Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu

Vương Trần |

Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu.

Quy mô nền kinh tế tăng 3,1 lần, đứng thứ 4 Đông Nam Á

Thông tin này được ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu trong phần truyền đạt Nghị quyết 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, sáng nay (6.12).

Ông Trần Tuấn Anh cho biết, tại Nghị quyết 29, Ban Chấp hành Trung ương đã đánh giá toàn diện các kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm vừa qua trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Nhật Bắc
Ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Nhật Bắc

Theo đó, Nghị quyết 29 đã khái quát thành một số kết quả quan trọng như, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt bình quân 6,17%/năm trong 10 năm qua. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Minh chứng rõ nhất cho kết quả này là quy mô của nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đã tăng 3,1 lần so với năm 2010, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á.

Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 25%, đạt khoảng 3.517,4 USD, vượt mục tiêu của Chiến lược, đồng thời vượt mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (đặt ra ở mức khoảng 3.200 - 3.500 USD).

Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực với tỉ trọng đóng góp vào GDP của công nghiệp và dịch vụ đạt 72,7% vào năm 2020; tỉ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng lao động toàn xã hội giảm từ 48,4% năm 2011 xuống còn 33,1% năm 2020, đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

Cơ cấu kinh tế vùng chuyển đổi theo hướng tích cực, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng và theo hướng tăng cường liên kết, kết nối vùng, các tiểu vùng, bước đầu gắn kết với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngành dịch vụ phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng; hình thành được một số ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, du lịch, hàng không...

Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

Kinh tế số được chú trọng phát triển, trở thành một động lực tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, xã hội số.

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỉ USD, tăng trưởng 31% so với năm trước, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước.

Tốc độ tăng trưởng Chỉ số phát triển con người HDI cao nhất thế giới

Nghị quyết 29 cũng nêu rõ, đô thị hóa tăng nhanh, không gian đô thị được mở rộng, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển văn hoá, xã hội, con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan tâm; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện.

Cụ thể: Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng Chỉ số phát triển con người HDI cao nhất trên thế giới. Giai đoạn 2011-2020, chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,663 vào năm 2011 lên 0,706 vào năm 2020, bắt đầu thuộc nhóm các quốc gia có HDI ở mức cao (là nhóm quốc gia có chỉ số HDI từ 0,7 đến dưới 0,8).

Các đại biểu nghe truyền đạt Nghị quyết 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ảnh: Nhật Bắc
Các đại biểu nghe truyền đạt Nghị quyết 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ảnh: Nhật Bắc

Bên cạnh kết quả đạt được, Nghị quyết cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thời gian qua.

Đó là, mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 không hoàn thành với nhiều tiêu chí không đạt được như: GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp chế tạo và tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỉ lệ đô thị hóa...

Tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm; có nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Nội lực của nền kinh tế còn yếu, năng suất lao động thấp và chậm được cải thiện, năng lực độc lập, tự chủ thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá...

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT của Việt Nam

QUỲNH CHI |

Samsung Việt Nam và Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm hợp tác thực hiện Chương trình Tài năng Samsung hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT của Việt Nam trong tương lai.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: GDP vượt mục tiêu đề ra, có thể lên tới 6,7%

Đức Mạnh |

Chuyên gia kinh tế kỳ vọng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng 6,7% so với cùng kỳ, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,5%. Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 50 điểm cơ bản trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trên 200 điểm cơ bản trong năm 2022.

Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài

Đ. TRANG |

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế 11 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới vào thị trường bán lẻ, bán buôn đạt 9 tỉ USD, chiếm 2,2% tổng vốn cả nước. Thị trường bán lẻ Việt sôi động khi vốn ngoại liên tiếp đổ về. Kết lại một năm M&A sôi động của thị trường bán lẻ Việt bằng thương vụ The CrownX của Masan Group huy động thành công 350 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư ngoại.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT của Việt Nam

QUỲNH CHI |

Samsung Việt Nam và Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm hợp tác thực hiện Chương trình Tài năng Samsung hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT của Việt Nam trong tương lai.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2023: GDP vượt mục tiêu đề ra, có thể lên tới 6,7%

Đức Mạnh |

Chuyên gia kinh tế kỳ vọng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng 6,7% so với cùng kỳ, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,5%. Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 50 điểm cơ bản trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trên 200 điểm cơ bản trong năm 2022.

Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài

Đ. TRANG |

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế 11 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới vào thị trường bán lẻ, bán buôn đạt 9 tỉ USD, chiếm 2,2% tổng vốn cả nước. Thị trường bán lẻ Việt sôi động khi vốn ngoại liên tiếp đổ về. Kết lại một năm M&A sôi động của thị trường bán lẻ Việt bằng thương vụ The CrownX của Masan Group huy động thành công 350 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư ngoại.