Gò Đống Thây bị nhiều công trình không phép bủa vây "bóp nghẹt"

Tùng Giang |

Di tích gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) dù được TP Hà Nội công nhận di tích quốc gia từ năm 1990, nhưng trong suốt thời gian dài bị những công trình sai phép, nhà tạm và lều lán bủa vây, lấn chiếm.

Những dãy nhà tạm “bóp nghẹt” không gian di tích

Tổng diện tích của khu di tích này hơn 26.000m2, nhưng do bị lấn chiếm và bị che khuất bởi các hàng quán, nhà tạm nên gò Đống Thây bị thu hẹp đáng kể.

Bà Bùi Thị Hòa (trú tại phường Thanh Xuân Trung) cho biết, bao quanh khu di tích hiện có nhiều lều lán được dựng tạm bợ. Gò bị các hộ lấn chiếm bởi nhà xưởng, quán nước, quán ăn được dựng lên bằng đủ loại chất liệu từ các tấm tôn, xốp và cọc sắt.

Lối vào gò Đống Thây nhỏ hẹp, xung quanh có nhiều nhà tạm.
Lối vào gò Đống Thây nhỏ hẹp, xung quanh có nhiều nhà tạm.

“Những công trình này hầu hết xây dựng trái phép, đa phần là từ người nơi khác đến. Trong đó, có những hộ sống tại khu vực gò đã qua mấy thế hệ. Dù các hộ này đều biết là đất di tích và nằm trong quy hoạch nhưng do không còn nơi khác để ở nên họ cố gắng bám trụ lại” - bà Hòa nói.

Theo quan sát, lối vào khu di tích nhỏ hẹp, chỉ là một con ngách nằm sâu trong ngõ đường Khuất Duy Tiến. Do không có biển báo chỉ dẫn, nên việc tìm vào khu vực này là rất khó khăn.

Từ tháng 1.2024 đến nay, nhiều hộ dân sống tại đây treo băng rôn khắp mọi ngóc ngách, lối vào gò nhằm phản đối trước thông tin về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích do UBND quận Thanh Xuân thực hiện.

Các hộ dân căng băng rôn phản đối việc cưỡng chế, thu hồi đất dự án.
Các hộ dân căng băng rôn phản đối việc cưỡng chế, thu hồi đất dự án.
Di tích lịch sử chỉ còn một miếu thờ trên đỉnh gò.
Di tích lịch sử chỉ còn một miếu thờ trên đỉnh gò.

Khi thấy phóng viên đến ghi nhận hiện trạng, một số người dân tại đây đã đi theo quay lại hình ảnh và cho biết, họ không đồng thuận với phương án đền bù và cách giải quyết của chính quyền địa phương đối với các hộ nằm trong diện cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ dự án.

Trao đổi với Lao Động, bà Trần Kim Tuyến (trú Tổ 4, phường Thanh Xuân Trung) cho hay, gia đình bà cũng như các hộ dân sinh sống hàng chục năm quanh khu vực gò Đống Thây luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Từ những năm 1970 - 1980, rất nhiều hộ dân đã sinh sống ở khu vực này. Đến năm 1990, di tích gò Đống Thây được công nhận là di tích lịch sử. Trong suốt thời gian đó, cuộc sống của người dân vẫn ổn định, không xảy ra tranh chấp đất đai. Quá trình sử dụng đất, xây dựng các công trình trên đất, các gia đình không bị cơ quan có thẩm quyền nào xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng.

Khi phóng viên đặt câu hỏi những công trình bao quanh khu vực gò có được chính quyền địa phương chấp thuận và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy tờ pháp lý liên quan không, bà Tuyến thừa nhận nhiều công trình không có sổ đỏ.

Di tích đang không phát huy được giá trị

Liên quan đến việc bảo tồn di tích lịch sử gò Đống Thây, GS. TS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam - cho rằng, đây là chứng tích lịch sử quan trọng và cho thấy sự oai hùng của dân tộc ta trong việc giữ nước và cứu nước. Việc quyết định công nhận và xếp hạng cho khu di tích thuộc phạm trù pháp luật, mà pháp luật của Nhà nước thì mọi người dân đều phải tuân thủ.

“Chúng ta cảm thông về sự khó khăn của người dân quanh khu vực gò, nhưng chính quyền địa phương đã đưa ra phương án để điều hòa những mâu thuẫn này và bảo vệ, quản lý di tích thì người dân vẫn buộc phải tuân theo” - GS. TS Trần Lâm Biền nói.

Trong khi đó, mới đây, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về tổ chức cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây.

Mục đích của kế hoạch nhằm tổ chức hiện cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng và bàn giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận để thực hiện dự án theo quy định.

Đối tượng cưỡng chế: 58 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây. Trong đó: 49 trường hợp tháo dỡ toàn bộ công trình; 9 trường hợp cắt xén. Thời gian dự kiến thực hiện trong giai đoạn từ ngày 25 - 27.3.

Nhiều công trình không phép dựng ngay bên trong gò.
Nhiều công trình không phép dựng ngay bên trong gò.

Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân - Đặng Hoàng Linh (chủ đầu tư dự án) cho biết, đơn vị đã rà soát tất cả các trường hợp trong diện di dời và có đầy đủ cơ sở pháp lý của từng hộ.

Trong đó, căn cứ hệ thống bản đồ qua các thời kỳ đã được thu thập đầy đủ từ bản đồ năm 1993 do Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội bàn giao, bản đồ địa chính 1996, bản đồ hiện trạng năm 1998 (do Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân lập), Bản đồ hiện trạng năm 2013 của quận Thanh Xuân.

Trước đó, lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân cũng đã nhiều lần tổ chức công khai, đối thoại với công dân về GPMB dự án tu bổ Gò Đống Thây.

Ông Lê Hồng Thắng - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân - khẳng định trình tự, thủ tục triển khai dự án đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư công và quản lý di sản. Với hiện trạng hiện nay, di tích Gò Đống Thây không phát huy được hết các giá trị to lớn và quý giá vốn có. Do đó, việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích này là rất cần thiết.

Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Hiện trạng di tích Gò Đống Thây trước khi tu bổ, cưỡng chế hàng chục hộ dân

Tùng Giang |

Gò Đống Thây nằm sâu trong một con ngõ nhỏ hẹp trên đường Khuất Duy Tiến (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Chính quyền địa phương mới đây đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với 58 hộ dân để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử này.

Cưỡng chế 272 miếng kim loại màu vàng trong vụ án Công ty Alibaba để thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 24.2, Cục Thi hành án dân sự TPHCM đã lên kế hoạch cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thiết bị, máy móc và phương tiện... trong vụ án xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba của Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm.

Cưỡng chế tài khoản FLC Sầm Sơn

Xuân Hùng |

Ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ký quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản đối với Công ty TNHH FLC Sầm Sơn Golf & Resort.

Cơ hội bắt quả tang cát tặc trên sông Đáy nối Nam Định - Ninh Bình bị bỏ lỡ

TRUNG DU |

Nam Định - Như Lao Động đã thông tin, sau nhiều ngày mai phục, vào tối 4.3, phóng viên Lao Động đã trực tiếp ghi nhận được tình trạng các đối tượng ngang nhiên, liều lĩnh khai thác cát trái phép trên sông Đáy đoạn nối giữa huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).

Quy mô thị trường Shoppertainment Việt Nam lên đến 88 tỉ USD năm 2025

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo dự báo của Accenture, quy mô thị trường Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) sẽ lên đến 1.100 tỉ USD năm 2025, trong đó Việt Nam chiếm 8%, tức 88 tỉ USD.

Miền Tây nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện quá tải vì tỉ lệ đột quỵ gia tăng

YẾN PHƯƠNG |

Từ sau Tết đến nay, thời tiết tại miền Tây Nam Bộ luôn trong trạng thái nắng nóng. Riêng nhiệt độ tại TP Cần Thơ nằm ở mức cao trong khu vực. Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm gây ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ, nhất là gia tăng tỉ lệ đột quỵ ở người bệnh.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Nhiều vi phạm, khuyết điểm xảy ra ở trường THPT Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Ngày 7.3, một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk thông tin, đơn vị vừa cử đoàn công tác làm việc với Trường THPT Buôn Ma Thuột về công tác chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập trường và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên. Tại đây, đoàn công tác cũng làm rõ một số vấn đề đang còn tồn đọng, gây bức xúc cho nhiều giáo viên ở trường.

Hiện trạng di tích Gò Đống Thây trước khi tu bổ, cưỡng chế hàng chục hộ dân

Tùng Giang |

Gò Đống Thây nằm sâu trong một con ngõ nhỏ hẹp trên đường Khuất Duy Tiến (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Chính quyền địa phương mới đây đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với 58 hộ dân để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử này.

Cưỡng chế 272 miếng kim loại màu vàng trong vụ án Công ty Alibaba để thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 24.2, Cục Thi hành án dân sự TPHCM đã lên kế hoạch cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thiết bị, máy móc và phương tiện... trong vụ án xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba của Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm.

Cưỡng chế tài khoản FLC Sầm Sơn

Xuân Hùng |

Ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ký quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản đối với Công ty TNHH FLC Sầm Sơn Golf & Resort.