Mong Nhà nước xem xét lại việc học phí trường công lập tăng "phi mã"

THIÊN MINH |

Học phí nhiều trường công lập thuộc top trên đồng loạt tăng cao, thậm chí, tăng gấp 5 lần khiến nhiều gia đình khó khăn, học sinh vùng quê nghèo... lo lắng không đủ lực để vào học trường tốt.

Học phí trường công lập tăng cao đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Trong đó, Báo Lao Động đã có nhiều bài viết về việc minh bạch nguồn thu để tránh tận thu học phí và cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng/năm.

Trong đó, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng mức học phí tăng như hiện nay, với đa số học sinh không phải nghèo nhưng gia đình không khá giả, giàu có thì đều sẽ khó khăn.

“Nếu được tự chủ, người học sẽ phải đóng phần lớn trong chi phí đào tạo nhưng vẫn phải trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội. Đối với các trường công, học phí phải phù hợp, ở mức độ vừa phải và với thu nhập của người dân chứ không được lấy học phí cao chót vót. Các trường cần lưu ý không thể lẫn lộn, không thể đánh đồng giữa học phí và chi phí đào tạo”, ông Khuyến thẳng thắn nêu.

Nguyên Phó Vụ trưởng còn cho rằng việc để học phí trường công lập cao hơn cả học phí trường ngoài công lập là hết sức vô lí. Nếu chi phí đào tạo sau tự chủ lên quá cao thì cần tính toán lại để các chi phí khác như nghiên cứu khoa học, dịch vụ, sản xuất… phải “gánh” đi. Các thông tin này phải minh bạch và công khai để xã hội hiểu tại sao học phí lại tăng cao như vậy.

Nhiều bạn đọc đã bày tỏ đồng tình với quan điểm của TS Lê Viết Khuyến.

Bạn đọc Nguyễn Công Bằng chia sẻ: "Nhân lực ngành Y nước ta đang thiếu nhiều. Nếu học phí tăng như sắp tới thì trong tương lai sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Mong Nhà nước xem xét kĩ lại chi phí đào tạo để tương lai ngành Y không khỏi thếu hụt về nhân lực".

Đồng tình, bạn đọc Phạm Trung cho biết nếu để tình trạng học phí tăng cao như thế sẽ khiến vuột mất nhiều nhân tài của đất nước vì không đủ tiền đi học.

Bạn đọc Nguyễn V.C nêu một góc nhìn khác về bỏ tiền đi học và xin việc: "Con đi học thì kể cả bố mẹ công chức và nông dân cũng không thể theo học được. Nếu theo thì phải bán hết nhà cửa đất đai để nuôi con học và học xong lại không có việc làm ...".

Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng cần mạnh dạn xoá bỏ dần sự bao cấp.

Bạn đọc Nguyễn Trai thẳng thắn: "Mọi hoạt động đều có thể lượng hoá ra tiền. Không nên “bốc thuốc" chi phí. Nên xã hội hoá các ngành nghề. Mạnh dạn xoá bỏ dần các trường công vì sự bất bình đẳng và công bằng".

THIÊN MINH
TIN LIÊN QUAN

Đừng để sinh viên giỏi phải nghỉ học vì học phí

Bích Hà - Sương Mai |

Tăng học phí để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo” -  là lý do các trường đại học đưa ra sau khi thực hiện tự chủ và không được Nhà nước cấp ngân sách thường xuyên. Điều này đang dẫn đến lo ngại việc tăng mạnh học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ trở thành rào cản với những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.

Học phí trường Y Dược phía Nam tăng cao, thí sinh có thể "đầu quân" ra Bắc

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí các trường Y Dược phía Nam tăng cao tới 88 triệu đồng/năm, cao gấp khoảng 6 lần so với nhiều trường phía Bắc khiến nhiều người lo ngại học sinh sẽ "đổ xô" ra phía Bắc học, điểm chuẩn sẽ tăng cao.

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.

Đừng để sinh viên giỏi phải nghỉ học vì học phí

Bích Hà - Sương Mai |

Tăng học phí để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo” -  là lý do các trường đại học đưa ra sau khi thực hiện tự chủ và không được Nhà nước cấp ngân sách thường xuyên. Điều này đang dẫn đến lo ngại việc tăng mạnh học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ trở thành rào cản với những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.

Học phí trường Y Dược phía Nam tăng cao, thí sinh có thể "đầu quân" ra Bắc

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí các trường Y Dược phía Nam tăng cao tới 88 triệu đồng/năm, cao gấp khoảng 6 lần so với nhiều trường phía Bắc khiến nhiều người lo ngại học sinh sẽ "đổ xô" ra phía Bắc học, điểm chuẩn sẽ tăng cao.

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.