Không có nghĩa trang, người dân thị trấn Sông Vệ vất vả đi xin đất mai táng

VIÊN NGUYÊN |

Quảng Ngãi - Địa phương không bố trí được quỹ đất để chôn cất người chết, khi hoả táng thì phải đưa thân nhân ra tận Đà Nẵng vì Quảng Ngãi không có cơ sở hoả táng, gây tốn kém chi phí - đó là tình cảnh mà hơn 8.000 người dân ở thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đang phải đối mặt.

Từ tháng 6.2023, 64 hộ dân ở tổ dân phố Vạn Mỹ, thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đồng loạt ký vào đơn kiến nghị để “xin” địa phương bố trí quỹ đất chôn cất người chết. Nguyên nhân là do nếu người thân của những hộ dân này không may qua đời thì không có đất để mai táng vì các khu nghĩa địa tại địa phương không còn đất, thậm chí nhiều khu nghĩa địa dù còn đất nhưng không được phép chôn cất vì vi phạm khoảng cách dưới 500m so với khu dân cư.

Ông Lê Thức  ở tổ dân phố Vạn Mỹ chỉ tay về phía nghĩa trang Gò Nhuệ, nơi không thể tiếp tục chôn cất vì đã hết quỹ đất. Ảnh: Ngọc Viên
Ông Lê Thức ở tổ dân phố Vạn Mỹ chỉ tay về phía nghĩa trang Gò Nhuệ, nơi không thể tiếp tục chôn cất vì đã hết quỹ đất. Ảnh: Ngọc Viên

Ông Nguyễn Xuân Sang ở tổ dân phố Vạn Mỹ cho biết: “Các nơi kia thì có chỗ để mai táng, nhưng riêng thị trấn Sông Vệ thì không có chỗ. Đất thì có rất nhiều, vậy mà họ làm khu dân cư hết nên cuối cùng người dân ở đây không có chỗ chôn cất người qua đời. Nhân dân rất mong cấp trên phải có phương án giải quyết sớm cho người dân”.

Không có đất chôn cất người qua đời, người dân ở thị trấn Sông Vệ cho rằng có một phần trách nhiệm từ chính quyền địa phương trong việc chậm xây dựng nghĩa trang. Bởi, từ năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh này, trong đó có quy hoạch nghĩa trang Nghĩa Phương để chôn cất người dân khi qua đời cho các xã phía Nam của huyện Tư Nghĩa, trong đó có thị trấn Sông Vệ. Nhưng sau khi khảo sát, huyện Tư Nghĩa cho rằng phải di dời tới 83 hộ dân, chi phí bồi thường lớn nên không thực hiện. Sau gần 7 năm, địa phương này vẫn không có phương án quy hoạch điểm mới để bố trí quỹ đất đất chôn cất.

Bà Phạm Thị Kim Ái ở thị trấn Sông Vệ cho hay: “Những gia đình có điều kiện thì đi hoả táng, còn những gia đình khó khăn không có điều kiện thì không có tiền đi hoả táng. Địa phương cũng chưa có tiền hỗ trợ cho người dân đi hoả táng, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho người dân”.

 Theo người dân, những năm qua, nhiều khu dân cư được xây mới và mở rộng, một số khu nghĩa địa hiện hữu bị thu hẹp, không thể chôn cất, trong khi chính quyền lại không bố trí hoặc quy hoạch thêm nghĩa trang nhân dân. Ảnh: Ngọc Viên
Theo người dân, những năm qua, nhiều khu dân cư được xây mới và mở rộng, một số khu nghĩa địa hiện hữu bị thu hẹp, không thể chôn cất, trong khi chính quyền lại không bố trí hoặc quy hoạch thêm nghĩa trang nhân dân. Ảnh: Ngọc Viên

Hiện cả thị trấn Sông Vệ đều không có đất để chôn cất người qua đời. Chính quyền địa phương hiện nay chỉ có thể vận động người dân đưa người thân ra Đà Nẵng hoả thiêu hoặc tự tìm mua đất chôn cất tại nghĩa trang dịch vụ ở nơi khác với chi phí lớn.

Ông Nguyễn Văn Tuyên - Chủ tịch UBND thị trấn Sông Vệ cho biết: “Chính quyền cũng rất băn khoăn, trăn trở trong thời gian qua vì tại địa phương không có quỹ đất chôn cất người chết. Mong muốn của chúng tôi là huyện sớm đầu tư xây dựng một nghĩa trang nhân dân chung, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình tang lễ”.

VIÊN NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Địa phương tăng mức thu đất nghĩa trang gấp 5 lần, dân chưa đồng tình

Hoàng Bin |

Xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã nâng mức thu phí mộ phần chôn cất tại nghĩa trang địa phương lên gấp 5 lần so với quy định trước đó và chênh lệch lớn so với các xã, phường lân cận, khiến nhiều người dân không đồng tình.

Loay hoay tìm đất an táng vì nghĩa trang cả thập kỷ nằm trên… giấy

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Quy hoạch được gần 10 năm nay nhưng nghĩa trang Tân Thành (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) đến giờ vẫn nằm trên giấy. Việc này dẫn tới hệ luỵ người chết cũng phải đi tìm “nơi ở" nhờ.

Có được mua đất lúa làm nơi chôn cất?

Hiếu Anh |

Hiện nay, một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở thành phố có nhu cầu mua đất lúa ở quê để làm nơi chôn cất. Vậy việc mua bán này có hợp pháp.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 hơn 6.000 tỉ đồng sắp xây trên sông Sài Gòn có gì?

Phương Anh |

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 qua sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức (TP.HCM) được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến trên 6.000 tỉ đồng.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Địa phương tăng mức thu đất nghĩa trang gấp 5 lần, dân chưa đồng tình

Hoàng Bin |

Xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã nâng mức thu phí mộ phần chôn cất tại nghĩa trang địa phương lên gấp 5 lần so với quy định trước đó và chênh lệch lớn so với các xã, phường lân cận, khiến nhiều người dân không đồng tình.

Loay hoay tìm đất an táng vì nghĩa trang cả thập kỷ nằm trên… giấy

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Quy hoạch được gần 10 năm nay nhưng nghĩa trang Tân Thành (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) đến giờ vẫn nằm trên giấy. Việc này dẫn tới hệ luỵ người chết cũng phải đi tìm “nơi ở" nhờ.

Có được mua đất lúa làm nơi chôn cất?

Hiếu Anh |

Hiện nay, một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở thành phố có nhu cầu mua đất lúa ở quê để làm nơi chôn cất. Vậy việc mua bán này có hợp pháp.