Địa phương tăng mức thu đất nghĩa trang gấp 5 lần, dân chưa đồng tình

Hoàng Bin |

Xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã nâng mức thu phí mộ phần chôn cất tại nghĩa trang địa phương lên gấp 5 lần so với quy định trước đó và chênh lệch lớn so với các xã, phường lân cận, khiến nhiều người dân không đồng tình.

Tăng phí thu lên 5 lần

Theo người dân thôn Hạ Nông Đông, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, trước đây, mức phu phí 1 mộ phần đất chôn cất tại nghĩa trang địa phương là 500 nghìn đồng, nhưng từ năm 2022, mức thu tăng lên gấp 5 lần, lên đến 2,5 triệu đồng/1 mộ phần.

Mức thu phí 1 mộ phần đất nghĩa trang tại xã Điện Phước đã tăng lên 2,5 triệu đồng so với mức 500 nghìn đồng, thời điểm trước năm 2022. Ảnh Hoàng Bin
Mức thu phí 1 mộ phần đất nghĩa trang tại xã Điện Phước đã tăng lên 2,5 triệu đồng so với mức 500 nghìn đồng, thời điểm trước năm 2022. Ảnh Hoàng Bin

Bà N.Đ.K, thôn Hạ Nông Đông cho rằng, trong khi các xã lân cận chỉ thu từ 200 nghìn đến 500 nghìn đồng/mộ phần, thì mức thu ở Điện Phước chênh lệch quá lớn như vậy là chưa hợp lý. Và mức thu này xã chỉ thông báo chứ chưa lấy ý kiến nhân dân”.

“Tôi cho rằng mức thu này quá cao nên người dân mới kêu ca. Như chồng tôi mắc bệnh, nằm viện chạy chữa 4 năm khiến gia đình lâm vào khó khăn. Đến khi mất đi phải tốn thêm 2,5 triệu mới có miếng đất chôn cất ở nghĩa địa Gò Bản (xã Điện Phước) thì sao mua nổi”, bà T.T.D nói.

Theo khảo sát của phóng viên Lao Động ở 1 số xã tiếp giáp, lân cận với xã Điện Phước thì mức thu phí mộ phần thấp hơn nhiều lần.

Cụ thể, tại xã Điện Hồng (Thị xã Điện Bàn), mức thu 1 phần mộ đối với người ở tại địa phương là 500 ngàn đồng; Người ngoài địa phương như TP Đà Nẵng là 2 triệu đồng.

Mức thu phí mộ phần ở xã Điện Phước cao hơn nhiều lần so với các xã lân cận. Trong ảnh, mộ nhà chí sĩ Trần Quý Cáp được an táng tại nghĩa trang Gò Bướm, xã Điện Phước, Điện bàn, Quảng Nam.
Mức thu phí mộ phần ở xã Điện Phước cao hơn nhiều lần so với các xã lân cận. Trong ảnh, mộ nhà chí sĩ Trần Quý Cáp được an táng tại nghĩa trang Gò Bướm, xã Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam.

“Nhưng xã không quy định mà từng thôn họp có văn bản thống nhất của nhân dân, mới thực hiện theo quy chế dân chủ. Đối tượng gia đình chính sách giảm 50%, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thương binh loại 1 giảm 100% chi phí này”, lãnh đạo xã Điện Hồng cho biết.

Tương tự, tại xã Điện An (Thị xã Điện Bàn) đang thu 200 nghìn đồng/mộ phần. Khoản thu này dùng để trả cho người quản trang, quét dọn, chứ xã không thu thêm bất cứ khoản thu nào khác, lãnh đạo xã Điện An khẳng định.

Giải quyết bài toán thiếu đất chôn cất

Trả lời báo Lao Động về mức thu phí mộ phần tại địa phương, lãnh đạo UBND xã Điện Phước cho rằng, đây là giải pháp tình thế ngắn hạn, trong bối cảnh diện tích đất chôn cất đang ngày càng thu hẹp.

Trên địa bàn xã hiện có 4 nghĩa trang nhân dân, trong đó nghĩa trang Gò Bướm đã hết đất và 3 nghĩa trang còn lại diện tích đất rất ít. Thực trạng này đã làm phát sinh việc người dân tự ý thỏa thuận mua bán đất chôn cất với giá dao động từ 7-10 triệu đồng/mộ, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của địa phương và việc chôn cất mộ phần không đúng quy định, lãnh đạo xã Điện Phước nói.

Quy chế về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang (Quy chế) trên địa bàn xã Điện Phước được ban hành tháng 2.2022, sau khi được HĐND xã thông qua và Phòng Tư pháp thị xã Điện Bàn hướng dẫn.

Theo Quy chế, thu người dân địa phương 2,5 triệu đồng/mộ phần; Hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách thì được giảm 1 triệu đồng, Mẹ VNAH được miễn 100%.

Đối với người địa phương khác thu 8 triệu đồng/ mộ phần; Hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách ở địa phương khác chôn cất tại xã Điện Phước thì được giảm còn 6 triệu đồng/ mộ phần.

Lãnh đạo xã Điện Phước cho biết, tính đến ngày 30.6.2023, có 152 trường hợp áp dụng quy chế mới.

Bà Trần Thị Doãn (xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) được giảm 1 triệu đồng khi mua đất chôn cất cho người chồng đã mất (là thương binh) trong nghĩa trang địa phương. Ảnh Hoàng Bin.
Bà Trần Thị Doãn (xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) được giảm 1 triệu đồng khi mua đất chôn cất cho người chồng đã mất (là thương binh) trong nghĩa trang địa phương. Ảnh Hoàng Bin.

Trong đó miễn, giảm là 67 trường hợp. Số tiền thu được, địa phương đã nộp vào ngân sách, sau này dùng để thực hiện việc mở rộng, chỉnh trang, đầu tư hạ tầng ở các nghĩa trang.

Lãnh đạo xã Điện Phước lý giải, những địa phương khác thu tiền mộ phần thấp là do còn quỹ đất nghĩa trang nhiều. Còn đất nghĩa trang của địa phương sắp hết. UBND xã đang lập thủ tục để đền bù, thu hồi đất để mở rộng nghĩa trang với giá hơn 200 triệu đồng/1 sào.

Về lâu dài, địa phương kiến nghị với cấp trên đầu tư nghĩa trang chung của thị xã Điện Bàn, sau khi nghĩa trang thị xã đi vào hoạt động, xã sẽ đóng cửa các nghĩa trang trên địa bàn theo quy định.

Theo Quy chế của xã Điện Phước, khoản thu tiền mộ phần từ người dân sẽ dùng để chi hỗ trợ cho Ban Quản lý nghĩa trang 300 nghìn đồng/mộ.

Phần còn lại, chi các hoạt động cắm mốc, lập quy hoạch và tạo cảnh quan môi trường của nghĩa trang; Mở rộng, đầu tư sửa chữa, cải tạo quy mô nhỏ đối với nghĩa trang; Quy trình thủ tục đầu tư, sửa chữa tuân thủ các quy định hiện hành về đất đai và đầu tư xây dựng.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn hộ dân Quảng Nam sống khổ trong vùng quy hoạch

Hoàng Bin |

Đã hơn 10 năm nhưng 2 dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An và Khu dân cư làng chài xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) triển khai rất chậm chạp, khiến hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án “đi không được, ở cũng không xong”.

Làng chài quy hoạch treo nhiều năm, thanh niên ngại cưới vợ

Hoàng Bin |

Làng chài Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam nằm nép mình bên bờ sông Thu Bồn. Chỉ cách nhau cây cầu Cửa Đại, nhưng bên kia Hội An là làng du lịch dừa nước Cẩm Thanh rộn ràng, đô hội, còn bên này Hội Sơn gần 15 năm qua, mắc kẹt trong vùng quy hoạch, cuộc sống khó khăn trăm bề, khiến thanh niên của làng “e ngại” chuyện cưới vợ.

Quảng Nam khởi tố chủ tịch xã giả mạo hồ sơ cấp đất cho người thân

Hoàng Bin |

Chủ tịch xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đã bị khởi tố để điều tra về hành vi giả mạo trong công tác theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ồ ạt tình trạng rao bán đất ven sông sau khi san lấp, xây công trình "lậu"

Nhóm PV |

Không dừng lại ở việc lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên các diện tích đất đầm, ao hồ, ven sông, tại Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) đất ven sông còn được rao bán, ngã giá công khai trong nhiều năm trở lại đây.

Sống ở chung cư, dân Hà Nội bị khóa thang máy, phải tự đổ rác, dọn vệ sinh

Ngọc Thùy |

Đây là thực trang đã diễn ra hơn 10 ngày nay tại chung cư Osaka Complex (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) nơi đang có hơn 680 căn hộ và hàng nghìn người dân sinh sống.

Vấn đề nhà ở, bảo hiểm xã hội được người lao động quan tâm nhiều

Nhóm phóng viên |

Chiều 28.7, tại Hội trường Diên Hồng, Toà nhà Quốc hội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn Người lao động năm 2023 với chủ đề "Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn” (Diễn đàn). Trước khi diễn ra Diễn đàn, phóng viên Báo Lao Động đã trao đổi nhanh với các đại biểu là đoàn viên, người lao động, cán bộ công đoàn trực tiếp tham gia Diễn đàn.

Bắt tạm giam đối tượng cố ý tông liên tiếp vào ôtô Peugeot đậu trước cổng nhà vợ cũ

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã bắt tạm giam đối tượng cố ý điều khiển phương tiện tông liên tiếp vào ôtô đậu bên đường tại địa bàn TP.Buôn Ma Thuột gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Bão số 2 giật cấp 15, đổ bộ vào đất liền Trung Quốc

MINH HÀ |

Trưa 28.7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia đã phát bản tin cuối cùng về cơn bão số 2 (tên quốc tế là bão Doksuri).

Hàng nghìn hộ dân Quảng Nam sống khổ trong vùng quy hoạch

Hoàng Bin |

Đã hơn 10 năm nhưng 2 dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An và Khu dân cư làng chài xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) triển khai rất chậm chạp, khiến hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án “đi không được, ở cũng không xong”.

Làng chài quy hoạch treo nhiều năm, thanh niên ngại cưới vợ

Hoàng Bin |

Làng chài Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam nằm nép mình bên bờ sông Thu Bồn. Chỉ cách nhau cây cầu Cửa Đại, nhưng bên kia Hội An là làng du lịch dừa nước Cẩm Thanh rộn ràng, đô hội, còn bên này Hội Sơn gần 15 năm qua, mắc kẹt trong vùng quy hoạch, cuộc sống khó khăn trăm bề, khiến thanh niên của làng “e ngại” chuyện cưới vợ.

Quảng Nam khởi tố chủ tịch xã giả mạo hồ sơ cấp đất cho người thân

Hoàng Bin |

Chủ tịch xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đã bị khởi tố để điều tra về hành vi giả mạo trong công tác theo quy định của Bộ luật Hình sự.