Không thể dùng ngân sách để "dọn rác" cho công ty vàng ở Bồng Miêu

Thanh Hải |

Quảng Nam đang đề xuất chi 12 tỉ đồng để đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu sau khi doanh nghiệp ngưng khai thác, tuyên bố phá sản, để vấn nạn khai thác trái phép xảy ra tràn lan...

Sau khi Công ty vàng Bồng Miêu ngưng khai thác vì hết hạn giấy phép từ 2016, rồi tuyên bố phá sản, mỗi năm chính quyền huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam chi hàng tỉ đồng bảo vệ mỏ vàng, đẩy đuổi người làm vàng trái phép. Nhưng vì mỏ chưa thực hiện đóng cửa, bàn giao nên khu mỏ này đã rơi vào thực trạng vô chủ. Từ đó, nạn khai thác trái phép tái diễn rầm rộ, ngang nhiên.

Cả ngàn người gồm dân địa phương và cả giới "anh chị" tứ xứ đổ về bòn mót, đào hầm, ngang nhiên khai thác trái phép, tranh giành lãnh địa. Thực trạng không chỉ gây thất thoát tài nguyên, mất an ninh trật tự mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy mà Quảng Nam đang đề xuất Trung ương được chi ngân sách để đóng cửa mỏ, bàn giao, quản lý...

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện đang chờ Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt kế hoạch đóng cửa mỏ. Hội đồng nhân dân tỉnh đã phê duyệt chi hơn 12 tỉ đồng để thực hiện đóng cửa mỏ, tuy nhiên vẫn phải chờ Bộ đồng ý kế hoạch cụ thể.

Công ty vàng Bồng Miêu (thuộc tập đoàn Besra) được cấp quyền khai thác trên vùng mỏ rộng 385 héc ta, trong đó có 100 héc ta hầm lò vàng tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh từ năm 1992 trong thời gian 25 năm, với công suất 180.000 tấn quặng/1 năm. Hàm lượng 2,8 gam vàng/ 1 tấn quặng. Tính toán, mỗi năm, Công ty này sẽ khai thác được nửa tấn vàng ròng... Nhưng, sau 25 năm khai thác, hàng tấn vàng đã xuất bán ra nước ngoài, song trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp này liên tục bị thua lỗ. Nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ đối tác lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Năm 2014, Công ty vàng này bị Cục thuế Quảng Nam đã phong tỏa tài khoản để thu hồi nợ thuế. Năm 2016, hết hạn giấy phép nhưng doanh nghiệp này vẫn tiến hành khai thác chui. Cuối năm 2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty khai thác vàng Bồng Miêu. Số nợ của công ty vàng Bồng Miêu để lại được tòa thống kê gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó nợ thuế hơn 100 tỉ đồng.

Hậu quả và hệ lụy mà Cty vàng Bồng Miêu để lại cho vùng mỏ quá rõ, nhưng để giải quyết 1 phần vấn nạn này, Quảng Nam đề xuất chi 12 tỉ từ ngân sách để "dọn rác" cho doanh nghiệp liệu có thỏa đáng? Đối với các mỏ khai khoáng, tác động đến rừng, ảnh hưởng môi trường... đều phải bị bắt buộc nộp ký Quỹ môi trường trước khi khai thác. Được biết, theo quy định của pháp luật, Bồng Miêu phải ký quỹ này gần 20 tỉ đồng. Vì sao Quảng Nam lại cho khất nợ này suốt 25 năm qua? Bây giờ khi doanh nghiệp đóng cửa, phá sản, nợ nần chồng chất thì vì sao chính quyền lại lấy ngân sách ra để giải quyết hậu quả?

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Có nên dùng tiền ngân sách để đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu?

Thanh Chung |

Việc chậm đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu đã tạo kẽ hở cho nạn khai thác trái phép gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Quảng Nam. Hàng trăm mỏ vàng trái phép ngang nhiên hoạt động, kèm theo hóa chất độc hại như cyanua, thủy ngân thải thẳng ra môi trường, khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Tỉnh Quảng Nam đề xuất chi 12 tỉ đồng để giải quyết những tồn tại mà doanh nghiệp bỏ lại.

Rầm rộ khai thác trái phép ở mỏ vàng vô chủ - Bồng Miêu

Thanh Chung |

Mỏ vàng Bồng Miêu (đã ngưng khai thác do hết hạn giấy phép từ năm 2016) hiện như một đại công trường, dù giữa cao điểm mùa dịch. Tại đây, nhiều gia đình có điều kiện mua thiết bị thì khoét núi, đào hầm sâu vào núi lấy quặng vàng. Những hộ khó khăn thì làm vàng theo kiểu lộ thiên. Nhưng làm theo kiểu gì thì đều thải chất độc ra môi trường và nguy hại như nhau. Nếu đề án đóng cửa mỏ vàng này sớm thực hiện, sẽ chống vàng tặc, bảo vệ môi trường.

Rừng phòng hộ ở Quảng Nam lại cháy

Thanh Chung |

Rừng phòng hộ ở Quảng Nam lại bất ngờ bốc cháy, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia dập lửa.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Có nên dùng tiền ngân sách để đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu?

Thanh Chung |

Việc chậm đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu đã tạo kẽ hở cho nạn khai thác trái phép gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Quảng Nam. Hàng trăm mỏ vàng trái phép ngang nhiên hoạt động, kèm theo hóa chất độc hại như cyanua, thủy ngân thải thẳng ra môi trường, khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Tỉnh Quảng Nam đề xuất chi 12 tỉ đồng để giải quyết những tồn tại mà doanh nghiệp bỏ lại.

Rầm rộ khai thác trái phép ở mỏ vàng vô chủ - Bồng Miêu

Thanh Chung |

Mỏ vàng Bồng Miêu (đã ngưng khai thác do hết hạn giấy phép từ năm 2016) hiện như một đại công trường, dù giữa cao điểm mùa dịch. Tại đây, nhiều gia đình có điều kiện mua thiết bị thì khoét núi, đào hầm sâu vào núi lấy quặng vàng. Những hộ khó khăn thì làm vàng theo kiểu lộ thiên. Nhưng làm theo kiểu gì thì đều thải chất độc ra môi trường và nguy hại như nhau. Nếu đề án đóng cửa mỏ vàng này sớm thực hiện, sẽ chống vàng tặc, bảo vệ môi trường.

Rừng phòng hộ ở Quảng Nam lại cháy

Thanh Chung |

Rừng phòng hộ ở Quảng Nam lại bất ngờ bốc cháy, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia dập lửa.