Học phí trường Y Dược phía Nam tăng cao, thí sinh có thể "đầu quân" ra Bắc

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí các trường Y Dược phía Nam tăng cao tới 88 triệu đồng/năm, cao gấp khoảng 6 lần so với nhiều trường phía Bắc khiến nhiều người lo ngại học sinh sẽ "đổ xô" ra phía Bắc học, điểm chuẩn sẽ tăng cao.

Học phí chênh tới 6,15 lần 

88 triệu đồng/năm đang là mức học phí cao nhất hiện nay của các trường công lập đào tạo ngành Y, Dược.

Từ năm 2019, Khoa Y - Đại học Quốc gia TPHCM đào tạo 3 ngành Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học chất lượng cao với học phí từ 50-80 triệu đồng/năm, khá cao so với mặt bằng chung các trường công lập đào tạo nhóm ngành Sức khỏe. Năm nay, học phí khoa này tiếp tục tăng cao nhất tới 88 triệu đồng/năm.

Cụ thể, các ngành chất lượng cao Răng-Hàm-Mặt 88 triệu đồng/năm học, Y khoa 60 triệu đồng/năm, Dược học 55 triệu đồng.

Đáng chú ý nhất, học phí Trường Đại học Y Dược TPHCM tăng cao nhất gấp 5 lần, từ khoảng 13 triệu đồng/năm những khoá trước lên mức 30-70 triệu đồng/năm tùy theo ngành trong năm 2020.

Học phí
Học phí dự kiến của Trường Đại học Y Dược TPHCM.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ công bố học phí khóa năm 2020 theo đề án tự chủ của chương trình đại trà cũng tăng lên 24,6 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, nhiều trường đại học uy tín đào tạo về ngành Y Dược phía Bắc vẫn có mức học phí thấp do chưa tự chủ.

PGS.TS Nguyễn Văn Khải – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cho biết - học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 là 1.430.000 đồng/tháng, tức 14,3 triệu đồng/năm.

Đây cũng là mức học phí của nhiều trường phía Bắc và Trung như Trường Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng...

Riêng học phí của Trường Đại học Y Hà Nội hiện chưa được công bố.

Nhìn chung, học phí các trường công lập đào tạo ngành Sức khoẻ khu vực phía Nam đang có mức học phí rất cao so với phía Bắc và Trung. Thậm chí, chênh lệch cao nhất lên tới 6,15 lần.

Điểm chuẩn có thể tăng cao

Cũng chính vì mức học phí chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền nên nhiều người dự đoán thí sinh sẽ dịch chuyển khu vực tuyển sinh từ Nam ra Bắc.

Cùng với đó, năm nay Bộ GDĐT chỉ tổ chức kỳ thi THPT với mục đích xét tốt nghiệp nên độ phân hóa đề thi sẽ không cao, các trường dành tới 25% chỉ tiêu tuyển thẳng, tuyển sinh riêng... khiến chỉ tiêu tuyển từ điểm thi tốt nghiệp sẽ giảm xuống.

Điều này khiến điểm chuẩn vào các trường Y Dược, đặc biệt là phía Bắc và Trung có thể sẽ tăng cao hơn.

Theo một lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội, thời điểm này nói đến điểm trúng tuyển thì còn quá sớm. Nếu thí sinh yêu thích ngành Y Dược hãy nỗ lực hết mình. Trong trường hợp nhiều thí sinh điểm giống nhau nhà trường sẽ sử dụng tiêu chí phụ.

Vấn đề học phí năm học 2020 – 2021 tại Trường Đại học Y Hà Nội cho sinh viên chính quy theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Trường Đại học Y Hà Nội khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, nếu có tăng cũng theo lộ trình, nhà trường sẽ thông báo rõ ràng để sinh viên được biết.

"Thí sinh yên tâm là học phí nhà trường phải cân nhắc về chi phí đào tạo, chất lượng đào tạo gắn với thương hiệu nhà trường chứ không phải muốn thu bao nhiêu là thu”, vị lãnh đạo này cho hay.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Học phí 70 triệu đồng/năm, Đại học Y Dược phải giải trình

Nhóm PV |

Bộ Y tế yêu cầu Đại học Y- Dược giải trình việc tăng học phí gấp 5 lần; Điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020; Tỉ lệ "chọi" lớp 10 tại TPHCM: Cao nhất 4,4... là những tin tức giáo dục đáng chú ý nhất trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 5.6 của Báo Lao Động.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.  

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giáo dục 24/7: Học phí 70 triệu đồng/năm, Đại học Y Dược phải giải trình

Nhóm PV |

Bộ Y tế yêu cầu Đại học Y- Dược giải trình việc tăng học phí gấp 5 lần; Điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020; Tỉ lệ "chọi" lớp 10 tại TPHCM: Cao nhất 4,4... là những tin tức giáo dục đáng chú ý nhất trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 5.6 của Báo Lao Động.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.  

Cần tính toán lại nếu học phí trường công lập cao tới cả nửa tỉ đồng

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí trường công lập không thể tăng cao đến mức dự tính 70 triệu đến cả trăm triệu/năm. Với mức này, học sinh gia đình không khá giả, giàu có thì làm sao theo học được. Các trường cần phải cân đối và tính toán lại.