Nguyên nhân dự án cấp nước sạch hoàn thành gần 2 năm nhưng dân chưa có nước

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến dự án cấp nước sạch cho người dân 3 xã Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ ở huyện Lộc Hà đã hoàn thành gần 2 năm nhưng chưa thể đấu nối, cấp nước cho người dân sử dụng, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã có thông tin về nguyên nhân vướng mắc.

Sáng 15.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phạm Xuân Lương - Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh - cho hay, dự án nước sạch cho một số xã ở huyện Lộc Hà được triển khai từ năm 2019, hoàn thành năm 2021 nhưng chưa đưa vào sử dụng do đang vướng mắc về thủ tục bàn giao.

Cụ thể, theo thông tư số 76 năm 2017 của Bộ Tài chính giao đơn vị tiếp nhận quản lý dự án phải là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và có chuyên ngành về cấp nước.

“Trước đây, dự án đã tính bàn giao cho Công ty Cổ phần cấp nước Hà Tĩnh rồi nhưng sau này Công ty này lại cổ phần hóa, không còn 100% vốn nhà nước nữa. Bây giờ có nghị định 43 ra đời nhưng lại chưa có thông tư hướng dẫn mà theo nghị định mới thì vẫn giao cho doanh nghiệp nhà nước, hoặc tổ chức nhà nước như các UBND xã nhưng xã năng lực không có lại phải thuê các đơn vị chuyên ngành nên lại cứ vướng” - ông Lương nói.

Cũng theo ông Lương, từ tháng 12.2021, đơn vị đã làm văn bản tham mưu đề nghị sở Tài chính, sở Nông nghiệp hướng dẫn. Đến nay qua 6 văn bản tham mưu, báo cáo thì tỉnh giao cho 2 sở này chủ trì để tháo gỡ.

Hiện vẫn chưa có thông tư hướng dẫn nhưng vừa rồi UBND tỉnh đã có thông báo kết luận số 50 tạm giao cho Công ty Cổ phần cấp nước Hà Tĩnh vận hành nhưng tài sản ở xã nào thì giao xã đó quản lý.

"Tỉnh cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Sở Tài chính hỏi ý kiến của Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ. Còn Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh tạm thời phải ghi sổ nhận tài sản." - ông Lương chia sẻ thêm.

Ông Lương còn cho hay, dự án cấp nước ở Lộc Hà có 2 phần, phần của chủ đầu tư thì đã hoàn thành bắt ống nước về đến cổng nhà dân. Phần còn lại dân phải đăng ký sử dụng nước để đóng góp tiền lắp đặt đồng hồ, đấu nối vào sử dụng nhưng do vướng chưa biết giao cho ai tiếp nhận nên chưa thể nghiệm thu công trình được.

Với việc UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép tạm bàn giao thì hiện chủ đầu tư là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với các đơn vị thử áp một lần nữa trong tháng 3 này để sau đó bàn giao cho Công ty CP cấp nước vận hành.

Sau đó, dự kiến phải mất 2 - 3 tháng để người dân đăng ký sử dụng, tiến hành lắp đặt đồng hồ đấu nối dẫn nước vào nhà cho dân sử dụng.

Dự án cấp nước cho 3 xã Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ của huyện Lộc Hà có công suất 2.500m3/ngày đêm với tổng vốn đầu tư hơn 40 tỉ đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Xã nông thôn mới nâng cao nhưng dân chưa có nước sạch để dùng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Thạch Xuân (huyện Thạch Hà) và Thạch Châu (huyện Lộc Hà) là 2 xã đã về đích nông thôn mới nâng cao từ năm 2021 nhưng đến nay người dân ở 2 địa phương này vẫn chưa có nước từ nhà máy nước sạch để sử dụng.

Phân luồng cao tốc Đại lộ Thăng Long để thi công tuyến ống nước sạch

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Toàn bộ phương tiện sẽ không được lưu thông qua giao cắt lối ra Quét bằng CamScanner 2 đường 419 (80 cũ) từ cao tốc Đại lộ Thăng Long tại Km19+00 để phục vụ thi công tuyến ống nước sạch Sông Đà.

Không có nước sạch, nhiều hộ dân ở Vĩnh Long dùng nước từ dòng kênh ô nhiễm

Hoàng Lộc |

Nhiều năm qua, gần chục hộ dân ấp Long Hoà 1, xã Long Mỹ, (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) không được dùng nước máy vì một số hộ dân khác không cho đường dẫn nước đi ngang phần đất của mình. Vậy là người dân nơi đây mỏi mòn chờ đợi, buộc phải múc nước dưới lòng kênh đang ô nhiễm về sử dụng.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Tết Đoan Ngọ, người dân Nha Trang canh đến 12h để đi tắm biển

Phương Linh |

Đã thành tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ, người dân TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại canh 12h trưa để đi tắm biển với mong muốn có được sức khỏe.

Hà Tĩnh: Xã nông thôn mới nâng cao nhưng dân chưa có nước sạch để dùng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Thạch Xuân (huyện Thạch Hà) và Thạch Châu (huyện Lộc Hà) là 2 xã đã về đích nông thôn mới nâng cao từ năm 2021 nhưng đến nay người dân ở 2 địa phương này vẫn chưa có nước từ nhà máy nước sạch để sử dụng.

Phân luồng cao tốc Đại lộ Thăng Long để thi công tuyến ống nước sạch

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Toàn bộ phương tiện sẽ không được lưu thông qua giao cắt lối ra Quét bằng CamScanner 2 đường 419 (80 cũ) từ cao tốc Đại lộ Thăng Long tại Km19+00 để phục vụ thi công tuyến ống nước sạch Sông Đà.

Không có nước sạch, nhiều hộ dân ở Vĩnh Long dùng nước từ dòng kênh ô nhiễm

Hoàng Lộc |

Nhiều năm qua, gần chục hộ dân ấp Long Hoà 1, xã Long Mỹ, (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) không được dùng nước máy vì một số hộ dân khác không cho đường dẫn nước đi ngang phần đất của mình. Vậy là người dân nơi đây mỏi mòn chờ đợi, buộc phải múc nước dưới lòng kênh đang ô nhiễm về sử dụng.