Lương 6-8 triệu, người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 8.2015 đến tháng 3.2016 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 6,3 triệu đồng/tháng; từ tháng 4.2016 đến tháng 11.2021 với mức lương 8,3 triệu đồng/tháng. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền?

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần được dựa theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam.
Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần được dựa theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam

Bạn đọc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 8.2015 đến tháng 3.2016 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 6,3 triệu đồng/tháng. Từ tháng 4.2016 đến tháng 11.2021 với mức lương 8,3 triệu đồng/tháng. Cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

1. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội: 6 năm 4 tháng.

- Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi: 6 năm 4 tháng.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

2.1. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 8.2015 đến tháng 12.2015: Thời gian 5 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.500.000 đồng.

6.500.000 x 1.23 x 5 = 39.975.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2016 đến tháng 3.2016: Thời gian 3 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.500.000 đồng.

6.500.000 x 1.19 x 3 = 23.205.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 4.2016 đến tháng 12.2016: Thời gian 9 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 8.300.000 đồng.

8.300.000 x 1.19 x 9 = 88.893.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2017 đến tháng 12.2017: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 8.300.000 đồng.

8.300.000 x 1.15 x 12 = 114.540.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2018 đến tháng 12.2018: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 8.300.000 đồng.

8.300.000 x 1.11 x 12 = 110.556.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2019 đến tháng 12.2019: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 8.300.000 đồng.

8.300.000 x 1.08 x 12 = 107.568.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2020 đến tháng 12.2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 8.300.000 đồng.

8.300.000 x 1.05 x 12 = 104.580.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2021 đến tháng 11.2021: Thời gian 11 tháng - Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 8.300.000 đồng.

8.300.000 x 1.03 x 11 = 94.039.000 đồng.

- Tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội = 39.975.000 + 23.205.000 + 88.893.000 + 114.540.000 + 110.556.000 + 107.568.000 + 104.580.000 + 94.039.000 = 683.356.000 đồng.

2.2. Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội = Tổng tiền / tổng số tháng = 8.991.526 đồng.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2014 trở đi:

8.991.526 x 6.5 năm x 2 = 116.889.838 đồng.

Tổng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần bạn đọc được nhận là 116.889.838 đồng.

Lưu ý bảo hiểm xã hội 1 lần đã được tính hệ số trượt giá.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Hiểu về quy định đóng bảo hiểm xã hội 100% lương

Minh Hương |

Đóng bảo hiểm xã hội 100% lương là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.

Thu nhập bấp bênh, nhà ở xã hội vẫn xa vời với công nhân

Phương Minh - Lương Hạnh |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp. Đề án này được kỳ vọng sẽ giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, khi áp lực về các khoản chi tiêu trong cuộc sống đè nặng, đa số công nhân đều cho biết họ khó thực hiện được giấc mơ có nhà ở xã hội.

Người dân áp lực khi sống ở nơi đắt đỏ nhất cả nước

Mạnh Cường |

Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước (các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh). Vậy thực tế chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ như thế nào?

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Bác đề xuất gia hạn báo cáo tài chính của Novaland, Hải Phát, Louis Capital

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 11.4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã bác đề nghị gia hạn công bố báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát; Louis Capital và Novaland.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Hiểu về quy định đóng bảo hiểm xã hội 100% lương

Minh Hương |

Đóng bảo hiểm xã hội 100% lương là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.

Thu nhập bấp bênh, nhà ở xã hội vẫn xa vời với công nhân

Phương Minh - Lương Hạnh |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp. Đề án này được kỳ vọng sẽ giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, khi áp lực về các khoản chi tiêu trong cuộc sống đè nặng, đa số công nhân đều cho biết họ khó thực hiện được giấc mơ có nhà ở xã hội.

Người dân áp lực khi sống ở nơi đắt đỏ nhất cả nước

Mạnh Cường |

Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước (các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh). Vậy thực tế chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ như thế nào?