Rầm rộ khai thác trái phép ở mỏ vàng vô chủ - Bồng Miêu

Thanh Chung |

Mỏ vàng Bồng Miêu (đã ngưng khai thác do hết hạn giấy phép từ năm 2016) hiện như một đại công trường, dù giữa cao điểm mùa dịch. Tại đây, nhiều gia đình có điều kiện mua thiết bị thì khoét núi, đào hầm sâu vào núi lấy quặng vàng. Những hộ khó khăn thì làm vàng theo kiểu lộ thiên. Nhưng làm theo kiểu gì thì đều thải chất độc ra môi trường và nguy hại như nhau. Nếu đề án đóng cửa mỏ vàng này sớm thực hiện, sẽ chống vàng tặc, bảo vệ môi trường.

Công khai đào vàng trái phép

Sau khi Công ty vàng Bồng Miêu ngưng khai thác vì hết hạn giấy phép từ 2016, mỗi năm chính quyền huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam chi hàng tỉ đồng bảo vệ mỏ vàng, trông coi không cho người làm vàng trái phép. Hơn một năm nay, công việc này giao lại cho công an xã Tam Lãnh. Tuy nhiên, lực lượng chức năng, công an xã mỏng nên việc truy quét cũng ít hơn trước, vì vậy hoạt động khai thác vàng trái phép diễn ra “sôi nổi” hơn bao giờ hết.

Tại khu vực núi Kẽm, mỏ vàng Bồng Miêu (thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh) có hàng trăm hố hầm, đồi bãi vàng đang bị khai thác trái phép, công khai. Đối tượng đào đãi vàng là dân khắp tứ xứ, ngoài tầm quản lý của địa phương.

Ông Bùi Văn Bảo, quê huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cho biết, năm trước làm được 8 tháng rồi về ăn Tết cùng gia đình. Hiện mới vào khai thác trở lại được 1 tháng nay. Ông Bảo biết việc khai thác vàng như thế này rất là độc hại, hằng ngày tiếp xúc với các hóa (dùng để phân kim) chất độc hại như thủy ngân, cyanua tuy nhiên, do dịch bệnh nên phải vào đến đây để làm việc. Các hóa chất dù được lọc hay không thì vẫn rất độc và chảy từ mỏ xuống sông kênh ngấm vào dòng nước.

Một phu vàng khác cho biết, tận dụng hầm vàng do Công ty vàng Bồng Miêu bỏ lại, họ và tận thu nhưng việc vào sâu hàng trăm mét, thiếu ôxy, lại phải hít khí lẫn dầu nhớt của máy nổ rất có hại cho phổi. Tuy nhiên, không có công việc ổn định nên phải theo nghề này.

Đáng nói, năm 2017 Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt kế hoạch đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu với tổng số tiền lên đến gần 19 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền Công ty vàng Bồng Miêu ký quỹ chỉ 6 tỉ đồng. Vẫn còn thiếu hơn 12 tỉ đồng để triển khai đề án đóng cửa mỏ và xử lý vấn đề môi trường. Đã 5 năm trôi qua, đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu vẫn nằm trên giấy khiến người dân và chính quyền sở tại rất bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Hà (xã Tam Lãnh) cho biết, công ty vàng Bồng Miêu đã phá sản nhưng các mỏ vàng ở đây vẫn chưa hoạt động khiến con sông Bồng Miêu bị ô nhiễm nặng. Chất thải từ việc làm vàng xuống con sông đổi màu, đục ngầu, rất đáng sợ. Nguồn nước bị ô nhiễm nếu trâu bò uống phải nước sông là không bao giờ lớn cũng như sinh sản được. Ngoài ra, các hóa chất như thủy ngân, cyanua ngấm vào mạch nước ngầm khiến nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Dân sẽ gánh chịu những hệ lụy

Ông Nguyễn Thế Vinh - Chủ tịch xã Tam Lãnh - cho hay, mỗi tuần đều tổ chức truy quét tuy nhiên đâu cũng vào đó, hiện nhiều mỏ vàng khai thác lộ thiên giữa núi. Do lực lượng chức năng mỏng, không thể nào vừa phục vụ trật tự an ninh dưới này và hằng ngày phải canh gác trên núi nên để đảm bảo thì mong được bổ sung lực lượng công an về địa phương.

“Tôi rất mong các cấp có thẩm quyền sớm đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và giao đất lại cho dân quản lý, hiện có nhiều người dân thiếu đất canh tác để phát triển kinh tế. Việc giao đất cho dân trồng những loại cây bản địa, cây ăn quả góp phần bảo vệ rừng ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác vàng trái phép. Chính quyền huyện, xã chỉ có thể quản lý tốt con dân ở địa phương, thực trạng người tứ xứ đổ về gây mất an ninh trật tự, giờ đã vượt khả năng kiểm soát”- ông Vinh nói.

Ông Vinh thông tin thêm, việc mỏ vàng Bồng Miêu chưa đóng cửa còn tạo điều kiện cho các tội phạm bỏ trốn lên đây để khai thác vàng. Tình trạng tranh giành lãnh địa thường xuyên dẫn đến mất an ninh trật tự. Đối với người dân ở đây, họ không có công việc ổn định thì họ sẽ quay lại khai thác vàng là điều không tránh khỏi nên rất mong các cấp sớm đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu thu hồi 385 hecta đất.

Ông Huỳnh Xuân Chính - Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh, Quảng Nam - đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu. Cần thiết thì cấp phép cho doanh nghiệp nào đó đủ năng lực khai thác để phát huy hiệu quả kinh tế. Nếu không thì sẽ thu hồi đất bàn giao lại cho xã quản lý nhằm đảm bảo an ninh trật tự.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết, do dịch bệnh COVID-19 nên thời gian qua Bộ Tài nguyên - Môi trường chưa làm việc trực tiếp với tỉnh được. Nếu đề án đóng cửa mỏ vàng này sớm thực hiện, sẽ chống vàng tặc, bảo vệ môi trường.

Được biết, năm 1992, Bộ Công nghiệp Nặng cấp phép cho Công ty vàng Bồng Miêu thuộc tập đoàn Besra khai thác vàng tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Diện tích mỏ khai thác 385 hecta, trong đó có 100 hecta hầm lò. Thời gian khai thác vàng kéo dài 25 năm. Công suất khai thác 180.000 tấn quặng/1 năm. Hàm lượng 2,8 gam vàng/1 tấn quặng. Theo tính toán, mỗi năm, Công ty vàng nước ngoài này sẽ khai thác được nửa tấn vàng ròng.

Tuy nhiên sau 25 năm khai thác, hàng tấn vàng đã xuất bán ra nước ngoài nhưng trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp nước ngoài này liên tục bị thua lỗ. Nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ đối tác lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Năm 2014, Công ty vàng này bị Cục thuế Quảng Nam đã phong tỏa tài khoản để thu hồi nợ thuế. Năm 2016, hết hạn giấy phép nhưng doanh nghiệp này vẫn tiến hành khai thác chui. Cuối năm 2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty khai thác vàng Bồng Miêu. Số nợ của công ty vàng Bồng Miêu để lại được tòa thống kê gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó nợ thuế hơn 100 tỉ đồng.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Trường Lưu: Mỏ vàng di sản và du lịch

Giáo sư Trịnh Sinh |

Du lịch đang là một mũi nhọn kinh tế, đúng theo nghĩa “một ngành công nghiệp không khói”, đã và đang phất lên nhanh như diều gặp gió. Giá mà không gặp cái nạn COVID-19, thì có lẽ còn phát triển gấp gáp hơn. Nhưng cái khoảng lặng mà du lịch được nghỉ ngơi miễn cưỡng này, có thể giúp cho những người làm du lịch một quãng thời gian nghiền ngẫm thêm về hướng đi trước mắt cũng như lâu dài.

Đừng để người dân sống trên mỏ vàng, mỏ than vô tình thành "thổ phỉ"

Thanh Hải |

Hiện, hàng trăm người vẫn bòn mót, khai thác trái phép trên mỏ vàng Bồng Miêu, thường xuyên bị truy đuổi, bị gọi là thổ phỉ. Hàng chục hộ dân khác ở Trung Phước cũng lén lút đêm hôm đi bòn mót, lượm từng hòn than ở mỏ Nông Sơn, bị truy quét, bêu riếu là "cả làng làm than tặc". Họ sinh sống từ bao đời trên chính những mỏ tài nguyên này nhưng chỉ là dân... "tặc".

Cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp trở thành “mỏ vàng” cho doanh nghiệp

Nguyễn Hiền |

Liên kết đầu - cuối trong chuỗi sản xuất công nghiệp vẫn chưa thực sự chặt chẽ, doanh nghiệp còn loay hoay với câu chuyện kết nối cung - cầu… Hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ra đời nhằm tháo gỡ “nút thắt” này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trường Lưu: Mỏ vàng di sản và du lịch

Giáo sư Trịnh Sinh |

Du lịch đang là một mũi nhọn kinh tế, đúng theo nghĩa “một ngành công nghiệp không khói”, đã và đang phất lên nhanh như diều gặp gió. Giá mà không gặp cái nạn COVID-19, thì có lẽ còn phát triển gấp gáp hơn. Nhưng cái khoảng lặng mà du lịch được nghỉ ngơi miễn cưỡng này, có thể giúp cho những người làm du lịch một quãng thời gian nghiền ngẫm thêm về hướng đi trước mắt cũng như lâu dài.

Đừng để người dân sống trên mỏ vàng, mỏ than vô tình thành "thổ phỉ"

Thanh Hải |

Hiện, hàng trăm người vẫn bòn mót, khai thác trái phép trên mỏ vàng Bồng Miêu, thường xuyên bị truy đuổi, bị gọi là thổ phỉ. Hàng chục hộ dân khác ở Trung Phước cũng lén lút đêm hôm đi bòn mót, lượm từng hòn than ở mỏ Nông Sơn, bị truy quét, bêu riếu là "cả làng làm than tặc". Họ sinh sống từ bao đời trên chính những mỏ tài nguyên này nhưng chỉ là dân... "tặc".

Cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp trở thành “mỏ vàng” cho doanh nghiệp

Nguyễn Hiền |

Liên kết đầu - cuối trong chuỗi sản xuất công nghiệp vẫn chưa thực sự chặt chẽ, doanh nghiệp còn loay hoay với câu chuyện kết nối cung - cầu… Hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ra đời nhằm tháo gỡ “nút thắt” này.