Đừng để sinh viên giỏi phải nghỉ học vì học phí

Bích Hà - Sương Mai |

Tăng học phí để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo” -  là lý do các trường đại học đưa ra sau khi thực hiện tự chủ và không được Nhà nước cấp ngân sách thường xuyên. Điều này đang dẫn đến lo ngại việc tăng mạnh học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ trở thành rào cản với những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.

Mức học phí dự kiến từ 40 - 70 triệu đồng/năm 

Với mức học phí năm học 2020-2021 mà Đại học Y - Dược TPHCM vừa đưa ra (từ 40 triệu đến 70 triệu đồng/sinh viên/năm học), thì chắc chắn con em công nhân lao động sẽ không dám mơ ước học y dược, dù biết trước để thi vào những trường này sẽ phải xuất sắc và trải qua cuộc cạnh tranh căng thẳng.

“Nghe tin Đại học Y Dược TPHCM tăng học phí, dù em có nguyện vọng thi vào Y Hà Nội nhưng vẫn lo. Giờ chủ trương các trường đại học được tự chủ, đồng nghĩa học phí sẽ tăng. Nhưng nếu tăng cao quá, lên đến 6-7 triệu/tháng thì gia đình em không có khả năng. Mức thu này ngang ngửa với trường tư thục, trường quốc tế rồi. Bố mẹ cũng đang tính nếu em đỗ sẽ phải đi vay tiền để cho em theo học. Mặt khác, em nghĩ mức học phí cao như vậy sẽ dập tắt nhiều ước mơ cao cả được làm bác sĩ cứu người và khiến nhiều bạn học giỏi nhưng nhà nghèo mất đi cơ hội được theo học ngôi trường  Y  mà mình mơ ước” - Trần Thu Huyền, học sinh trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh bày tỏ.

Đồng quan điểm, Phạm Trường Giang (học sinh Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, TP.Thái Bình) cho biết, em đang phân vân thay đổi nguyện vọng từ trường y dược sang trường khác, có mức học phí phù hợp hơn với điều kiện gia đình.

Phải đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội vào học đại học

Năm 2019, thời điểm Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực và Luật Giáo dục sửa đổi được Quốc hội thông qua, Chính phủ, Bộ GDĐT cũng lường trước việc học phí các trường ĐH công lập sẽ tăng mạnh. Rất nhiều giải pháp được đưa ra để hỗ trợ sinh viên, đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội vào học đại học, nếu có năng lực và có nguyện vọng.

Theo Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7.2020, có nhiều giải pháp tài chính được đưa ra với người học. Bên cạnh chính sách cấp học bổng, trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí thì còn có chính sách tín dụng giáo dục. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 1656 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.

Theo đó, mức cho vay tối đa mới là 2,5 triệu đồng/tháng/người. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.12.2019. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ căn cứ vào mức thu học phí, sinh hoạt phí và nhu cầu người vay để quyết định mức cho vay cụ thể. Người vay được trả nợ sau khi tốt nghiệp theo từng tháng và không dựa vào mức thu nhập người vay.  Về lãi suất vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng, 6,6%/năm (thực hiện theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 1.6.2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Dù có chính sách vay tín dụng, tuy nhiên với mức học phí trường y dược dự kiến tăng gấp 4-5 lần hiện tại, lên đến 5-7 triệu đồng/tháng thì vẫn quá sức với học sinh, sinh viên nghèo. Có thể sẽ có gia đình, dù đã vay tín dụng vẫn không thể đủ tiền để cho con em đi học.

Để đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của mọi học sinh, theo GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - rất cần các trường đại học thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Nhà trường có thể huy động tài chính từ nhiều nguồn, chứ không nên “đẩy gánh nặng” sang sinh viên bằng cách tăng học phí lên quá cao.

“Tôi rất ủng hộ việc tự chủ đại học, điều này sẽ giúp các trường ĐH có điều kiện phát huy hết năng lực và sáng tạo trong nhiệm vụ đào tạo lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, không nên hiểu tự chủ chỉ là tăng học phí. Có nhiều khía cạnh ĐH cần phải tự chủ, như về học thuật, các chương trình, kế hoạch đào tạo, chủ động liên kết với nước ngoài, đầu tư trang thiết bị và công nghệ. Để đảm bảo kinh phí hoạt động, trường sẽ phải đi huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư bằng việc đào tạo theo đơn đặt hàng của họ. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo đơn đặt hàng của Nhà nước… Vì thế, để thu hút kinh phí từ nhiều nguồn, bắt buộc các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo”- GS-TS Phạm Tất Dong cho biết.

Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, cần phải tiến dần tới mục tiêu “đại học đại chúng”, tức là đại học cho số đông. Việc tăng học phí phải có lộ trình.

Bộ Y tế yêu cầu giải trình về việc tăng học phí Đại học Y dược

Ngày 5.6, trao đổi với Lao Động, đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế cho hay, Bộ Y tế đã yêu cầu Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh giải trình về việc tăng học phí.

Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính cho biết, thời điểm trường công bố mức học phí dự kiến từ 30-70 triệu đồng/năm, Bộ Y tế không hề nhận được thông báo. Hiện đơn vị này đang tiếp tục tiến hành gửi công văn yêu cầu nhà trường báo cáo, giải trình cụ thể việc tăng học phí dựa trên cơ sở nào. Đồng thời, sẽ có văn bản gửi Bộ Giáo dục-Đào tạo để làm rõ xem các trường được tự chủ chi thường xuyên xây dựng học phí thế nào, có cần khống chế mức trần không. Thùy Linh

Bích Hà - Sương Mai
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Học phí 70 triệu đồng/năm, Đại học Y Dược phải giải trình

Nhóm PV |

Bộ Y tế yêu cầu Đại học Y- Dược giải trình việc tăng học phí gấp 5 lần; Điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020; Tỉ lệ "chọi" lớp 10 tại TPHCM: Cao nhất 4,4... là những tin tức giáo dục đáng chú ý nhất trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 5.6 của Báo Lao Động.

Học phí đại học tăng: Con nhà nghèo tạm gác lại ước mơ học trường y dược?

Sương Mai |

Vừa qua một số trường đại học đã công bố mức học phí mới, đặc biệt là khối trường Y Dược với mức tăng “phi mã”. Nhiều học sinh cho biết đành ngậm ngùi tử bỏ ước mơ trở thành bác sĩ khi nhìn những biểu giá học phí.

Học phí đại học tăng “phi mã”: Con nhà giàu mới học được trường y-dược?

Đặng Chung |

Các trường đại học công lập vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Trong đó có trường y dược, học phí năm học 2020-2021 dự kiến tăng từ 4-5 lần so với hiện tại. Nhiều thí sinh ví von “chỉ con nhà giàu mới có điều kiện học được trường y dược”.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Giáo dục 24/7: Học phí 70 triệu đồng/năm, Đại học Y Dược phải giải trình

Nhóm PV |

Bộ Y tế yêu cầu Đại học Y- Dược giải trình việc tăng học phí gấp 5 lần; Điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020; Tỉ lệ "chọi" lớp 10 tại TPHCM: Cao nhất 4,4... là những tin tức giáo dục đáng chú ý nhất trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 5.6 của Báo Lao Động.

Học phí đại học tăng: Con nhà nghèo tạm gác lại ước mơ học trường y dược?

Sương Mai |

Vừa qua một số trường đại học đã công bố mức học phí mới, đặc biệt là khối trường Y Dược với mức tăng “phi mã”. Nhiều học sinh cho biết đành ngậm ngùi tử bỏ ước mơ trở thành bác sĩ khi nhìn những biểu giá học phí.

Học phí đại học tăng “phi mã”: Con nhà giàu mới học được trường y-dược?

Đặng Chung |

Các trường đại học công lập vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Trong đó có trường y dược, học phí năm học 2020-2021 dự kiến tăng từ 4-5 lần so với hiện tại. Nhiều thí sinh ví von “chỉ con nhà giàu mới có điều kiện học được trường y dược”.