Hà Nội và TPHCM: Vỉa hè lại bị lấn chiếm, người đi bộ phải xuống lòng đường

Phạm Đông - Kim Anh |

Việc lấn chiếm vỉa hè đã tồn tại nhiều năm nay tại Hà Nội khiến cho người đi bộ không còn chỗ phải đi xuống lòng đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Thành phố cũng đã triển khai nhiều đợt ra quân chấn chỉnh lại trật tự lòng đường, lề đường vỉa hè, tuy nhiên sau đó đâu lại vào đấy. Theo các chuyên gia, để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, thành phố cần có những giải pháp phù hợp, thấu đáo...

Người đi bộ lại bị đẩy xuống lòng đường

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội đã diễn ra từ lâu. Thành phố đã nhiều lần ra quân xử lý tình trạng này để trả lại hè phố cho người đi bộ. Tuy nhiên sau một thời gian kiên quyết, đến nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường vẫn chưa được khắc phục, thậm chí tái diễn phức tạp hơn.

Theo khảo sát thực tế của Lao Động ngày 24.1, chỉ trên một số tuyến đường như Hoàng Hoa Thám (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội), tình trạng buôn bán, tụ tập đông người diễn ra sôi động. Khách trong các quán ăn, quán cà phê, quán bia và những quán trà đá ngồi tràn ra vỉa hè. Các vỉa hè ở đây chỉ rộng khoảng hơn 1m nhưng xe máy cũng dựng kín lối đi của người đi bộ. Tình trạng này cũng diễn ra tại phố Hòe Nhai.

Tiếp đó, tại một số tuyến phố, tuyến đường như: Phùng Hưng, Đường Thành, Hàng Mã, Đê La Thành, Quán Sứ… tình trạng lấn chiếm vỉa hè tái diễn ngày càng phổ biến. Những hàng quán mọc lên, các bãi đỗ xe gần như chiếm hết vỉa hè. Điều này gây khó khăn cho người đi bộ bởi họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi xuống lòng đường.

Cụ thể, trên 2 tuyến phố Phùng Hưng, Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội), vỉa hè là nơi kinh doanh, buôn bán. Dọc tuyến vỉa hè chật hẹp thi thoảng có những hộ dân cho cả ghế để khách ngồi uống cà phê, trà đá… thậm chí xe máy xếp hàng dài trên vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường. Tình trạng này đã xuất hiện từ lâu, kéo dài, khiến cho giao thông trở nên lộn xộn, mất an toàn cho người đi bộ.

Tại khu vực phía sau của Bệnh viện Việt Đức (phố Quán Sứ), hàng dài những chiếc ôtô đỗ xe lấn chiếm cả phần lòng đường, khiến người đi bộ phải đi ra cả phần đường của các phương tiện giao thông. Mặc dù một số nơi đã có những tấm biển “cấm buôn bán, để xe máy, ôtô” dường như chỉ để cho có, nhiều nơi vẫn phớt lờ những quy định trên.

Bên cạnh đó, trên tuyến đường Đê La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội), vỉa hè còn là nơi trưng bày của các tủ kệ, đồ gỗ, thậm chí có những nơi còn là “xưởng” sản xuất của các hộ buôn bán nơi đây. Không chỉ vậy, tình trạng người đi bộ đi xuống lòng đường gây mất an toàn, những giờ cao điểm lưu lượng phương tiện đi lại cao, gây nên ùn tắc giao thông.

Giải pháp nào để xử lý hiệu quả?

Ông Hoàng Anh Tuấn - cán bộ Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) - cho biết, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn TP. Hà Nội đang diễn ra tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó chủ yếu người dân sử dụng vỉa hè làm chỗ để phương tiện, kinh doanh hàng quán, làm chỗ để vật liệu xây dựng, hình thành chợ cóc, bán hàng rong lề đường.

Bên cạnh đó, việc xuống cấp, mất cắp, quản lý chưa tốt hạ tầng vỉa hè, lòng đường vẫn đang tồn tại.

Theo ông Tuấn, với tình trạng vi phạm tràn lan, lực lượng chức năng lại mỏng dẫn đến tình trạng xử lý không xuể. Sau khi kiểm tra, xử lý mọi việc lại đâu vào đó. Hiện trạng này đặt ra một nhu cầu bức thiết là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vỉa hè và đảm bảo an toàn cho người đi bộ tại các đô thị lớn.

Cụ thể, ông Tuấn cho rằng, chính quyền địa phương nên lắp đặt camera giám sát nhằm mang tính răn đe tới người vi phạm lấn chiếm, phá hoại lòng đường vỉa hè. Xây dựng ứng dụng phần mềm tự động phát hiện các hành vi vi phạm nhằm hỗ trợ cho lực lượng chức năng tăng hiệu quả giám sát lên nhiều lần. Phần mềm cũng sẽ lưu trữ bằng chứng để phục vụ việc xử phạt nguội để tăng cường ý thức người dân vi phạm. Cần khai thác nhiều hơn nữa sức mạnh của người dân trong việc tham gia bảo đảm trật tự an toàn, an ninh vỉa hè, lòng đường.

Cùng nói về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Vinh - nguyên Tổng Thư ký, Hiệp hội các đô thị Việt Nam - cho rằng, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã tồn tại nhiều năm nay bắt nguồn từ những bất cập trong khâu quy hoạch. Nhiều tuyến phố khi xây dựng không tính đến chỗ để xe cho các cửa hàng kinh doanh. Các tuyến đường trong khu phố cổ, vỉa hè rộng chưa đến 1m nên thiếu chỗ để xe cho chính cả người dân. Trong khi đó, việc quy hoạch các bãi xe tĩnh tập trung hầu như rất ít. Hiện tại những tuyến đường mới mở do thiếu đồng bộ trong việc nghiên cứu quy hoạch chưa đủ rộng theo quy định. Thêm vào đó, những tủ điện, bốt điện, hộp kỹ thuật các công trình ngầm chiếm phần lớn diện tích vỉa hè.

Với những bất cập đó, bà Vinh cho rằng, cần giải quyết hài hòa giữa bài toán kinh tế vỉa hè và giữ gìn lối đi cho người đi bộ liên quan tới chia sẻ không gian hè phố. Do không thể xóa bỏ hoàn toàn các hoạt động kinh tế trên vỉa hè nên cần sắp xếp lại sao cho trật tự, theo các tuyến đường cho phép kinh doanh và quy định thời gian kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo hài hòa giữa một bên là vấn đề mưu sinh của người dân và một bên là trật tự mỹ quan đô thị.

Trong vấn đề chia sẻ không gian hè phố, theo bà Vinh, sau khi ưu tiên hàng đầu cho mục đích giao thông, dành 1,5m cho người đi bộ thì phần vỉa hè còn lại có thể làm nơi để xe, trưng bày hàng hóa, hàng rong… Tuy nhiên, các hoạt động ngoài mục đích giao thông phải được tổ chức gọn gàng, ngăn nắp và đúng luật để không cản trở người đi bộ.

“Cần quy định biện pháp chế tài đối với hành vi ngoài phạm vi được phép. Hàng quán, hàng rong vi phạm nhiều lần có thể bị rút giấy phép và thu hồi giấy phép buôn bán trên vỉa hè. Để hướng đến đô thị văn minh, cơ quan chức năng cần tính đến việc công nghệ hóa việc giám sát và xử lý, phạt nguội vi phạm. Với giải pháp này, công tác quản lý vỉa hè sẽ minh bạch, không mập mờ và làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan chức năng” - bà Vinh đề xuất.

Kinh tế vỉa hè phát triển, ngày càng lấn át diện tích vỉa hè cho người đi bộ

Phát biểu tại hội thảo khoa học Giao thông cho người đi bộ - sự tham gia của cộng đồng với ứng dụng công nghệ do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức ngày 24.11 tại Hà Nội, PGS-TS-KTS Đỗ Tú Lan (Hội quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam) cho biết, theo nguyên tắc thiết kế, vỉa hè là tuyến đường đi bộ. Tuy nhiên, do kinh tế vỉa hè phát triển, ngày càng lấn át diện tích vỉa hè cho người đi bộ.

Bà Lan cho rằng, đây không chỉ là vấn nạn riêng của TPHCM mà còn là nỗi bức xúc của các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ...

Theo bà Lan, thành phố cần thiết có một hệ thống chế tài đủ mạnh và phù hợp với điều kiện thực tế. Thành phố, quận và phường cần xác định rõ các phạm vi vỉa hè có thể cho phép các hoạt động ngoài đi bộ. Cần làm rõ trách nhiệm của người quản lý khu vực, tăng cường camera kiểm soát các tuyến vỉa hè. “Cần tạo cơ chế cho dân, hỗ trợ chỗ để xe máy đối với các đường phố nhiều cửa hàng mua bán dịch vụ. Các cửa hàng kinh doanh phải đăng ký chỗ để xe cho khách. Ngoài ra, với các quy định đã ban hành, thực hiện cần có kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên” - bà Lan đề xuất. P.Đông

Tái lấn chiếm vỉa hè tràn lan ở TPHCM

Sau một thời gian các quận, huyện ở TPHCM đồng loạt ra quân xử lý vấn nạn lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, làm bãi giữ xe... trật tự vỉa hè được cải thiện thì nay tình trạng vỉa hè lại bị tái lấn chiếm tràn lan.

Chiều 24.11, PV Báo Lao Động đã dạo quanh các tuyến đường ở trung tâm quận 1, quận 3, quận 4... ghi nhận về tình hình lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra tràn lan, nhưng không thấy lực lượng chức năng có liên quan đến xử lý.

Điển hình là các tuyến đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Bình...(quận 1); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đinh Chiểu... (quận 3); Tôn Đản, Vĩnh Khánh, Vĩnh Hội, Hoàng Diệu... (quận 4), hầu hết vỉa hè đều bị chiếm dụng làm nơi để xe, buôn bán trông hết sức lộn xộn và bát nháo.

“Cả tuyến đường Tôn Đản này đã bị nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm hết vỉa hè để buôn bán cả ngày lẫn đêm. Khi có lực lượng chức năng đến thì họ đua nhau thu dọn vào, khi lực lượng chức năng đi thì họ bày ra bán gây bức xúc trong nhân dân” - chị Lê Thị Thảo, ngụ đường Tôn Đản, quận 4 bức xúc nói. Huân Cao

Phạm Đông - Kim Anh
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Tái diễn lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường

NGUYỄN HUY |

Sau thời gian tạm lắng vì cơ quan chức năng thường xuyên nhắc nhở, xử lý, đến nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên một số tuyến đường ở TPHCM lại tái diễn

Lấn chiếm vỉa hè: Cần Thơ tiếp tục ra quân chấn chỉnh

Thành Nhân |

Dù đoàn liên ngành có ra quân thường xuyên, nhưng địa phương không chủ động và quyết liệt thì không thể nào giải quyết được vấn đề lấn chiếm vỉa hè.

Hà Nội: Xử phạt cửa hàng không thiết yếu mở trước 9h, lấn chiếm vỉa hè

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu xử phạt các cửa hàng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu mở cửa trước 9h sáng, lấn chiếm lòng đường vỉa hè.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

TPHCM: Tái diễn lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường

NGUYỄN HUY |

Sau thời gian tạm lắng vì cơ quan chức năng thường xuyên nhắc nhở, xử lý, đến nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên một số tuyến đường ở TPHCM lại tái diễn

Lấn chiếm vỉa hè: Cần Thơ tiếp tục ra quân chấn chỉnh

Thành Nhân |

Dù đoàn liên ngành có ra quân thường xuyên, nhưng địa phương không chủ động và quyết liệt thì không thể nào giải quyết được vấn đề lấn chiếm vỉa hè.

Hà Nội: Xử phạt cửa hàng không thiết yếu mở trước 9h, lấn chiếm vỉa hè

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu xử phạt các cửa hàng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu mở cửa trước 9h sáng, lấn chiếm lòng đường vỉa hè.