Làm giả nhãn mác sản phẩm là xâm phạm lợi ích người tiêu dùng

Đặng Tiến |

Cục Quản lý Thị trường Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ lô hàng hóa gần 10.000 sản phẩm là quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang... Theo quy định của pháp luật, việc làm giả mác sản phẩm thương hiệu hàng hoá là xâm phạm lợi ích người tiêu dùng.

Thông tin từ Cục Quản lý Thị trường Hà Nội, đơn vị này đang tạm giữ và tiếp tục điều tra lô hàng hóa 7.850 sản phẩm gồm: Quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang, thực phẩm bổ sung…. có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam để điều tra.

Trước đó, ngày 17.3.2023, Đội Quản lý Thị trường số 17 thuộc Cục Quản lý Thị trường Hà Nội phối hợp cùng Đội 5, Phòng PC03, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại số NO.06 LK6-10 khu Dọc Bún 1, Khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ lô hàng hóa gồm 7.850 sản phẩm, toàn bộ số hàng hóa trên có nguồn gốc từ nước ngoài, không có nhãn phụ bằng chữ tiếng Việt. Trị giá lô hàng hóa vi phạm tạm ước tính trên 1 tỉ đồng. Đáng lưu ý, số hàng hóa trên mang các nhãn hiệu đã và đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh số hàng hóa nói trên.

Theo quy định, việc sản xuất, buôn bán hàng giả là xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Đức Toàn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, ngày 26.8.2020 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo luật sư Nguyễn Đức Toàn, sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký, hoặc nhái lại kiểu dáng của các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền... "Việc buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật" luật sư Nguyễn Đức Toàn cho hay.

Theo quy định, đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Người tiêu dùng còn mặn mà với chợ truyền thống?

Kim Sơn |

Thời gian gần đây, câu chuyện chợ truyền thống ở các đô thị lớn rơi vào cảnh ế ẩm, đìu hiu được dư luận quan tâm. Nhiều nguyên nhân được các tiểu thương, chuyên gia kinh tế đưa ra. Vậy dưới góc độ người tiêu dùng, họ đang nghĩ gì? Thói quen mua sắm của họ bây giờ ra sao?

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải bảo vệ được những thương hiệu tử tế

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (Cường Ngô ghi) |

Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15.3, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương Hà Nội) đã phân tích, đánh giá, giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng là bên yếu thế nên bảo vệ quyền lợi là điều tất yếu

Anh Kiệt |

Đây là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.

Người tiêu dùng có phải bồi thường nếu thông tin sai sự thật về sản phẩm?

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 20, sáng 15.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Nhiều đại gia bất động sản tìm đến M&A trong bối cảnh khan hiếm dòng tiền

ANH HUY |

Hoạt động rao bán, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) hay còn gọi là M&A đang được xem là giải pháp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh khan hiếm dòng tiền.

Đề nghị Công ty BOT Hà Nội - Bắc Giang quản lý tốt hành lang an toàn giao thông

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Sau phản ánh của Lao Động, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) cho biết đã có văn bản đề nghị Công ty cổ phần BOT Hà Nội - Bắc Giang có phương án quản lý tốt đối với hành lang an toàn giao thông tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Thân thế vị thẩm phán sẽ xét xử ông Donald Trump

Song Minh |

Khi ông Donald Trump bước vào phòng xử án ở New York (Mỹ) ngày 4.4, ông sẽ đối mặt với một thẩm phán dày dạn kinh nghiệm, người không xa lạ gì với cựu tổng thống.

Á hậu Thụy Vân: Nở rộ thi hoa hậu khiến hoa hậu phải cố gắng hơn

BẢO QUÝ - XUÂN HẠ |

Trong cuộc trò chuyện ngắn với Báo Lao Động, Á hậu Thụy Vân đã chia sẻ những quan điểm xung quanh việc có quá nhiều cuộc thi hoa hậu trong thời gian gần đây.

Người tiêu dùng còn mặn mà với chợ truyền thống?

Kim Sơn |

Thời gian gần đây, câu chuyện chợ truyền thống ở các đô thị lớn rơi vào cảnh ế ẩm, đìu hiu được dư luận quan tâm. Nhiều nguyên nhân được các tiểu thương, chuyên gia kinh tế đưa ra. Vậy dưới góc độ người tiêu dùng, họ đang nghĩ gì? Thói quen mua sắm của họ bây giờ ra sao?

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải bảo vệ được những thương hiệu tử tế

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (Cường Ngô ghi) |

Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15.3, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương Hà Nội) đã phân tích, đánh giá, giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng là bên yếu thế nên bảo vệ quyền lợi là điều tất yếu

Anh Kiệt |

Đây là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.

Người tiêu dùng có phải bồi thường nếu thông tin sai sự thật về sản phẩm?

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 20, sáng 15.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).