Hà Nội: Lắp rào chắn, vỉa hè vẫn bị chiếm dụng bán hàng, đỗ ôtô

VĨNH HOÀNG - HỮU CHÁNH |

Nhiều quận ở Hà Nội đã cho dựng hàng loạt rào chắn vỉa hè trên các tuyến phố để giành lại không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên đến nay, biện pháp này gần như chưa phát huy tác dụng.

Tháng 8.2022, UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch về tăng cường sự lãnh đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng.

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Công an TP, UBND các quận, huyện thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm xử lý trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, gây mất mỹ quan đô thị.

Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị, cơ quan liên quan phải kiên quyết xử lý phương tiện lấn chiếm lòng, đường, vỉa hè, dừng, đỗ xe sai quy định, các điểm trông giữ phương tiện tự phát.

 
Thông báo không tụ tập, buôn bán, lấn chiếm vỉa hè trên đường Giải Phóng.

Từ nhiều năm nay, dọc vỉa hè đường Giải Phóng là khu vực thường xuyên bị lấn chiếm để buôn bán nhiều mặt hàng bình dân. Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương đã cho dựng các hàng rào chắn trên vỉa hè với các tấm biển yêu cầu "không tụ tập buôn bán, lấn chiếm vỉa hè".

Ghi nhận của Báo Lao Động trong ngày 6.10, nhiều tiểu thương vẫn bày bán đủ loại hàng từ quần áo, giày dép, mũ nón... tại đây.

Khi bị chặn hàng rào, một số tiểu thương đã trèo hẳn vào trong hoặc di chuyển đến khu vực không có rào chắn để tiếp tục bán hàng.

Tiểu thương trên đường Giải Phóng cấm chỗ này thì ngồi chỗ khác.
Tiểu thương trên đường Giải Phóng cấm chỗ này thì ngồi chỗ khác.

Ông Đỗ Hoàng Bách (57 tuổi, phường Phương Liệt, Thanh Xuân) rất ngại khi mỗi ngày đều phải len lỏi qua những sạp hàng bày bán trên đường Giải Phóng để đến điểm đón xe buýt.

"Những tiểu thương bày hết hàng ra vỉa hè nên tôi rất khó khăn khi di chuyển qua đây, thậm chí phải đi xuống lòng đường. Với mật độ lưu thông luôn đông đúc trên đường Giải Phóng, việc đi dưới lòng đường sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ", ông Bách nói.

Ở quận Hà Đông ôtô đậu tràn lan trên vỉa hè dù đã dựng rào chắn, biển cấm đỗ xe.
Ở quận Hà Đông, ôtô đậu tràn lan trên vỉa hè dù đã dựng rào chắn, biển cấm đỗ xe.

Là người luôn ủng hộ, tuân thủ những chính sách, thí điểm chống xâm lấn vỉa hè dành cho người đi bộ của Thủ đô, nhưng ông Bách lại cảm thấy việc lập những hàng rào này đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả.

Theo lý giải của ông Bách, việc lắp rào chắn hiện chưa được thực hiện một cách đồng bộ khi mới chỉ lắp đặt một đoạn nhỏ và vẫn để nguyên với phần còn lại của vỉa hè, dẫn đến lắp ở đoạn này thì tiểu thương lại ngồi đoạn kia.

Đồng thời cũng chưa có nhiều biện pháp răn đe với những tiểu thương khi vi phạm việc lấn chiếm vỉa hè. "Khi vắng bóng lực lượng chức năng thì đâu lại vào đấy", ông Bách nói.

Ở quận Hà Đông oto đậu tràn lan trên vỉa hè dù đã dựng rào chắn, biển cấm đỗ xe.
Ôtô đậu xe chiếm gần hết không gian của người đi bộ.

Tương tự, quận Hà Đông, Cầu Giấy... cũng đang thực hiện chiến dịch dựng rào ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Theo ghi nhận, dù đã được Công an phường Văn Quán (Hà Đông) đặt biển báo "Hành lang an toàn đường sắt trên cao, cấm đỗ xe trên vỉa hè", nhưng nhiều xe ôtô vẫn không chấp hành quy định, chiếm hết không gian của người đi bộ.

Ông Nguyễn Văn Thông (63 tuổi, phường Văn Quán) cho biết, phố Trần Phú được đầu tư xây dựng vỉa hè khá rộng rãi nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Mặc dù đã có hàng rào barie và đặt biển cấm, nhưng các phương tiện cố tình dừng, đỗ sai quy định trong một thời gian dài khiến nhiều người bức xúc.

"Nếu không được xử lý dứt điểm tình trạng này sẽ khiến không gian đi bộ của người dân ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm cho không gian đô thị trở nên nhếch nhác, thiếu mỹ quan", ông Thông nói.

VĨNH HOÀNG - HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Người bệnh phải đi xuống lòng đường, nhường vỉa hè cho quán ăn, bãi gửi xe

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Hà Nội - Phố Phủ Doãn, phường Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội), là nơi toạ lạc của bệnh viện Việt Đức nên thường xuyên xảy ra tình trạng đông đúc, ùn tắc đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Để đáp ứng nhu cầu gửi xe, ăn uống… của hàng trăm bệnh nhân và người nhà đổ về đây mỗi ngày, từ lâu hầu hết vỉa hè quanh con phố này đã bị trưng dụng thành bãi gửi xe, hàng quán.

Hà Nội: Khi vỉa hè đánh đố người khiếm thị

Nguyễn Thúy |

Vào năm 2017, nhiều vỉa hè ở Hà Nội được thay "áo" mới bằng việc lát đá tự nhiên, đáng chú ý là sự xuất hiện của đường lăn, các vị trí làn dành cho người khiếm thị di chuyển. Tuy nhiên, đến nay, người khiếm thị không thể hoặc hiếm khi di chuyển tại phần đường này.

Nhếch nhác vỉa hè miệng hầm chui Lê Văn Lương sau khi mở rộng mặt đường

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đoạn mặt đường Tố Hữu tiếp giáp miệng hầm chui Lê Văn Lương vừa qua đã được xén hè, mở rộng thêm 7m. Phần vỉa hè trở nên chật chội, một số hộ dân đã phải tự bỏ tiền ra để tu sửa, chỉnh trang hè phố.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người bệnh phải đi xuống lòng đường, nhường vỉa hè cho quán ăn, bãi gửi xe

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Hà Nội - Phố Phủ Doãn, phường Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội), là nơi toạ lạc của bệnh viện Việt Đức nên thường xuyên xảy ra tình trạng đông đúc, ùn tắc đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Để đáp ứng nhu cầu gửi xe, ăn uống… của hàng trăm bệnh nhân và người nhà đổ về đây mỗi ngày, từ lâu hầu hết vỉa hè quanh con phố này đã bị trưng dụng thành bãi gửi xe, hàng quán.

Hà Nội: Khi vỉa hè đánh đố người khiếm thị

Nguyễn Thúy |

Vào năm 2017, nhiều vỉa hè ở Hà Nội được thay "áo" mới bằng việc lát đá tự nhiên, đáng chú ý là sự xuất hiện của đường lăn, các vị trí làn dành cho người khiếm thị di chuyển. Tuy nhiên, đến nay, người khiếm thị không thể hoặc hiếm khi di chuyển tại phần đường này.

Nhếch nhác vỉa hè miệng hầm chui Lê Văn Lương sau khi mở rộng mặt đường

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đoạn mặt đường Tố Hữu tiếp giáp miệng hầm chui Lê Văn Lương vừa qua đã được xén hè, mở rộng thêm 7m. Phần vỉa hè trở nên chật chội, một số hộ dân đã phải tự bỏ tiền ra để tu sửa, chỉnh trang hè phố.