Hộ kinh doanh "nuốt trọn" vỉa hè phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau hơn nửa năm ra quân tổng kiểm tra và xử lý, đến nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở phường Ô Chợ Dừa nói riêng và các quận trung tâm Hà Nội vẫn tiếp tục tái diễn.

Sống tại phường Ô Chợ Dừa đã ngót nghét 30 năm, bà Nguyễn Thị Lan (52 tuổi, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa) đã quên mất lần cuối cùng được đặt chân lên những viên gạch vỉa hè là bao giờ.

Bà Lan lý giải, vỉa hè trên đường La Thành, nếu không phải hàng hoá được bày bán bừa bộn thì cũng là những hàng xe máy kéo dài cả mét. "Nhìn qua cứ tường vỉa hè có trong sổ đỏ nhà họ", bà Lan bức xúc nói.

Bà Lan cho biết, tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã diễn ra từ lâu nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm. 365 ngày thì chỉ gọn gàng những ngày Hà Nội ra quân, còn đâu lại vào đấy.

"May mắn thì một năm tôi được "trải nghiệm" vỉa hè một lần vào ngày Tết", bà Lan nói.

Vỉa hè trên đường La Thành có cũng như không. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè trên đường La Thành có cũng như không. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hộ kinh doanh trên đường La Thành (phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa) ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hộ kinh doanh trên đường La Thành (phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa) ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo ghi nhận của Lao Động, trên nhiều tuyến phố như Hoàng Cầu, Hào Nam, La Thành..., vỉa hè vẫn đang bị người dân, các hộ kinh doanh “bức tử”, gây khó khăn cho người đi bộ.

Dù đã qua 6 tháng kể từ khi TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị đồng loạt ra quân xóa bỏ các điểm lấn chiếm vỉa hè để làm nơi buôn bán, trông giữ phương tiện, tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Điển hình trên phố Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), từ vỉa hè đến lòng đường, không phải bàn ghế của hàng quán thì cũng là ôtô của khách hàng. Đặc biệt, nhiều phương tiện ngang nhiên dừng đỗ ngay lối ra vào đón trả khách của xe buýt.

Lòng đường trở thành nơi trông giữ xe ôtô. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Lòng đường trở thành nơi trông giữ xe ôtô. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè trở thành nơi trông giữ xe, khiến việc di chuyển của người dân rất khó khăn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè trở thành nơi trông giữ xe, khiến việc di chuyển của người dân rất khó khăn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại 2 con phố ven hồ Đống Đa (phố Đặng Tiến Đông và phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) vỉa hè được hộ kinh doanh "truy cùng, diệt tận", hết xe máy, bàn ghế "bức tử" vỉa hè, lại đến ôtô chiếm trọn lòng đường.

Từ một con phố rộng rãi, phố Đặng Tiến Đông giờ như một con ngách nhỏ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Từ một con phố rộng rãi, phố Đặng Tiến Đông giờ như một con ngách nhỏ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân buộc phải đi xuống đường, khi mọi diện tích vỉa hè đều bị “bức tử“. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân buộc phải đi xuống đường, khi mọi diện tích vỉa hè đều bị “bức tử“. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Còn tại đường Hào Nam (quận Đống Đa), lòng đường tại đây được "trưng dụng" làm bãi đậu xe, đến lối ra vào điểm chờ của xe buýt, các hộ kinh doanh cũng không buông tha. Điều này vừa mất mỹ quan đô thị, vừa gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân.

Ôtô chiếm trọn điểm dừng xe buýt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ôtô chiếm trọn điểm dừng xe buýt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Biển cấm đỗ xe gần như vô hiệu lực trên phố Hào Nam. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Biển cấm đỗ xe gần như vô hiệu lực trên phố Hào Nam. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường đã có nhiều chuyển biến, song chưa bền vững, nhiều điểm đã xử lý nhưng không duy trì được dẫn đến tình trạng tái chiếm.

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo 197 sẽ chú trọng trách nhiệm người đứng đầu thành viên ban chỉ đạo ở các địa phương. Ngoài ra, địa phương phải có phương án sắp xếp các hộ kinh doanh vỉa hè, các điểm trông giữ xe, chợ tự phát để vừa đảm bảo trật tự đô thị, vừa đảm bảo cuộc sống của người dân.

Vỉa hè đường La Thành gần như bị chiếm trọn bởi hàng hoá. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè đường La Thành gần như bị chiếm trọn bởi hàng hoá. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo kế hoạch, đợt tổng kiểm tra lập lại trật tự vỉa hè chia 3 giai đoạn:

Giai đoạn một đến hết ngày 28.2 sẽ tuyên truyền, vận động người dân trả lại nguyên trạng vỉa hè, lòng đường.

Giai đoạn hai đến 31.3, là xử lý hành vi lấn chiếm.

Giai đoạn ba kéo dài đến tháng 11, các lực lượng duy trì kiểm tra, xử lý, không để vi phạm tái diễn.

Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội không vội cho thuê vỉa hè

Cẩm Hà |

Ít nhất phải trong quý IV/2023, Hà Nội mới có đề án về quản lý, khai thác vỉa hè và lãnh đạo thành phố cũng chủ trương làm kỹ lưỡng, chọn thời điểm phù hợp để cho thuê vỉa hè.

Nhiều vỉa hè ở Hà Nội "đang yên đang lành" lại bị đào lên, chuyên gia giao thông lên tiếng

NHÓM PV |

Thực tế, có nhiều vỉa hè tuyến phố ở Hà Nội liên tục trong tình trạng "đang yên đang lành" lại bị đào lên rồi thay mới. TS Nguyễn Xuân Thuỷ - chuyên gia giao thông cho rằng cần có sự đồng bộ về thời gian, về vật liệu lát gạch vỉa hè trên các tuyến phố.

Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Hoài Luân - Quỳnh Trang |

Đã hơn nửa năm, sau đợt tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm, giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyến phố tại Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng chiếm dụng không gian chung làm "của riêng", phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, đỗ xe...

Đoàn Thể thao Việt Nam có thêm 3 huy chương tại ASIAD 19 ngày 7.10

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam giành thêm 1 huy chương bạc (cầu mây) và 2 huy chương đồng (karate, cờ tướng) trong ngày 7.10, ngày thi đấu áp chót tại ASIAD 19.

Hàn Quốc giành huy chương vàng bóng đá nam ASIAD 19

Thanh Vũ |

Chiến thắng ngược dòng trước Olympic Nhật Bản giúp Olympic Hàn Quốc bảo vệ thành công tấm huy chương vàng môn bóng đá nam ở ASIAD 19.

Tin 20h: Hé lộ chiêu trò để học sinh đạt điểm cao khi theo lớp học thêm

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 7.10.2023: Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm; Nhận lương hưu 3 triệu đồng, người cao tuổi xoay xở như thế nào?; Hàng trăm y bác sĩ ở Quảng Ngãi bất ngờ bị cắt hỗ trợ phụ cấp nghề; Xé rào, trộm dây điện tại tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hơn 6.350 tỉ đồng; Dừng thu tiền khách đi vệ sinh trên trạm dừng nghỉ cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Hiện trường vụ container tông hàng loạt ki-ốt tại TP HCM;...

Phải xem lại kỹ năng quản lý và đạo đức của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

Khánh Linh |

Hà Nội - Đó là đánh giá của TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) - liên quan đến vụ việc THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) doạ đuổi học sinh vì phụ huynh có ý kiến về các khoản thu.

Du khách vượt nghìn kilomet đến Mù Cang Chải mùa lúa chín

Vân Hi |

“Mù Cang Chải mùa lúa chín rất đẹp, rất bình yên, không phí công tôi vượt nghìn km để đến được đây”, một du khách từ TP Hồ Chí Minh cho biết.

Hà Nội không vội cho thuê vỉa hè

Cẩm Hà |

Ít nhất phải trong quý IV/2023, Hà Nội mới có đề án về quản lý, khai thác vỉa hè và lãnh đạo thành phố cũng chủ trương làm kỹ lưỡng, chọn thời điểm phù hợp để cho thuê vỉa hè.

Nhiều vỉa hè ở Hà Nội "đang yên đang lành" lại bị đào lên, chuyên gia giao thông lên tiếng

NHÓM PV |

Thực tế, có nhiều vỉa hè tuyến phố ở Hà Nội liên tục trong tình trạng "đang yên đang lành" lại bị đào lên rồi thay mới. TS Nguyễn Xuân Thuỷ - chuyên gia giao thông cho rằng cần có sự đồng bộ về thời gian, về vật liệu lát gạch vỉa hè trên các tuyến phố.

Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Hoài Luân - Quỳnh Trang |

Đã hơn nửa năm, sau đợt tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm, giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyến phố tại Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng chiếm dụng không gian chung làm "của riêng", phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, đỗ xe...