dân nhận về nước sinh hoạt màu vàng, đục ngầu.

Mấy ngày nay, nhiều người dân sử dụng nước sạch từ Nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên bức xúc vì nước sạch nhà máy cung cấp bán cho dân bị bẩn, có màu vàng, đục ngầu không thể dùng được.

Anh Văn Dũng (43 tuổi, trú xã Cẩm Vịnh) sau khi mở vòi nước ra hứng được một thau nước màu vàng đục đã bức xúc “Có lẽ không còn cách nào khác, người dân ngưng sử dụng, ngưng hợp tác với nhà máy, khó hơn chút nhưng trở lại với các nguồn nước truyền thống có lẽ là giải pháp để tự cứu mình, tự ngăn ngừa bệnh tật”.

Ngoài anh Dũng còn có nhiều người dân khác đều than phiền, bức xúc khi nước sạch mà họ mua của Nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên bị bẩn trong mấy ngày qua.

Sáng 25.10, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Thái Bảo - Tổ trưởng Tổ vận hành Nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên (thuộc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh) - cho biết, ngày 21.10, đường ống chính nhà máy nước gặp sự cố nên đơn vị tiến hành sửa chữa.

Trong quá trình xử lý thì bùn đất xâm nhập vào hệ thống đường ống gây ra tình trạng nước cấp cho dân bị bẩn, vàng đục.

Nhà máy đã tiến hành sục rửa đường ống, xả cặn liên tục để đẩy nước bẩn đi hết, đồng thời đã có thông báo đến người dân, mong người dân thông cảm.

“Đến hôm nay, cơ bản nước cấp cho dân đã trong, sạch trở lại, không còn màu vàng đục như trước nữa” - ông Bảo nói.

Nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên sử dụng nước thô ở hồ Kẻ Gỗ, sản xuất nước sạch với công suất thiết kế 5.200m3/ngày đêm, vận hành cấp nước sạch cho 5.700 hộ dân ở 4 xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh.

Trước đó, ngày 10.10, người dân thị trấn Lộc Hà và xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cũng than phiền, bức xúc vì nước sạch họ sử dụng từ Nhà máy nước Thạch Bằng (thuộc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh) có màu vàng đục như nước mắm không thể sử dụng.

Hình ảnh nước sạch có màu vàng đục mà người dân thị trấn Lộc Hà bức xúc phản ánh trước đó. Ảnh: Trần Tuấn.
Hình ảnh nước sạch có màu vàng đục mà người dân thị trấn Lộc Hà bức xúc phản ánh trước đó. Ảnh: Trần Tuấn.

Sự việc được phía Nhà máy nước cho biết, nguyên nhân do một doanh nghiệp thi công hạ tầng đường giao thông đã vô tình làm vỡ đường ống nước khiến bùn đất, nước bẩn xâm nhập vào.

Sau khi xảy ra sự việc, phía Nhà máy đã tiến hành khắc phục bằng cách xả cặn để xử lý hết nước chứa bùn đất đó.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy nước sạch hơn 12,5 tỉ đồng “ngủ hè” vì nước khe khô cạn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Một nhà máy nước sạch với tổng vốn đầu tư hơn 12,5 tỉ đồng ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà) mới đưa vào hoạt động hơn một năm nay đã lâm cảnh ngừng hoạt động, “ngủ hè” khi nguồn nước thô từ khe... khô cạn.

Bị dân chê, nhà máy nước sạch đã thay thế nguồn nước thô mới

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau nhiều năm người dân e ngại vì Nhà máy nước Bắc Thạch Hà (ở xã Thạch Liên) lấy nước sông Già ô nhiễm để sản xuất nước sạch, hiện nhà máy này đã lấy nguồn nước thô khác thay thế.

Vì sao nhiều xã nông thôn mới có nhà máy nước sạch nhưng dân vẫn "khát"?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng loạt xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã đều đã được đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, hợp vệ sinh, tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa một ngày được sử dụng nước sạch từ những nhà máy này.

Kiểm tra trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty Thành Bưởi ở TPHCM

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TPHCM - Chiều 26.10, tại trụ sở Công ty TNHH Thành Bưởi ở địa chỉ 266 - 272 Lê Hồng Phong (Phường 4, Quận 5) và chi nhánh số 630 Điện Biên Phủ (Phường 22, quận Bình Thạnh) xuất hiện lực lượng công an, lực lượng cảnh sát giao thông - trật tự ở bên ngoài.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào bữa ăn bán trú của học sinh

Minh Chuyên |

Sơn La - Theo cơ quan công an, do bất mãn về việc nhà trường lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nghi ngờ có việc câu kết ăn bớt khẩu phần nên Hà Thị Thi đã cho thuốc sâu, thuốc diệt gián, kiến vào khẩu phần ăn của học sinh.

Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân, kỳ vọng những quyết sách mới

NHÓM PV |

Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2022, cả nước có khoảng 4,1 triệu công nhân đang làm việc tại 291 khu, cụm công nghiệp. Gia tăng lao động tại các thành phố lớn tạo áp lực lên mạng lưới trường lớp mầm non. Công nhân phần lớn phải mang con đi gửi nhóm trẻ, gửi về nhà cho ông bà hoặc trường tư vì không có hộ khẩu. Những yếu tố này cũng có những tác động không nhỏ đến năng suất lao động của người lao động. Để bàn về vấn đề này, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm: “Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân - Kỳ vọng những quyết sách mới". Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động.

Chợ Thái ngổn ngang, hàng loạt kiot bỏ không nhiều năm

Lam Thanh |

Từng là niềm tự hào của thị trường bán lẻ, trao đổi hàng hóa tại Thái Nguyên, thế nhưng đến nay nhiều khu vực tại chợ Thái đã xuống cấp, đồ đạc ngổn ngang, hàng loạt kiot bỏ không.

Hà Nội tuyển 26 viên chức, phê duyệt các dự án quy mô 15.000 tỉ đồng

Lam Duy |

Số viên chức trên được Hà Nội tuyển dụng cho các vị trí như thẩm định thiết kế, quản lý thực hiện dự án, quản lý chất lượng công trình và lựa chọn nhà thầu.

Nhà máy nước sạch hơn 12,5 tỉ đồng “ngủ hè” vì nước khe khô cạn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Một nhà máy nước sạch với tổng vốn đầu tư hơn 12,5 tỉ đồng ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà) mới đưa vào hoạt động hơn một năm nay đã lâm cảnh ngừng hoạt động, “ngủ hè” khi nguồn nước thô từ khe... khô cạn.

Bị dân chê, nhà máy nước sạch đã thay thế nguồn nước thô mới

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau nhiều năm người dân e ngại vì Nhà máy nước Bắc Thạch Hà (ở xã Thạch Liên) lấy nước sông Già ô nhiễm để sản xuất nước sạch, hiện nhà máy này đã lấy nguồn nước thô khác thay thế.

Vì sao nhiều xã nông thôn mới có nhà máy nước sạch nhưng dân vẫn "khát"?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng loạt xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã đều đã được đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, hợp vệ sinh, tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa một ngày được sử dụng nước sạch từ những nhà máy này.