Không hiệu quả, số phận buýt nhanh BRT ở Hà Nội sẽ ra sao?

Minh Hạnh |

Được đầu tư số tiền lớn cùng làn đường riêng, sau 7 năm khai thác, tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng và có nguy cơ bị "khai tử".

Hạ tầng không đồng bộ

Tuyến BRT01 Kim Mã - Yên Nghĩa được phê duyệt từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 55 triệu USD, tương đương 1.100 tỉ đồng với thiết kế làn đường dành riêng rộng 2,5m ở bên trái sát dải phân cách giữa cho xe buýt hoạt động. Trong khi đó, xe buýt thường dừng đón, trả khách ở làn phải sát vỉa hè.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), đây là hợp phần trong lộ trình dài hơi phát triển giao thông công cộng TP Hà Nội mà WB tham gia.

Hệ thống giao thông đồng cấp nên buýt nhanh thành buýt chậm. Ảnh: Thế Đại
Hệ thống giao thông đồng cấp nên buýt nhanh thành buýt chậm. Ảnh: Thế Đại

Theo đại diện UBND TP Hà Nội, do hạn chế về hạ tầng nên "buýt nhanh" thành "buýt chậm", chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Tuyến buýt này cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra như thời gian di chuyển nhanh, cải thiện tình trạng ùn tắc và ô nhiễm đô thị, làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng để người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Theo anh Nguyễn Văn Dũng (Lương Thế Vinh, Hà Nội), xe buýt nhanh BRT chiếm phần lớn diện tích đường, trong khi mật độ giao thông Hà Nội cao, gây ùn tắc. Điều này đã và đang gây bất cập, lãng phí hạ tầng giao thông khi buýt chuyên chở được ít nhưng chiếm nhiều diện tích đường.

Để giải quyết bất cập này, Hà Nội sẽ điều chỉnh quy hoạch của tuyến buýt này. Như vậy, sau 7 năm đi vào khai thác, tuyến BRT đầu tiên của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị "khai tử".

Theo các chuyên gia về giao thông, bản thân BRT không có lỗi, hiện nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thực hiện thành công. Vấn đề là khi triển khai thực hiện tuyến BRT của Hà Nội không mang lại hiệu quả, không phát huy được tính năng ưu việt và hạn chế được bất cập của nó. Một trong những nguyên nhân là chưa có sự kết nối đồng bộ giữa hạ tầng và các phương thức vận tải.

Theo đó, BRT phải có đường dành riêng (không phải làn dành riêng) và không có giao cắt đồng mức, trong khi đó, tuyến BRT 01 đang có rất nhiều đường giao cắt đồng mức. Cùng đó, sức chứa phải lớn 2 tầng hoặc 2-3 toa; hành khách phải được tiếp cận bằng đường hầm hoặc đường trên cao xuống ga thì hiệu quả sử dụng mới cao.

Đây cũng là nguyên nhân nhiều người cho rằng nên “khai tử” tuyến buýt nhanh BRT bởi thực tế hạ tầng giao thông quá tải, mặt đường chưa đủ diện tích cho người dân lưu thông, trên tuyến đường hiện đang quá tải từ 3,5 - 5 lần.

Thiếu kết nối giữa các phương thức vận tải

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ (chuyên gia giao thông) khẳng định việc phát triển BRT tại Hà Nội là không phù hợp. “Đây là một giải pháp giao thông tốt nhưng không phù hợp với điều kiện thực tế, nên dẹp để người dân đi lại thuận lợi hơn”, ông Thuỷ cho hay.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2011 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 11 tuyến buýt nhanh BRT với tổng chiều dài khoảng 316km, nhưng đến nay mới thực hiện được một tuyến là tuyến BRT 01.

Tuyến buýt nhanh BRT01 của Hà Nội. Ảnh: Thế Đạt
Tuyến buýt nhanh BRT01 của Hà Nội. Ảnh: Thế Đạt

Ngày 19.4, trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Phó Trưởng khoa Vận tải Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, theo xu thế phát triển, vận tải khách công cộng phải được đẩy lên. Bất cập nhất hiện nay là thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân cùng với hạ tầng giao thông của chúng ta đang đồng mức (nhiều phương tiện giao thông cùng đi vào 1 đường) và đa phương thức, trong khi mục tiêu của BRT là phát triển vận tải khách công cộng bằng đường riêng.

“Nếu tạo được kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải khách công cộng thì chắc chắn người dân sẽ lựa chọn BRT vì thời gian đảm bảo (đường dành riêng), giá vé rẻ và an toàn”, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cho hay.

Từ ngày 31.12.2016, BRT01 bắt đầu hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã.

Toàn tuyến sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỉ đồng/xe, với quãng đường dài 14,7km, xe sẽ di chuyển mất khoảng 45 phút.

Sau 7 năm hoạt động tuyến BRT 01 đã thực hiện hơn 853.000 lượt xe với 13,4 triệu kilomet, vận chuyển hơn 92 triệu lượt hành khách.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Bất cập của tuyến buýt nhanh BRT trước đề xuất thay bằng đường sắt đô thị

Hoàng Xuyến |

Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT vẫn không đáp ứng kỳ vọng của người dân. Bởi vậy, mới đây UBND TP Hà Nội cho biết, trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung về phát triển giao thông sắp tới, thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị là đúng rồi, nhưng bao giờ?

Hoàng Lâm |

Tin tốt là Hà Nội tái khẳng định việc sẽ khai tử tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa để thay thế bằng đường sắt đô thị. Nhưng cụ thể là bao giờ thay, ai đầu tư, tiến độ thế nào thì… chưa thấy nói.

Tuyến buýt nhanh BRT số 01 vẫn hoạt động bình thường

Minh Hạnh |

Liên quan đến việc tháo các biển báo biển báo "Làn đường dành riêng cho xe buýt" trên tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông, trao đổi với PV Báo Lao Động ngày 20.12, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết việc tháo lắp để duy tu, sửa chữa theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới nhất về báo hiệu đường bộ.

Giáo viên thoát cảnh viết sáng kiến kinh nghiệm để đạt Chiến sĩ thi đua

Nguyễn Văn Lực (giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà) |

Quy định mới về việc không cần sáng kiến kinh nghiệm khi xét "Chiến sĩ thi đua" giúp giáo viên giảm phiền hà, triệt tiêu những tiêu cực vốn có.

Cập nhật giá vàng sáng 22.4: Nguy cơ thua lỗ, vàng nhẫn giảm xuống

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 22.4: Tính đến 5h30, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn giảm xuống quanh mức 75,2-77,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.391,2 USD/ounce.

Hoàn thành đấu thầu thuốc, y tế Cần Thơ vẫn chưa hết khó

Phong Linh |

Sở Y tế Cần Thơ mong muốn UBND thành phố sẽ quan tâm đầu tư bổ sung thêm các thiết bị y tế hiện đại và chuyên sâu cho nhiều bệnh viện trên địa bàn.

Bom tấn Hollywood cũng không kịch tích như cách Man United thắng Coventry

VIỆT HÙNG |

Hơn 120 phút tại Wembley trong trận bán kết giữa Man United và Coventry City đã khép lại. Phần thắng đã thuộc về đại diện Premier League trên chấm luân lưu nhưng để có được kết quả đó, thầy trò Erik ten Hag đã phải trải qua đủ cung bậc cảm xúc.

Sẽ chấn chỉnh việc ngưng cấp điện 5 phút trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 21.4, đại diện Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đã có thông tin tới Báo Lao Động về việc cung cấp điện trên tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn qua địa phận huyện Xuân Lộc và huyện Cẩm Mỹ.

Bất cập của tuyến buýt nhanh BRT trước đề xuất thay bằng đường sắt đô thị

Hoàng Xuyến |

Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT vẫn không đáp ứng kỳ vọng của người dân. Bởi vậy, mới đây UBND TP Hà Nội cho biết, trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung về phát triển giao thông sắp tới, thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị là đúng rồi, nhưng bao giờ?

Hoàng Lâm |

Tin tốt là Hà Nội tái khẳng định việc sẽ khai tử tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa để thay thế bằng đường sắt đô thị. Nhưng cụ thể là bao giờ thay, ai đầu tư, tiến độ thế nào thì… chưa thấy nói.

Tuyến buýt nhanh BRT số 01 vẫn hoạt động bình thường

Minh Hạnh |

Liên quan đến việc tháo các biển báo biển báo "Làn đường dành riêng cho xe buýt" trên tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông, trao đổi với PV Báo Lao Động ngày 20.12, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết việc tháo lắp để duy tu, sửa chữa theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới nhất về báo hiệu đường bộ.